Kinh nghiệm: 6 Bệnh Trẻ Dễ Mắc Phải Trong Mùa Hè. Mẹ Cần Chú Ý.

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Bảo Khí Nhi, 14/5/2016.

  1. Bảo Khí Nhi

    Bảo Khí Nhi Giảm ho đờm, khó thở. chặn đứng viêm đường hô hấp!

    Tham gia:
    11/5/2016
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, siêu vi… bùng phát. Nhiều trẻ em dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém và do ý thức phòng bệnh chưa cao. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ hay mắc phải trong mùa hè, các mẹ chú ý phòng tránh cho các con nhé!

    1. Say nắng

    Thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh.

    Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.

    Cách phòng chống

    Các bậc phụ huynh không cho trẻ chơi ngoài trời nắng nóng, chống nắng cho trẻ bằng cách cho trẻ đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài, mặc quần áo dài tay để vùng da không bị lộ ra ngoài, sử dụng kím râm để bảo vệ mắt.

    2. Rôm sảy

    Ở trẻ nhỏ, do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc điều tiết mồ hôi kém, da của trẻ dễ bị tác động bởi môi trường. Thời tiết nắng nóng, mồ hôi của trẻ sẽ tiết ra nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông, các chất bẩn ứ đọng lại ở da gây viêm nang tuyến chân lông, ngứa ngáy và khó chịu ở trẻ.

    Cách phòng chống

    Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, vải mềm, thấm mồ hôi

    Thường xuyên tắm gội cho trẻ sạch sẽ để giữa cho da được khô, sạch, lỗ chân lông được thông thoáng. Tắm bằng nước mát.

    Chỗ ngủ phải đảm bảo thoáng khí, mát mẻ.

    3. Sốt

    Sốt virus và sốt phát ban là những biểu hiện rất phổ biến ở trẻ.

    Khi trẻ bị sốt virus thường có biểu hiện như nhiệt độ cơ thể tăng cao 39 – 40 độ C, trẻ biếng ăn, khóc, nằm li bì, có khi còn bị co giật.

    Trong trường hợp trẻ bị sốt phát ban thì sẽ có các dấu hiệu như sốt, ho, sổ mũi, nổi nhiều ban đỏ trên cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng đau đầu, nôn ói,…Khi trẻ có các biểu hiện này nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

    Cách phòng chống:

    Các bậc cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lí tránh nhiễm vi khuẩn.

    Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh bởi đây là bệnh rất dễ lây lan.

    Khi trẻ bị sốt cao cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế điều trị.

    4. Tiêu chảy

    Khi nhiệt độ tăng cao, đồ ăn dễ bị ôi thiu, chóng hỏng, các loại vi khuẩn sinh sôi nhiều như ruồi, muỗi,…nên dễ làm lây lan các dịch bệnh đường tiêu hóa, gây bệnh tiêu chảy, dẫn đến mất nước khiến cơ thể trẻ suy nhược.

    Cách phòng chống

    Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, muỗi bâu vào đồ ăn. Đồ ăn cần đươc che đậy, bảo quản.

    Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

    Phòng của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát

    5. Viêm não Nhật Bản

    Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).

    Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao (39-40oC). Người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày. Tiếp đến là các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước.
    Cách phòng chống

    Đảm bảo nơi ở của trẻ thoáng mát, sạch sẽ

    Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng và tiêm phòng vắc xin phòng viêm não cho trẻ

    Tránh để trẻ bị muỗi đốt, hạn chế cho trẻ nô đùa những nơi có nhiều bụi rậm, là những nơi cư trú của muỗi.

    6. Chân, tay, miệng


    Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ… nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời

    Cách phòng chống:

    Tốt nhất cha mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức để kháng, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ mắc bệnh.

    Nên đưa bé đi khám và điều trị nội trú khi dấu hiệu bệnh chân tay miệng nặng.

    Ngoài ra các mẹ nên thể tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu caroten, vitamin C, vitamin E, kẽm, sắt, acid folic để hỗ trợ cho cơ thể của trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các ảnh hưởng của ánh ắng và sự oxy hóa. Cuối cùng, các mẹ nhớ cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi trong mùa hè này nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh để vui đùa trong mùa hè này nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bảo Khí Nhi
    Đang tải...


Chia sẻ trang này