6 Bước Cần Thực Hiện Ngay Khi Bé Bị Tiêu Chảy

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 13/4/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Tiêu chảy là bệnh mà trẻ nhỏ rất dễ mắc phải. Thông thường các bậc cha mẹ thường chọn cách điều trị cho bé tại nhà. Tuy vậy, cha mẹ cần có sự hiểu biết nhất định về xử trí tiêu chảy để có những phương pháp điều trị đúng cách. Dưới đây là 6 bước cần thực hiện ngay khi bé bị tiêu chảy các mẹ nên tham khảo.
    Bước 1: Bổ sung đủ nước, bù đủ dịch khi trẻ em tiêu chảy
    Một trong những triệu chứng dễ gặp nhất ở bé khi gặp tình trạng tiêu chảy là mất nước, mất chất điện giải. Lượng dịch mất ở trẻ khó nhận biết (mất dịch do bay hơi từ da và đường hô hấp) chiếm khoảng một phần ba tổng lượng nước duy trì. Vì vậy mục tiêu điều trị đầu tiên cho bé tiêu chảy là dự phòng và điều trị mất nước,

    Việc bổ sung nước và dịch cho trẻ tại nhà tuân theo hướng dẫn của Bộ y Tế như sau:

    Đối với trẻ đang bú mẹ, tiếp tục các cữ bú bình thường. Mỗi lần nên cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn sau mỗi lần bú. Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, cho bé sử dụng thêm dung dịch Oresol sau bú.

    Hiện nay Oresol có nhiều loại với khối lượng (pha trong 200, 250, 1000ml nước) và hương vị khác nhau cho trẻ dễ uống. Bố mẹ cần lưu ý pha Oresol đúng với hướng dẫn ghi trên gói. Cần dùng dụng cụ đong nước phù hợp, rửa tay trước khi pha Oresol. Sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.

    Nếu không có Oresol, mẹ có thể sử dụng các loại nước khác như nước cháo muối, nước cơm, nước dừa.

    Khi cho bé uống, mẹ nên cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ bằng thìa. Nếu trẻ nôn thì mẹ nên dừng 10 phút sau đó tiếp tục cho bé uống nhưng chậm hơn. Việc bù dịch cần được duy trì cho đến khi bé hết tiêu chảy.
    Bước 2: Tiêu chảy ở trẻ em cần vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn

    Vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường xung quanh bé cũng là điều mẹ nên thực hiện. Điều đó nhằm tránh tái nhiễm khuẩn, bội nhiễm và các căn nguyên gây bệnh cho trẻ:

    • Cho bé rửa tay bằng xà phòng (dạng gel lỏng nếu có thể). Vệ sinh thân thể thường xuyên trong nước ấm, lau khô cẩn thận.
    • Cần phải kiểm tra tã thường xuyên.
    • Cần rửa tay sau khi trẻ đi vệ sinh hoặc khi thay tã (cha mẹ / người chăm sóc). Và đừng quên rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và khi cho bé ăn.
    • Không nên dùng chung khăn tắm của trẻ bị nhiễm bệnh; giặt sạch sẽ khăn, chăn, gối cho bé.
    • Vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn đối với đồ chơi dụng cụ bé hay cầm, nắm.
    • Không nên cho trẻ đi bơi trong bể bơi trong vòng 2 tuần sau đợt tiêu chảy cuối cùng.
    Bước 3: Loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em
    Có vô số nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy của trẻ. Mẹ có thể điểm qua một vài nguyên nhân chính như: Ngộ độc hay dị ứng thực phẩm, nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, lạm dụng thuốc kháng sinh,...Vì vậy cần có sự theo dõi sát sao và có sự tư vấn của bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh của trẻ là gì.
    • Nếu nguyên nhân là ngộ độc hay dị ứng thực phẩm, mẹ cần tìm hiểu trong bữa ăn cho bé có loại thực phẩm nào lạ hay ít sử dụng để thực hiện thay đổi ngay lập tức.
    • Nếu nguyên nhân do sử dụng kháng sinh làm rối loạn hệ vi sinh và hoạt động hệ tiêu hóa thì nên cho trẻ uống thêm probiotic hay tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuyển sang dùng loại kháng sinh khác.
    • Nếu nguyên nhân xác định là do vi khuẩn( E.coli,Salmonella,..), virus( rotavirus, norovirus,..) hay kí sinh trùng( Giardia, Cryptosporidium), việc sử dụng kháng sinh phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
    Kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nôn ói, dị ứng. Do đó trước khi sử dụng cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ. Trong nhiều trường hợp, trẻ không cần sử dụng kháng sinh vì kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn, không tiêu diệt được virus. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ như: Norfloxacin, Ciprofloxacin, Metronidazol, Neomycin,...

    Bước 4: Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy tới bệnh viện

    Nếu tình trạng mất nước và điện giải của trẻ được đánh giá là có mất nước hoặc mất nước nặng thì trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế thay vì tại nhà. Cụ thể như sau:

    • Đối với tình trạng có mất nước, khi có 2 trong các biểu hiện sau đây: Li bì hoặc khó đánh thức, mắt trũng, không uống được nước hoặc uống nước kém, nếp véo da mất chậm.
    • Đối với tình trạng mất nước nặng, khi có 2 trong các biểu hiện sau đây: vật vã, kích thích, mắt trũng, uống háo hức và khát , nếp véo da mất chậm.
    Ngoài ra, cũng cần phải đưa trẻ đến khám ngay khi đang điều trị tại nhà có những biểu hiện sau:
    • Đi ngoài liên tục phân lỏng
    • Nôn tái diễn
    • Trở nên rất khát
    • Ăn uống kém hoặc bỏ bú
    • Trẻ tiêu chảy sau 2 ngày mà không thuyên giảm
    • Trẻ kèm theo sốt cao.
    • Có máu trong phân, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
    Bước 5: Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tiêu chảy
    Khi bị tiêu chảy, việc cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng là để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy khẩu phần ăn cho trẻ cần được tiếp tục và tăng dần lên. Không được hạn chế trẻ ăn và kiêng khem quá mức.

    1. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ:
    Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức. Nên chia thành nhiều bữa, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 giờ. Chú ý đến tình trạng bất dung nạp lactose.

    2. Trẻ từ 6 tháng tuổi:
    Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một. Các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa... và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

    Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn dặm, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24h.

    Các loại thực phẩm nên dùng:
    • Thực phẩm dễ tiêu: bột gạo, khoai tây, thịt lợn nạc, thịt gà,...
    • Hoa quả tươi: chuối, cam, xoài, bơ, đu đủ, thanh long, dưa hấu,…
    • Thực phẩm chứa men vi sinh: sữa chua, một số loại phô mai, lợi khuẩn ( probiotic),…
    Các loại thực phẩm không nên dùng

    • Thức ăn thô
    • Thức ăn chứa nhiều đường
    • Chất béo
    • Các loại nước giải khát công nghiệp.
    Tham khảo: Thực đơn cho bé tiêu chảy mau hồi phục

    Bước 6: Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium càng sớm càng tốt

    Lợi khuẩn giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi, thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

    Bifidobacterium
    Bifidobacterium là lợi khuẩn đã được Hiệp hội Tiêu hóa, gan và dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu (ESPGHAN) và Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận hiệu quả trong kiểm soát tiêu chảy cho trẻ. Bifidobacterium chiếm đến 90% lợi khuẩn tại đường tiêu hóa.

    Với những cơ chế vượt trội như:

    • Ức chế sự phát triển của hại khuẩn bằng cách cạnh tranh vị trí bám và môi trường dinh dưỡng.
    • Kích thích quá trình tái tạo tế bào niêm mạc ruột, tạo ra lớp chất nhầy giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc ruột sau tổn thương.
    • Điều tiết lượng nước trong phân, cải thiện tình trạng phân lỏng.
    • Tiết ra nhiều loại enzym tiêu hoá giúp hấp thu triệt để chất dinh dưỡng
    • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
    Xem thêm nguồn: 6 bước cần thực hiện ngay khi bé bị tiêu chảy - FHI
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    bài viết hữu ích quá ạ
     

Chia sẻ trang này