6 cách giúp con học tính chia sẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Zin_thoi, 26/11/2014.

  1. Zin_thoi

    Zin_thoi Thành viên uy tín.

    Tham gia:
    27/6/2011
    Bài viết:
    17,911
    Đã được thích:
    5,501
    Điểm thành tích:
    3,113
    Dạy con dừng nói câu “cái này là của con”

    Không chỉ nói “Không”, các bé từ 2-3 tuổi cũng thường xuyên sử dụng câu “Cái này là của con”. Chúng coi tất cả mọi thứ đều là của riêng mình. Bọn trẻ có thể ngồi giữa đống đồ chơi mà không dùng cái nào nhưng khi có ai đó chạm vào những đồ chơi đó, chúng sẽ hét lên giận dỗi và đòi lại.

    Để giúp con học cách chia sẻ, điều đầu tiên bạn phải làm là giúp con truyền tải những khái niệm trừu tượng thành những hành động, những câu nói cụ thể ví dụ như sửa trực tiếp những câu nói của con.

    Dạy con học cách quan tâm người khác

    Các bé rất hay bắt chước những gì mà mình nhìn thấy, do đó, hãy giúp bé học cách chia sẻ ngay từ những việc rất đơn giản hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể nói với con rằng mọi người trong gia đình đều phải làm việc nhà, sau đó giao cho bé một vài nhiệm vụ nhỏ như đặt giấy ăn lên bàn hoặc bỏ lon nước ngọt vào thùng rác…

    Trong bữa ăn, khi chia thức ăn cho con, bạn nên giải thích để con hiểu, ví dụ như: “Mẹ sẽ chia sẻ đồ ăn với con gái của mẹ”. Tiếp đó, hãy hỏi xem con có sẵn sàng chia đồ ăn với mình không và khen ngợi nếu con đồng ý. Hành động này giúp con bạn học cách quan tâm đến người khác. Hoặc, khi bạn nấu cháo để chăm một ai đó bị ốm, cũng nên để con giúp một tay để bé hiểu rằng nên giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

    [​IMG]

    Hãy chuẩn bị trước cho những buổi gặp mặt của các bé

    Nếu con làm “chủ nhà”, bạn có thể giúp con cất tạm bộ đồ chơi mà bé thích nhất vào một nơi an toàn, và giải thích rằng những đồ chơi còn lại là dành cho tất cả mọi người. Khi con đến nhà một bé khác chơi, hãy hướng dẫn trước cho con về cách ứng xử và kể về các việc tốt mà con đã làm trong ngày đi chơi vui vẻ gần đây nhất.

    Khen ngợi khi con làm tốt

    Điều này cũng quan trọng như khi bạn sửa các hành vi chưa tốt của con. Hãy giúp con bạn biết cách chia sẻ và thể hiện rằng bạn rất tự hào về điều đó. Những lời khen sẽ giúp con nhớ những việc tốt đã làm và bé sẽ có xu hướng hành động như vậy nhiều hơn.

    Không vội vàng trở thành trọng tài

    Khi con tranh giành đồ chơi với các bạn, đừng quá nóng vội và phản ứng một cách thái quá, hãy xem bọn trẻ xử lý như thế nào. Đôi khi lũ trẻ sẽ tiếp tục chơi như chưa hề có chuyện gì. Đây chính là bài học về cách cư xử cũng như phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.

    Ngăn chặn các cuộc cãi lộn

    Bạn cần “vào cuộc” khi con tranh giành đồ chơi với bạn bè. Hãy giải thích cho con như vậy là không tốt vì nó có thể làm đau người khác. Tuy vậy, bạn cũng không nên ép con phải xin lỗi ngay lúc đó vì đông người có thể làm con xấu hổ và không thể thốt lên lời xin lỗi. Bạn có thể thay con xin lỗi trước và kiểm điểm con sau đó.
    Theo Mẹ Mèo Ú / MASK Online​
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Zin_thoi
    Đang tải...


Chia sẻ trang này