6 điều nên tránh với người sinh mổ Không nằm ngửa, không ngủ nhiều, không ăn no... là những lưu ý đặc biệt mà những sản phụ phải sinh mổ cần lưu ý. Tuy sinh mổ không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp nhưng sản phụ vẫn cần lưu ý vài điểm sau để phục hồi sức khoẻ một cách nhanh chóng. Không nên nằm ngửa Sau khi mổ, tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Nếu mằm ngửa, bạn sẽ cảm thấy đau đớn hơn tử cung co thắt. Vì vậy bạn nên nằm nghiêng, kê gối chăn cao sau lưng sao cho thoải mái, cử động nhẹ nhàng, vết mổ sẽ bớt đau. Không ngủ nhiều Sau khi phẫu thuật, bạn nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Bạn cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột, tắc mạch máu. Nên cho trẻ bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng. Ảnh minh họa. Không ăn no, ăn tanh Sau khi mổ đẻ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, việc ăn nhiều sẽ khiến tiêu hoá khó khăn, tích tụ lâu, dẫn tới táo bón và tăng thêm khi trong ruột, khiến bạn bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khoẻ. Do đó sau phẫu thuật khoảng 6 giờ, bạn không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Sản phụ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành. Không làm việc sớm Nên tránh các hoạt động nặng. Người mẹ sau mổ đẻ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khoẻ và vết thương chóng khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm. Kiêng lạnh Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)... Kiêng 'chuyện ấy' Sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục trong 4-5 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khoẻ sản phụ, gây thiếu sữa. Theo Mỹ Thuật
Bây giờ mới biết bài này, thử suy nghĩ xem cách đây 3 năm, mình có phạm điều nào không ? Không nhớ nổi.
mình thì mới sinh hôm trước,hôm sau bác sĩ bắt phải tắm để thay băng,híc....bác sĩ ở Đức nhiệt tình quá,giúp đỡ mình cả trong lúc tắm nên ko trốn được,híc...
Vậy còn đỡ hơn chị đó em . Chị đẻ rơi bên Pháp , kg áo quần, kg tả, kg giấy tờ..........cái gì cũng kg . Thế mà BS Pháp bắt tắm, gội đầu, .Ngày 2 lần sáng và chiều luôn . ăn nho , táo,......Mà chị đẻ thường chứ hổng có mổ . Hiện tại bây giờ thì nhức mình mẩy , xuơng cốt hichich .
Lưu ý sau sinh mổ Với phụ nữ sinh mổ, những mũi khâu cần có thời gian để lành lại; đồng thời, khi lượng thuốc tê hết tác dụng, vết mổ sẽ khiến bạn đau nhức. Thời điểm ra khỏi giường Khoảng 24 giờ đồng hồ sau sinh, bạn có thể trở dậy nhẹ nhàng. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi di chuyển. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên người mẹ sinh mổ nên vận động nhẹ để tránh tình trạng bị dính ruột. Ngoại trừ lần đầu trở dậy khó khăn, những lần sau, việc rời khỏi giường sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể di chuyển xung quanh giường để kích thích tuần hoàn cho đôi chân và ngăn ngừa hiện tượng nghẽn mạch máu. Thời điểm bắt đầu cho bé bú Bác sĩ không cấm bạn cho bé bú sau sinh nhưng những cơn đau từ vết mổ sẽ gây khó khăn cho bạn trong một vài ngày đầu. Vì vậy, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của người thân xung quanh mỗi lần chuẩn bị cho bé bú. Nằm nghiêng về một bên mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Bế bé ở một bên tay bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nếu bạn có thể ngồi dậy cho bé bú, bạn cũng nên chú ý để đầu bé hướng tới bầu vú; đồng thời, những cử động chân tay bé không chạm vào vết mổ. Thời điểm bạn có thể luyện tập Nên đợi ít nhất 6 tuần sau sinh, bạn mới nên bắt đầu luyện tập. Mới đầu, bạn nên khởi động bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, những động tác thể dục chân tay nhẹ nhàng để phục hồi vóc dáng. Thời gian mới luyện tập, bạn nên duy trì trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Sau này khi đã khỏe mạnh hơn, bạn có thể tăng cường khối lượng bài tập như bơi lội hoặc erobic, đạp xe… Bạn không nên giảm cân quá nhanh sau sinh. Điều này không tốt cho sự hồi phục vết thương. Nhiều trường hợp sau sinh, cơ thể người mẹ trông như đang trong giai đoạn mang bầu tháng thứ 5. Điều này là hoàn toàn bình thường. Bởi vì, cơ thể cần thêm thời gian để hồi phục hoàn toàn. Thời gian cơ thể hồi phục Tùy từng trường hợp, người mẹ có thể lưu trú trong viện 3-7 ngày. Phần lớn người mẹ cảm thấy cơ thể hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng nhưng cũng có một số trường hợp phải mất đến một năm. Bạn không nên đi xe hoặc lái xe trong vòng 5-6 tuần lễ sau sinh. Bởi vì, các hoạt động này có thể làm vết mổ chảy máu; thậm chí, bạn phải cấp cứu khẩn cấp. Bạn cũng không nên nhấc vật nặng (bao gồm cả việc bế bé) trong khoảng thời gian này. Sự hồi phục của vùng kín: Thời gian này, bạn không thoải mái khi vận động hoặc bị đau khi tắm rửa. Để giúp vết mổ mau lành, bạn nên dùng thuốc và thay gạc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên ăn quá no Sau khi sinh mổ, chức năng hoạt động của ruột kém đi. Ăn nhiều sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn khó khăn. Tốt nhất, sau khi sinh mổ khoảng 6 giờ đồng hồ, bạn mới nên ăn nhẹ. Nên kiêng ăn cá: Một số dưỡng chất trong cá có thể ức chế sự ngưng tụ của máu, khiến vết thương khó lành. Mẹo vặt giúp bạn khỏe mạnh hơn - Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong sinh hoạt hàng ngày. - Bạn nên chú ý ngủ đủ giấc, thư giãn cơ thể, vận động nhẹ nhàng. - Bạn nên ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh táo bón. Ngọc Huê (Theo Babycenter)