6 Kỹ Năng Sống Mà Trẻ Nhận Được Thông Qua Kỷ Luật

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 24/10/2016.

By thuhien on 24/10/2016 lúc 10:23 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Kỷ luật không phải là để trừng phạt trẻ khi mắc lỗi. Thay vì vậy, kỷ luật là cách để dạy trẻ các kỹ năng sống cần thiết để trở thành người có tinh thần trách nhiệm. Bạn cần đảm bảo các cách kỷ luật mà bạn áp dụng sẽ giúp trẻ nhận được các kỹ năng phục vụ cho cuộc sống của trẻ sau này.
    [​IMG]

    1. Tính tự giác

    Rầy la bọn trẻ làm bài tập về nhà, không giao việc nhà cho chúng, hoặc luôn luôn làm hộ những nhiệm vụ khó khăn cho trẻ sẽ không giúp trẻ có tinh thần tự giác. Thay vì vậy, những điều đó khiến trẻ phụ thuộc vào bạn nhiều hơn.

    Mục tiêu cuối cùng đối với vai trò làm cha mẹ là giải phóng bản thân. Cuối cùng, con bạn sẽ không cần đến bạn nữa. Bởi vậy, cha mẹ cần giúp trẻ biết tự giác.

    Con bạn cần học tự giác trong quản lý tiền bạc, làm việc nhà, làm bài tập về nhà và quản lý thời gian. Cách tốt nhất để dạy trẻ tự giác là đưa ra những hậu quả kèm theo hành vi xấu cũng như hành vi tốt của trẻ.

    2. Các kỹ năng xã hội

    Hầu hết trẻ đều cần nhiều giúp đỡ - và thực hành – để học các kỹ năng xã hội. Trẻ nhỏ cần học cách chia sẻ, cư xử lịch sự và nói năng tử tế để trẻ có thể phát triển các mối quan hệ bạn bè lành mạnh.

    Trẻ lớn thường cần giúp đỡ để tinh chỉnh các kỹ năng xã hội. Tưởng tượng trẻ sẽ yêu cầu sự giúp đỡ như thế nào, nói lên những cảm xúc khi bị tổn thương hay chống lại kẻ bắt nạt như thế nào. Kỹ năng xã hội tốt là một kỹ năng sống có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong mức độ thành công của trẻ ở trường và khi trưởng thành.

    Nhận biết các kỹ năng xã hội cụ thể và cách hành xử tốt mà bạn muốn trẻ học được. Tưởng tượng cách dùng các kỹ năng này và phản hồi nhiều cho trẻ. Khi bạn thấy con dùng các kỹ năng xã hội đó tốt, thì bạn cần khen ngợi trẻ.

    3. Khả năng đưa ra quyết định lành mạnh.

    Trẻ không coi các vấn đề theo cách như người lớn thường làm. Trẻ cần giúp đỡ để học các kỹ năng giải quyết vấn đề và trẻ cần thực hành để tự đưa ra các quyết định lành mạnh.

    Khi trẻ gặp một vấn đề, bạn có thể cùng làm việc với trẻ để tìm ra một giải pháp lành mạnh. Bất cứ khi nào trẻ không thể quyết định được sẽ mặc gì khi đi sinh nhật bạn hoặc không thể chỉ ra rõ ràng vấn đề của mình với môn Toán, thì đó luôn luôn là những cơ hội để dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề.

    Hướng dẫn trẻ mà không quyết định hộ trẻ là một phần quan trọng để giúp trẻ học cách đưa ra các quyết định tốt. Tránh trở thành bố mẹ trực thăng và khi bạn thấy an toàn, thì hãy cho phép trẻ đối diện với một số hậu quả tự nhiên. Học hỏi từ những sai lầm là cách dạy hiệu quả.

    4. Kiểm soát cơn bốc đồng

    Theo thời gian, trẻ dần dẫn sẽ kiểm soát được cơn bốc đồng. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm đơn giản hóa các kỹ năng kiểm soát sự bốc đồng bằng nhiều cách. Đưa ra các hậu quả logic cũng là một cách giúp trẻ thực hành cách trì hoãn sự thỏa mãn.

    Khen ngợi cũng có thể là khách khác để giúp trẻ kiểm soát cơn bốc đồng. Khen ngợi trẻ suy nghĩ trước khi hành động, chờ tới lượt khi nói chuyện hoặc đi ra ngoài khi trẻ thấy tức giận.

    Nhắc nhở trước cũng là một cách tuyệt vời để ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Ví dụ, trước khi ra khỏi xe, bạn có thể nói với đứa trẻ 4 tuổi “Khi ra khỏi xe, con cần nắm tay mẹ và đi bên lề đường trong khi quan sát xe cộ nhé”. Hình thành hành vi từng bước cho tới khi con bạn làm chủ được một kỹ năng mới.

    5. Điều chỉnh cảm xúc

    Dạy trẻ các cách lành mạnh để đương đầu với các cảm xúc của mình sẽ làm một kỹ năng sống mà bạn cần chú ý. Khi trẻ không thể diễn đạt cảm xúc bằng lời hay khi trẻ không biết cách giải quyết những cảm xúc khó chịu, trẻ thường trở nên hung hăng.

    Bạn nên dạy con hiểu về cảm xúc của mình ngay từ khi còn nhỏ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trí thông minh tình cảm quan trọng hơn IQ khi nhắc đến thành công trong cuộc đời.

    6. Sự tự tin

    Kỷ luật nhất quán là cách tốt để giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin. Và sự tự tin cũng mở thêm cánh cửa để trẻ học được các kỹ năng sống khác như khả năng học hỏi quả những sai lầm, chấp nhận sự chỉ trích và đối mặt với nỗi sợ hãi.

    Thiết lập các nguyên tắc trong gia đình rõ ràng và sử dụng hậu quả tích cực cũng như tiêu cực một cách nhất quán, và con bạn sẽ biết chính xác những gì được mong đợi. Khi con bạn cảm thấy an toàn, trẻ sẽ tự tin để thử làm những thứ mới và khám phá tài năng của bản thân. Dùng hậu quả tích cực để nâng đỡ khả năng tự tin của trẻ trong nhiều năm và trẻ sẽ được chuẩn bị để sẵn sàng bước vào cuộc sống khi trưởng thành.

    Nguồn: Verywell

    Các bài liên quan
    Tại sao cần đặt ra kỷ luật cho trẻ?
    Sự khác nhau giữa Kỷ luật và Trừng phạt.
    Đánh trẻ có phải là cách hiệu quả?
    8 Cách kỷ luật để không phải đánh con.
    6 cách kỷ luật hiệu quả mà không phải quát mắng con.
    Những cách kỷ luật khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
    6 kỹ năng sống mà trẻ nhận được thông qua kỷ luật.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 24/10/2016.

    1. thanhhhoa2605
      thanhhhoa2605
      để dạy bé được những điều này ko đơn giản
    2. xuxu20888
      xuxu20888
      Nuôi dạy con trẻ giờ khó ghê ạ, vì quá nhiều thông tin mẹ phải biết chọn lọc nữa.
    3. trangmakeup93
      trangmakeup93
      E phải ghi lại những kỹ năng này mới được ạ, thực sự là rất hay à
    4. Bichvannguyen1212
      Bichvannguyen1212
      vâng quá nhiều thông tin trái chiều khiến em đọc cũng thấy hoang mang
    5. dungyen
      dungyen
      Bài viết rất hay...
    6. Hương Sen Restaurant
      Hương Sen Restaurant
      6 kỹ năng này mình phải ghi lại mới được, nhiều lúc con hư mà chẳng biết phải nói như thế nào để con nghe cả. Oanh dấu
    7. heoxinh_mommy
      heoxinh_mommy
      Minh nhớ có cái chủ đề gi mà Dạy con không nước mắt. Cũng kiểu tn rát hữu ích (y)
    8. mẹ cá xinh
      mẹ cá xinh
      Cám ơn các mẹ nhiều lắm! Bài viết hữu ích quá

Chia sẻ trang này