Bé chậm tăng cân, còi cọc, xương kém phát triển là vấn đề thường gặp ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về khả năng phát triển của các bé. Cha mẹ cần biết được nguyên nhân chính xác khiến con không tăng cân để có các biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả. Bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng Nguyên nhân chủ yếu khiến bé chậm tăng cân chiếm đến hơn 90% trường hợp nằm ở lượng calo nạp vào cơ thể không đủ. Một bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Điều này xảy ra khi bé lười ăn, biếng ăn còn cha mẹ lại chưa thực sự chú trọng đến chất lượng bữa ăn và chưa có hiểu biết về chế độ dinh dưỡng đầy đủ của bé. Vì thế, dù hệ tiêu hoá của trẻ có khoẻ mạnh tới mấy thì trẻ vẫn chậm tăng cân do thiếu hụt các khoáng chất cần thiết. Mẹ nên chú trọng đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng, thay đổi phong phú thực đơn hàng ngày, chế biến thực phẩm theo nhiều hình thức đa dạng hơn. Mẹ có thể sử dụng các hình thức hấp dẫn thị giác của bé như tạo hình trang trí hình các con vật ngộ nghĩnh bằng rau củ có màu sắc đẹp mắt để kích thích vị giác của trẻ. Sữa mẹ không đủ Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ trong giai đoạn 6-8 tuần sau sinh. Vì thế, mẹ rơi vào tình trạng ít sữa hoặc mất sữa sau sinh là nguyên nhân thường gặp khiến bé chậm tăng cân. Mẹ nên sử dụng máy hút sữa để duy trì nguồn sữa mẹ cho bé. Phương pháp máy hút sữa này giúp kích thích bài tiết prolactin, hoóc môn sản xuất sữa giúp gia tăng cơ hội trẻ nhận đủ sữa mẹ. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn phương pháp khắc phục bệnh lý phù hợp nhé. Mẹ cho bé bú không đúng cách Bé chậm tăng cân còn có thể do việc mẹ cho bé bú không đúng cách. Khi bị cho bú sai cách, cơ thể bé sẽ không nhận đủ lượng dinh dưỡng từ sữa vào dẫn đến tình trạng bé nhanh bị đói và chậm lớn, thiếu cân. Trong vòng 6 - 8 tuần đầu sau sinh, mẹ nên cho bé bú đều đặn từ 2 - 3 tiếng mỗi ngày để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết. Các mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn về kỹ thuật cho con bú, chú ý tư thế bế và các thao tác giúp bé ngậm bắt vú. Ngoài ra, các mẹ cần quan sát phản ứng của bé nhiều hơn, nếu bé vẫn muốn bú thêm thì nên đáp ứng nhu cầu của bé. >>> Các loại sữa tăng cân cho bé Bé gặp vấn đề hệ tiêu hoá Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non sơ, chưa được hoàn thiện. Trẻ chậm tăng cân có thể vì trẻ không hấp thụ được những thức ăn bị nấu quá cứng hoặc quá nát khiến hệ tiêu hoá của bé không kịp làm việc. Nếu không được tiêu hoá hết, thức ăn sẽ tồn đọng lại bên trong đại tràng, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bên cạnh đó, một chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng (thừa thịt, thiếu chất xơ và ngược lại) cũng là tác nhân làm bé chậm tăng cân. Cho bé ăn thực phẩm dinh dưỡng nấu sẵn Cuộc sống công việc bận rộn khiến nhiều cha mẹ không có thời gian nấu ăn cho con và ít quan tâm đến mặt phát triển dinh dưỡng của con. Các mẹ thường lựa chọn giải pháp mua cháo, bột dinh dưỡng từ các hàng quán chuyên bên ngoài, tận dụng ưu điểm vừa nhanh, vừa tiện lại mà vẫn ngon. Tuy nhiên sự tiện lợi này về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến bé vì chúng ta không thể kiểm soát được vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các công đoạn chế biến, nấu ăn hay kể cả các nguyên liệu, gia vị, chất phụ gia, ... Chính vì thế, cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian tự chế biến thức ăn cho bé mỗi ngày. Đây là cách an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cải thiện vấn đề trẻ chậm tăng cân. Pha sữa không đúng cách Pha sữa quá đặc hay quá loãng đều là lý do khiến trẻ chậm tăng cân, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và còn có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Nhiều cha mẹ có quan niệm nếu uống sữa đặc hơn so với liều lượng mà nhà sản xuất khuyên dùng thì trẻ sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhanh tăng cân và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm và rất hại cho sức khỏe của trẻ. Sữa quá đặc khiến niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, gây viêm ruột và có thể dẫn đến hoại tử ruột. Bên cạnh đó, mẹ pha sữa bột quá loãng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, gây còi cọc và chậm lớn thậm chí gây ra tình trạng ngộ độc nước. >>> Các loại nước tốt nhất để pha sữa cho bé Chính vì vậy, việc pha sữa theo đúng hướng dẫn sử dụng in trên nhãn là rất quan trọng bởi các nhà sản xuất đã nghiên cứu rất kỹ về chế độ dinh dưỡng của trẻ. Để khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân, mẹ không nên pha sữa quá loãng hay quá đặc. Ngoài ra không nên pha trộn bất cứ loại thực phẩm nào khác vào sữa của con, đặc biệt là các thực phẩm chức năng. Nguồn: Siêu thị mẹ và bé Tuticare