Theo số liệu của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), tỉ lệ trẻ bị sinh non chiếm trung bình từ 5-18% trong tổng số 184 quốc gia trên thế giới được khảo sát. Nếu quy ra thực tế, con số này là 15 triệu trẻ. Hiện tượng đáng buồn này hiện vẫn không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở các quốc gia có chế độ chăm sóc y tế yếu kém hoặc áp lực cuộc sống cao. Với các mẹ bầu, đây là nỗi sợ lớn nhất trong 40 tuần thai kỳ. Làm thế nào để tránh được rủi ro này? Mời mẹ cùng tìm hiểu về nguyên nhân sinh non để có câu trả lời chi tiết nhất nhé! Thế nào là sinh non? Sinh non là hiện tượng trẻ sinh ra ở thời điểm hết tuần thứ 22 đến trước khi hết tuần thứ 36 của thai kỳ. Dựa vào thời điểm thai nhi ra đời, sinh non được chia làm 3 trạng thái: - Sinh cực non: xảy ra khi mẹ sinh bé ở thời điểm dưới 28 tuần. - Sinh rất non: xảy ra khi mẹ sinh bé từ 28 đến 33 tuần 6 ngày. - Sinh non muộn: xảy ra khi mẹ sinh bé ở thời điểm 34 đến 36 tuần 6 ngày. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, đặc biệt là chế độ chăm sóc y tế, trẻ bị sinh non có tỉ lệ sống sót cao hơn. Tuy nhiên, bé vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đáng ngại như: chậm phát triển về nhận thức, liệt não, động kinh,... Phổi của bé khi sinh non cũng chưa đủ trưởng thành, do đó, nguy mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,...là rất cao dù nguyên nhân sinh non xuất phát từ đâu. Dấu hiệu của sinh non Nếu đang mang thai trong giai đoạn tuần từ 22- 26 của thai kỳ mà mẹ có các triệu chứng sau, mẹ xuất hiện các hiện tượng sau thì đó có thể là dấu hiệu của sinh non: - Xuất hiện các cơ gò tử cung có tần xuất liên tục từ: 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút kèm theo các cơn đau bụng dưới. - Kiểm tra thấy cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%. - Ra các dịch nhầy màu hồng, đau mỏi lưng, cảm giác muốn đi vệ sinh. - Có sự thay đổi ở cổ tử cung được bác sĩ đề cập trong nhiều lần khám liên tiếp. - Ối bị vỡ với cảm giác muốn đi vệ sinh Nguyên nhân sinh non Tình trạng tâm lý và điều kiện sống của bà bầu Thường xuyên phải sống trong căng thẳng, lo lắng kết hợp chế độ sinh hoạt thiếu khoa học là một trong các nguyên nhân sinh non phổ biến nhất. Mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nếu thường xuyên phải chịu stress trong công việc và cuộc sống, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận ảnh hưởng đến tử cung. Từ đó sẽ tác động tới hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng sinh non. Ngoài ra, nếu mẹ bầu phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia hay quan hệ tình dục không phù hơp, không khám thai định kỳ sẽ dễ tiềm ẩn nguy cơ sinh thiếu tháng. Vùng kín bị viêm nhiễm kéo dài Một nguyên nhân sinh non nữa thường được bác sĩ cảnh báo các sản phụ là từ việc vùng kín bị nhiễm trùng. Do các vi khuẩn trong cơ thể hoạt động làm lớp màng bao bọc bảo vệ thai nhi yếu đi. Từ đó khiến nước ối bị ảnh hưởng. Màng ối là môi trường sống bao bọc, bảo vệ thai nhi, giúp bé hấp thụ oxy qua rốn mà không cần phải thở. Khi màng ối xuất hiện tình trạng bất thường sự an toàn của thai nhi bị đe dọa. Điều đó có khả năng dẫn đến sinh non. Nếu mẹ bầu mắc các bệnh về nhiễm trùng, bệnh phụ khoa, đặc biệt viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo thì nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để có những chỉ đinh tốt nhất. Việc điều trị dứt điểm sẽ làm giảm thiểu tác động xấu tới thai nhi, gây ra sảy thai hoặc sinh non. Mẹ bầu bị các bệnh như viêm gan B, tiểu đường, bệnh tim Mẹ bầu sức khỏe không tốt do mắc một số các bệnh như viêm gan B, viêm thận, bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp có khả năng sinh non cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do tử cung của mẹ bị kích thích bởi cơ quan xung quanh làm phóng thích độc tố của vi trùng gây bệnh, tạo ra sự gia tăng nhiệt độ trong ổ bụng. Nếu có khả năng biến chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu sinh mổ. Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn Đây là nguyên nhân sinh non thường thấy ở các mẹ bị vỡ kế hoạch. Nếu thụ thai trong vòng 6-9 tháng sau lần sinh trước, mẹ có thể bị sinh non lần sau. Theo khuyến cáo, phụ nữ cần nghỉ ngơi ít nhất từ 11-12 tháng trước khi mang thai tiếp. Việc này giúp phòng tránh nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân. Các biến chứng về nhau thai Nhau thai được coi là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn chuyển đến thai nhi. Khi mẹ mắc các biến chứng về bánh nhau: nhau bong non, nhau tiền đạo , thiểu năng nhau. Nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai nhi sẽ bị đe dọa khiến em bé sinh sớm hơn dự kiến. Tiền sử sinh non ở mẹ Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh con thiếu tháng sẽ có nguy cơ tái phát từ 25 – 50%. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ và yêu cầu mẹ nghỉ ngơi nhiều để giảm nguy cơ. Nếu mẹ nào đã từng sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thêm một bé nữa. Trên đây là các nguyên nhân sinh non mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải trong 40 tuần thai kỳ. Để giảm thiểu nguy cơ trên, mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần. Đồng thời việc theo dõi, lắng nghe cơ thể mỗi ngày của mẹ cũng góp phần quan trọng giúp bé có đủ thời gian phát triển đầy đủ, cứng cáp nhất trước khi gặp những người thân yêu. Mẹ đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ khi những dấu hiệu bất thường xuất hiện, sự nhanh nhạy của mẹ có thể là lớp bảo vệ vững chắc, kịp thời nhất cho bé ở bất cứ thời điểm nào. Nguồn: siêu thị mẹ và bé Tuticare