Kinh nghiệm: 6 Thời Điểm Chết Tuyệt Đối Không Được Tắm Cho Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Trang Ling, 6/6/2017.

  1. Trang Ling

    Trang Ling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2017
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Chọn thời gian tắm cho trẻ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Nếu tùy tiện, sẽ gây ra các phản ứng bất lợi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    Theo kinh nghiệm lâm sàng của các chuyên gia Nhi khoa, 6 thời điểm sau đây được cho là không phù hợp để bạn tiến hành việc tắm cho trẻ nhỏ, vì vậy hãy ghi nhớ để tránh những rủi ro bất ngờ tấn công con bạn.

    6 thời điểm không nên tắm cho bé
    1. Khi trẻ vừa đi tiêm chủng về
    Các mẹ biết đó, tại chỗ tiêm bao giờ cũng sẽ có một lỗ nhỏ và cần thời gian để khít lại. Một số mẹ ở quá sạch, sợ con ra ngoài bụi bẩn hoặc phòng con sốt sau tiêm nên cho con đi tắm ngay. Vô hình trung, nếu nước tắm chưa được chuẩn bị kỹ, vi khuẩn có thể qua lỗ nhỏ ở chỗ tiêm mà xâm nhập vào cơ thể và tấn công bé, gây phản ứng sưng đỏ, đơ cứng và viêm nhiễm.. Do đó, thời điểm sau khi tiêm chủng về các mẹ không nên tắm cho trẻ mà chỉ nên lau sạch người và thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ là được.

    [​IMG]

    2. Khi trẻ vừa vận động nhiều
    Khi trẻ em vừa tham gia các hoạt động thể chất, chơi thể thao và ra nhiều mồ hôi, hãy để cho trẻ nghỉ ngơi một lát cho giảm nhiệt độ cơ thể, ráo mồ hôi mới được tắm.

    Bởi vì cơ thể con người vận động, sẽ thúc đẩy lưu thông máu, tăng lưu lượng máu đến các cơ bắp và tim mạch.

    Nếu ngay lập tức tắm sau khi chơi thể thao, cơ thể bị kích thích bằng nước nóng, làm giãn cơ bắp và mạch máu trên da, làm cho lưu lượng máu đến các cơ bắp và da vẫn tiếp tục tăng hơn nữa, dẫn đến thiếu nguồn cung cấp máu đến các cơ quan khác, đặc biệt là tim và não, gây nguy hiểm tính mạng.

    3. Khi trẻ vừa ăn quá no hoặc quá đói
    Khi vừa ăn no, cơ thể sẽ dồn toàn sức để tập trung vào việc tiêu hóa thức ăn, ưu tiên năng lượng cho dạ dày hoạt động, và máu cũng sẽ giảm ở các bộ phận khác để tập trung vào hệ tiêu hóa.

    Nếu tắm vào lúc này, lượng máu lại phải chạy đến cung cấp cho vùng da và cơ bắp, vô tình làm giảm máu hoạt động ở dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, gây ra phản ứng tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ.

    Ngược lại, nếu tắm khi quá đói, trong lúc lượng đường trong máu đang ở mức tối thiểu, không thể đảm bảo việc sinh ra đủ nhiệt lượng cần thiết cơ thể cần đến khi tắm. Nước nóng sẽ làm mạch máu giãn ra, gây suy não, có thể gây chóng mặt, nhìn mờ, thậm chí nguy cơ ngất xỉu, rủi ro lớn cho tính mạng của trẻ.
    [​IMG]

    4. Khi trẻ bị sốt
    Khi trẻ bị sốt, thể chất trong trạng thái yếu thì bạn không nên tắm cho trẻ, mặc dù nếu tắm thì có thể tẩy rửa bớt những mồ hôi nhớt bẩn trên cơ thể trẻ, đồng thời giảm thiểu lượng vi trùng vi khuẩn sản sinh trong khi trẻ ốm sốt.

    Nhưng nếu tắm cho trẻ quá lâu trong nước rất dễ dàng gây ra chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu, vì vậy, bác sĩ không khuyến khích bạn giữ thói quen quá sạch sẽ trong thời điểm con ốm.

    Nếu cần thiết, chỉ nên dùng khăn ấm lau nhanh người bé để giúp bé sạch sẽ, thoải mái và dễ chịu hơn. Chú ý tắm thật nhanh, giữ ấm, lau khô nhanh để tránh bị cảm lạnh.

    5. Khi trẻ bị tiêu chảy
    Một số bé bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, người có mùi nên mẹ cho đi tắm để phòng người bẩn, sinh thêm bệnh. Động thái cực kỳ cẩn thận này của mẹ lại vô hình trung khiến trẻ có thể bị nhiễm nước và bệnh chồng bệnh. Lý do là vì khi bị tiêu chảy, bé bị thiếu nước, mất sức, rối loạn tiêu hóa và thậm chí là nhiễm trùng tiêu hóa khiến bé ói mửa liên tục. Nếu tắm vào lúc này sẽ rủi ro cao hơn. Tốt nhất, nên cho bé nằm phòng thoáng mát, lau mình sạch sẽ hàng ngày tại các vị trí đầu, cổ, bẹn và rửa tay chân sau mỗi lần đi ngoài.

    6. Khi trẻ đang bị tổn thương ngoài da
    Không phải trường hợp nào bé bị mụn nhọt, chóc lở da cũng kiêng tắm. Nhưng mẹ phải khôn ngoan hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tắm cho con hay không khi trên người bé đang mang vết thương hở hoặc chốc lở. Ngoài ra phải kiểm tra kỹ nguồn nước tắm cho con, đảm bảo nhiệt độ và chắc chắn nước phải sạch nhé! Tốt nhất, mẹ nên dùng khăn mềm, thấm nước ấm và lau nhẹ nhàng để làm sạch là ổn nhé!

    Nguồn: Kidsonline.edu.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Trang Ling
    Đang tải...


Chia sẻ trang này