Thông tin: 6 Thuốc Bôi Loét Cho Người Liệt Hiệu Quả Nhất

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi minhphuong9201, 20/9/2020.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Tổng hợp các loại thuốc bôi loét cho người liệt
    • Cồn 70-75 độ
    • Povidon Iod
    • Oxy già
    • Muối bạc
    • Clohexidin
    • Dizigone
    [​IMG]

    1. Thuốc bôi loét cho người liệt
    Loét tì đè ở người liệt là tình trạng xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày. Vết loét tì đè ở người liệt gây ảnh hưởng tới người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện và điều trị và gây nhiều khó khăn với người chăm sóc. Vết loét tì đè nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ lan rộng, nhiễm khuẩn tiến triển nhanh rất khó phục hồi thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
    Nguyên tắc điều trị vết loét cho người liệt:

    • Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp
    • Giữ vết thương sạch tránh nhiễm trùng
    • Giữ vết loét luông thoáng khí, đủ độ ẩm (không băng quá kín, quá chặt các vết thương
    • Thường xuyên thay đổi tư thế của bệnh nhân để tránh vết loét bị tì đè quá mức
    • Giảm thiểu, hạn chế các yếu tốt nguy cơ thúc đẩy vết loét trầm trọng thêm (kiểm soát đường huyết, giữ vệ sinh đồ dùng vật dụng tránh nhiễm khuẩn).
    Hiểu đúng về các loại dung dịch sát khuẩn và lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn chuyên biệt cho vết loét ở người liệt góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị vết loét.
    [​IMG]

    1.1. 6 thuốc sát khuẩn bôi loét cho người liệt
    Các vết loét ở bệnh nhân nằm liệt thường bị tấn công bởi vi khuẩn, nầm gây nên tình trạng nhiễm trùng, viêm, mưng mủ, chảy dịch, vết loét sẽ khó lành, lan rộng gây đau và có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài và trầm trọng thêm dẫn đến hoại tử dần các mô lành, hay dẫn đến các biến chứng phải cắt cụt chi, sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Do đó, vệ sinh vết loét là rất quan trọng với bệnh nhân. Những người thân trong gia đình, đặc biệt là người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân cũng cần hiểu và lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn hiệu quả, an toàn giúp vết loét tì đè mau lành.
    a. Cồn 70-75 độ
    [​IMG]


    Ưu điểm: Có khả năng loại bỏ một số chủng vi khuẩn khi sử dụng dung dịch cồn nồng độ cao, rẻ, không màu.
    Nhược điểm: Hiệu quả diệt khuẩn không cao, không tác dụng với bào tử nấm. Gây đau, xót. Không dùng cho vết thương hở. Chậm lành vết thương. Dễ gây kích ứng da.
    Lưu ý không nên sử dụng cồn để sát khuẩn trực tiếp vào vết thương hở. Vì các dung dịch cồn nồng độ cao sẽ tác động làm phá hủy cấu trúc hạt và các tế bào sợi ở vết thương khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau, xót và vết thương khó lành hơn.
    b. Povidon Iod
    [​IMG]

    Ưu điểm: Ít kích ứng hơn cồn, cồn iod. Tác dụng kéo dài hơn cồn, cồn iod
    Nhược điểm:
    • Hiệu quả diệt khuẩn không cao
    • Tác dụng yếu với bào tử nấm
    • Gây đau, xót, chậm lành vết thương
    • Nhuộm màu da
    • Bôi trên diện rộng có khả năng hấp thu gây nhiễm độc iod
    c. Oxy già
    [​IMG]

    Ưu điểm: Rẻ, không màu
    Nhược điểm:
    • Hiệu quả diệt khuẩn không cao
    • Tác dụng yếu với bào tử nấm
    • Gây đau, xót, chậm lành vết thương
    • Không dùng cho vết thương sâu
    Cũng tương tự như cồn, các dung dịch oxy già (hydroepoxit) làm phá hủy cấu trúc hạt và các tế bào sợi ở vết thương khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau, xót và vết thương khó lành hơn.
    d. Muối bạc
    [​IMG]

    Ưu điểm: Có khả năng bám dính trên vết thương.
    Nhược điểm:
    • Khản năng kháng khuẩn yếu, chỉ hiệu quả trên một số chủng vi khuẩn nhất định.
    • Hiệu quả diệt khuẩn chỉ đạt được khi sử dụng nồng độ cao và thời gian tiếp súc lâu với vết thương.
    • Tác dụng yếu với bào tử, nấm
    • Bôi diện rộng, kéo dài có thể gây độc tế bào, làm giảm bạch cầu.
    e. Chlohexidin
    [​IMG]

    Ưu điểm: Có thể bám trên vết thương và giúp kéo dài tác dụng
    Nhược điểm:
    • Chỉ có tác dụng yếu với một số chủng vi khuẩn
    • Ít hiệu quả diệt nấm, bào tử.
    • Dễ gây kích ứng, phản ứng quá mẫn với vết thương hở
    • Tác dụng phụ: khô miệng, rối loạn nhịp tim
    g. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn ion, kháng khuẩn vượt trội, lành nhanh vết thương, vết loét ở người liệt.
    [​IMG]

    Dizigone là dung dịch kháng khuẩn lý tưởng, chuyên biệt cho vết thương, vết loét do tì đè, vết loét ở người nằm liệt. Dizigone sử dụng công nghệ EMWE từ Châu Âu đem lại khả năng kháng khuẩn NHANH, MẠNH và hiệu quả (loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây) mà không làm tổn thương tổ chức hạt, hay nguyên bào sợi, kích thích vết thương, vết loét lành một cách tự nhiên, nhanh chóng.
    Ưu điểm:
    • Phổ diệt khuẩn rộng: hiệu quả với Vi khuẩn, trực khuẩn, nấm
    • Nhanh: Hiệu suất diệt khuẩn 100% sau 30 giây, giúp vết thương mau lành
    Không đau, không xót, không màu
    • An toàn cho cả trẻ nhỏ
    Nhược điểm:
    • Mùi Chloride đặc trưng


    [​IMG]

    1.2. Kháng sinh chống loét cho người liệt
    Ngoài thuốc bôi sát khuẩn, kháng sinh cũng thường xuyên được sử dụng nhằm tối ưu khả năng diệt khuẩn và được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có nhiễm trùng nặng, hoặc bội nhiễm sang các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.
    Có 2 con đường đưa kháng sinh vào cơ thể:
    • Kháng sinh tác dụng toàn thân: thường dùng qua đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch. Một số kháng sinh phổ biến cho vết loét tỳ đè:
      Nhóm beta – lactam: penicillin, amoxicillin, cephalosporin…
      Nhóm aminoglycosid: streptomycin, kanamycin…
      Nhóm quinolon: ofloxacin, ciprofloxacin…
    • Kháng sinh ác dụng tại chỗ: thường dùng ngoài da như mỡ, kem, gel… Các thuốc này có thể chứa neomycin, polymyxin, sulfadiazine bạc…
    Lưu ý rằng kháng sinh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự sử dụng kháng sinh bội, rắc lên vết thương vì có thể gây kích ứng, hoại tử hoặc làm trầm trọng hơn vết thương.
    1.3. Thuốc giảm đau vết loét
    [​IMG]

    Thường sử dụng paracetamol để giảm đau trong trường hợp đau nhẹ. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chống viêm NSAID như ibuprofen, diclophenac… Tuy nhiên, cần dùng thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày do các Nsaid có tác dụng phụ trên dạ dày.
    Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được sử dụng các thuốc giảm đau mạnh như: codein, tramadol… Tuy nhiên, cần thận trọng theo chỉ định của bác sĩ
    2. Các yếu tố nguy cơ gây loét ở bệnh nhân nằm liệt
    2.1. Nguyên nhân gây loét ở bệnh nhân nằm liệt
    Nguyên nhân hàng đầu gây loét ở bệnh nhân nằm liệt là do sức nặng của cơ thể ép lên các vị trí bị tỳ đè khiến lưu lượng máu tới vị trí này đều giảm, thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng và tái tạo mô khiến các biểu mô xunh quanh vị trí tỳ đề bị chết dần, lâu dần dẫn đến hoạt tử.
    Ngoài ra, máu không đến được mô, giảm cung cấp bạch cầu dẫn đến giảm sức đề kháng. Tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh làm vết loét tiến triển nặng hơn.
    Đặc biệt ở những bệnh nhân mất ý thức, không có cảm giác đau, những người cao tuổi, người có bệnh nền khả năng phục hồi của mô giảm nhiều. Do đó, rất khó phát hiện sớm các vết loét da và việc chữa trị cũng trở nên khó khăn hơn.
    [​IMG]

    2.2. Một số yếu tố gây loét da như:
    • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm cứng động mạch và làm gián đoạn lượng máu đến chi.
    • Tuổi cao: Tuổi cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và suy tĩnh mạch.
    • Huyết áp cao: Làm hỏng các động mạch và làm giảm lượng máu đến chi
    • Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch và tăng áp lực trong tĩnh mạch chân của bạn.
    3. Triệu chứng vết loét ở người liệt
    Loét da ở người liệt chia làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng. Cần phân biệt rõ từng giai đoạn để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.
    3.1. Giai đoạn loét tỳ đè 1
    Đây là giai đoạn khởi đầu, vết loét thường khó phát hiện, đặc biệt ở những người da có màu đen. Có thể phát hiện dựa vào sự thay đổi ở vùng da bị ép so với các vùng da lân cận như: Nhiệt độ da thay đổi, da cứng chắc hơn hoặc xốp hơn, có cảm giác đau, ngứa.
    Vết loét thường xuất hiện ở những vùng da tì đè, đàn hồi kém, màu da chuyển dần thành xanh hoặc đỏ tía. Bệnh nhân có thể hồi phục nếu phát hiện và xử lý sớm.
    3.2. Giai đoạn loét 2
    Bắt đầu xuất hiện loét nhẹ như trớt da hoặc thành hố nhỏ. Đáy vết thương có màu đỏ hoặc hồng và chưa có tế bào chết màu vàng đục.
    [​IMG]

    3.3. Giai đoạn 3
    Vùng da chết bị lột ra, vết loét ăn sâu xuống gần đến các lớp cơ. Xuất hiện tế bào hoại tử màu vàng đục nhưng không có sự hiện diện của xương, gân, cơ.
    3.4. Giai đoạn 4
    Da bị phá hủy hoàn toàn, vết loét càng lúc càng ăn sâu ra xung quanh. Các mô bị hoại tử, ăn sâu xuống phía dưới tới các lớp cơ, gân, xương, loét có thể ăn thành các hầm, xoang. Đáy vết thương có màu vàng đục, nâu, xám hay khô đen do mô hoại tử và xuất hiện đường hầm, lỗ dò.

    4. Cách chăm sóc vết loét ở bệnh nhân nằm liệt
    Hầu hết vết loét có thể được phòng ngừa nếu phát hiện sớm. Bệnh nhân cần được chăm sóc và xử lý đúng cách để giảm sự tiến triển của vết loét, giảm các biến chứng nghiêm trọng.
    Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân nên chuẩn bị kỹ năng chăm sóc tốt để phòng ngừa và xử lý vết loét tì đè không cho tiến triển phức tạp hơn.

    4.1. Vệ sinh, sinh hoạt đúng cách
    Bệnh nhân loét tì đè phải được vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn. Các biện pháp có thể sử dụng như
    • Lau rửa da bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn lành tính chuyên dụng cho vết loét
    • Giữ cho da luôn khô thoáng
    • Thay đổi tư thế của bệnh nhân thường, ít nhất 2 giờ 1 lần.
    • Xoa bóp cho người bệnh nhiều lần trong ngày nhằm tăng lưu thông máu.
    Chú ý không để ga giường bị nhăn, gập hay sờn rách. Thay ga trải giường và quần áo người bệnh thường xuyên. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
    [​IMG]

    4.2. Sát trùng vết loét thường xuyên
    Khi xuất hiện những vết loét, cần phải giữ vệ sinh và sát trùng sạch sẽ. Trường hợp nhẹ có thể tự xử lý mà không cần phẫu thuật hoặc sự can thiệp của bác sĩ. Điều đầu tiên cần làm là rửa sạch vết loét. Sau đó dùng gạc vô trùng vệ sinh sạch sẽ các dịch, mủ, tế bào chết một cách nhẹ nhàng. Tiếp theo dùng dung dịch sát khuẩn lành tính để rửa sạch vết loét (dung dịch kháng khuẩn Dizigone), sử dụng thêm một số loại kem bôi vết thương, vết loét ngoài da để giúp kháng khuẩn, bảo vệ vết thương, chống viêm mà kích thích tái tạo da mới.
    Tránh dùng các dung dịch kháng khuẩn chứa cồn, oxy già trên vết thương hở, vết loét nặng. Do các dung dịch này gây xót, gây tổn thương các mô lành, ngăn chặn quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi khiến vết thương khó lành hơn. Sau đó cần băng vết loét cẩn thận (không băng quá chặt và kín), xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh nhằm lưu thông máu quanh khu vực tổn thương.
    4.3. Phẫu thuật cắt lọc vùng bị hoại tử
    Phẫu thuật thường được sử dụng với vết loét ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Vì trường hợp này, vết loét tổn thương sâu và đã hoại tử. Phẫu thuật cắt vùng bị hoại tử nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng lan sang các vùng xung quanh và tránh tổn thương sâu vào bên trong. Sau khi đã cắt lọc khu vực hoạt tử, vẫn cần sử dụng các dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng và cần băng xung quanh vùng tế bào bị lộ ra để hạn chế nhiễm khuẩn.
    [​IMG]

    5. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa loét ở người liệt hiệu quả nhất

    • Thay đổi tư thế nằm thường xuyên, ít nhất 2 giờ 1 lần
    • Đi lại, tập thể dục để tăng lưu thông máu, giảm áp lực nếu cơ thể
    • Sử dụng đệm giảm áp đặc biệt, phù hợp với bệnh nhân
    • Không kéo gót chân hoặc khuỷu tay khi di chuyển trên giường. Điều này làm tăng ma sát gây trớt da.
    • Giữ cho da sạch sẽ và khô ráo
    • Giữ ẩm cho làn da sau khi rửa
    • Giữ ga trải giường mịn và không bị nhăn khi nằm trên giường
    • Chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
    • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày
    • Hãy báo cho bác sĩ hoặc y tá nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi hoặc khó chịu về da càng sớm càng tốt.
    Nguồn: Dizigone.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích này
     

Chia sẻ trang này