Kinh nghiệm: 6 trở ngại khi học yoga

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi nhanpham081188, 22/9/2014.

  1. nhanpham081188

    nhanpham081188 Thành viên mới

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Có rất nhiều người tìm đến Yoga như là một phương pháp giúp trẻ khỏe dài lâu, tuy nhiên không phải ai cũng kiên trì, gắn bó lâu dài được với nó. Vì một số trở ngại khi học yoga ban đầu, họ thường bỏ cuộc hoặc dựa vào những lý do khách quan cá nhân nên không thể theo đuổi bộ môn này. Vậy thì hãy cùng tôi xem qua 06 trở ngại dưới đây, tôi dám chắc rằng bạn sẽ thay đổi suy nghĩ !

    1. Các triệu chứng bất thường

    Khi tập Yoga trong người sẽ có những thay đổi, nên cần phải thận trọng và luôn luôn quan sát xem những thay đổi đó tốt hay xấu.

    + Điểm tốt: nếu thấy trong người khoẻ mạnh hơn, đêm ngủ ngon giấc, da mặt mịn màng hơn, mắt sáng hơn và tinh thần minh mẫn hơn thì đó là những dấu hiệu sự tiến triển tốt. Với những điểm tốt đó, người tập Yoga sẽ có tinh thần vững vàng hơn để tiến bước.

    Bên cạnh những điểm tốt trên còn có thể thấy khi tập Yoga được ít lâu có người thấy tay chân hay thân mình có những cử động bất thường hay cơ thể “rung chuyển”. Nếu những rung chuyển ấy do tập Yoga thì chúng là dấu hiệu tốt vì đó là sự vận hành của Prana. Điều đó chứng tỏ người tập đã có tiến bộ, vậy không nên sợ, cứ tiếp tục tập, các triệu chứng ấy sẽ tự nhiên mất.

    + Điểm xấu: Nếu tấp Yoga mà thấy trong người bất thường như trở nên hay gắt gỏng, sợ tiếng động, ngủ không ngon giấc, mắt mờ đi, đau người… Nếu tập ít đi mà những triệu chứng ấy bớt đi thì rõ ràng có khiếm khuyết trong quá trình luyện tập. Khi chưa tìm ta được những nguyên nhân của khuyết điểm ấy thì tốt nhất nên tạm ngưng tập và tìm hỏi những người có kinh nghiệm hơn để xin chỉ dẫn.

    [​IMG]

    2. Chóng chán

    Những mục đích tốt đẹp của cuộc đời, những ý định tốt cho tương lai thường là không khó nhưng bao giờ cũng đòi hỏi thời gian để thực hiện. Nó khó ở chỗ là chúng ta làm như thế nào giữ được kiên nhẫn, để điều hoà mỗi ngày làm tròn công việc dự định. Bản tính của con người là ưa thay cũ đổi mới. Khi bắt đầu làm một công việc gì thì hăng say làm rất chăm chỉ nhưng chỉ hăng say một thời gian rồi bỏ cuộc.

    Bản tính của con người là như vậy nên khi tập Yoga ta cần phải biết để chế ngự. Nên tìm cho mình một giờ tập nhất định, một nơi tập ổn định và tập đều đặn hàng ngày. Nếu tập được như thế thì mặc dù chưa có phép lạ ta cũng đã tỏ ra có nghị lực và có thêm một đức tính kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn giúp ta thành công trong cuộc đời. Kết quả tốt không bao giờ đến với người chóng chán, tương lai của ta nằm trong tay ta, ta cần phải can đảm và kiên nhẫn.

    3. Nghi ngờ

    Có những người sau một thời gian luyện tập đều đặn thì tự nhiên thấy chán và đâm ra nghi ngờ. Nghi ngờ rằng không biết Yoga có tốt thật không, có làm mình khoẻ lên thật không, có giúp mình có cuộc sống tinh thần cao thượng và tình thương chân thành thật không, có giúp mình hiểu được bản thân mình không…

    Tập Yoga có nghĩa là xây dựng những thói quen tốt mới để thay thế cho những thói quen xấu cũ. Những thói quen xấu cũ bắt rễ, bén gốc đã lâu không dễ gì loại trừ được. Vì thế một chút hiểu biết thu thập được qua sách vở, một chút hăng hái ban đầu sẽ phai mờ dần với thời gian nếu không có những kích thích tạo hưng phấn trở lại thì người tập Yoga khó mà tiếp tục đều đặn luyện tập hàng ngày.

    Để tránh những trở ngại khi học yoga đó, người tập luôn cần được kích thích bằng cách đọc thêm sách, tài liệu về Yoga hay các sách đề cao giá trị tinh thần. Nếu có thể thì gia nhập hội tập luyện Yoga để người nọ ủng hộ tinh thần cho người kia, triệt để xa lánh các tác động xấu. Như vậy niềm tin vào Yoga sẽ ngày càng được củng cố và mạnh mẽ hơn.

    [​IMG]

    4. Quỹ thời gian

    Trong cuộc sống hiện tại, mỗi người còn phải lo rất nhiều công việc khác nhau nên thì giờ rất eo hẹp. Đó là một lý do rất nhiều người nêu lên để bỏ tập hay để “chép” miệng than rằng “Yoga hay lắm nhưng tôi không có thời gian tập”. Thực ra ta có thể sắp xếp sao cho giảm bớt một giờ ngủ hoặc giảm bớt thời gian tán gẫu, thời gian mua sắm (shopping)… là ta có thể có thời gian cho tập Yoga.

    Thiền và tập tốt nhất nên thực hiện vào sáng sớm và chiều tối khi mặt trời lặn hoặc sau bữa ăn tối khoảng 2,5 –3 giờ đồng hồ. Khi thiền phải cảm thấy trạng thái thoải mái, đầu óc bình tĩnh, sáng suốt. Nếu sáng sớm ngồi thiền thấy buồn ngủ, tốt nhất ta nên tập thở vài phút để đầu óc tỉnh táo, hết buồn ngủ. Nhưng nếu tập thiền buổi tối mà tập thở có thể bị khó ngủ vì thế nên tập tư thế Con thỏ hoặc tư thế Cây nến.

    5. Nỗi lo trong cuộc sống

    Có những người nghĩ rằng họ cần phải làm giàu để đề phòng mọi rủi ro trong cuộc sống, có đủ tiền nuôi con cái học thành tài, sau khi con cái học thành tài họ phải có tiền cho con số vốn kha khá. Hơn nữa tiền bạc nhiều sẽ giúp cho mình không thua kém bạn bè và những người khác, khi tới tuổi già không phải quỵ luỵ nhờ vả con cái hay bất cứ một ai… vì vậy không thể nào đi tập Yoga được.

    Những suy nghĩ trên có phần đúng nhưng cũng có phần chưa ổn, điều chưa ổn ở chỗ người đó không biết thế nào là đủ. Trước hết, muốn có nhiều tiền phải vất vả tính toán, suy nghĩ … giai đoạn làm giàu nào cũng làm người ta phải lo lắng.

    Có người cho rằng lo cho con cái học thành tài là đủ, không nên làm giảm nghị lực và ý chí phấn đấu của chúng bằng cách lo luôn cả cuộc đời của chúng. Quan niệm này rất đúng vì đa số vĩ nhân đều đều bắt đầu cuộc đời bằng sự phấn đấu. Khó khăn là ông thầy rèn luyện ý chí.

    [​IMG]

    6. Thiếu điều kiện

    Nhiều người khi tập Yoga được một thời gian thì có cảm giác là mình không đủ điều kiện nên bỏ tập. Những điều kiện ấy được phân thành hai loại, vật chất và tinh thần.

    + Vật chất: tập bị đau lưng, đau chân, ngồi không thẳng lưng, tập cả tháng trời mà sao chưa thấy kết quả, … đấy là những lý do được đưa ra để bỏ tập. Thực chất những cảm giác đau đó xuất hiện là do ta mới bắt đầu vào tập, cơ bắp, gân, khớp chưa thích ứng với việc căng, kéo, co, vặn, duỗi, gập … của các tư thế (Asana) trong Yoga.

    Đây là diễn tiến thông thường của cơ thể và rồi cơ thể sẽ quen và ngày càng mềm dẻo cho phép ta thực hiện những tư thế đặc biệt trong Yoga như cây nến, ngồi thế hoa sen… Sự kiên nhẫn sẽ giúp ta vượt qua và thành công.

    + Tinh thần: Bản tính ham hoạt động nên những người trẻ tuổi thấy rất khó khăn trong vấn đề tập trung tư tưởng. Họ cho rằng đầu óc có nhiều ý nghĩ quá, nhiều chuyện phải giải quyết trong cuộc sống quá nên họ không kiểm soát được. Bên cạnh đó họ con cho rằng Yoga là dành cho người già. Quan niệm này chưa được đúng. Chính trong lúc trẻ, thân thể khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn là lúc tốt nhất để bắt đầu tập Yoga. Thực ra những vấn đề trong kiểm soát tư tưởng càng để lâu càng gia tăng chứ không giảm bớt theo thời gian.

    Với người trẻ hay già, cũng vậy, lúc bắt đầu tập bao giờ cũng khó. Tất cả những khó khăn về vật chất và tinh thần đều có thể đến với mọi người và người ta không ai sinh ra hoàn tàon để tập Yoga cả.

    Do vậy, điều kiện để tập Yoga không phải là phải có chân dài để ngồi hoa sen cho dễ, có đầu óc sáng suốt mà chỉ cần kiên nhẫn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nhanpham081188
    Đang tải...


  2. tamphaithien

    tamphaithien Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    20/7/2011
    Bài viết:
    2,004
    Đã được thích:
    308
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 6 trở ngại khi học yoga

    hay bị mắc nhất chính là vụ không có thời gian và không kiên trì. Trông nhẹ nhàng vậy thôi chứ em tập cũng không theo được
     
  3. memongmanh

    memongmanh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/8/2013
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    96
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 6 trở ngại khi học yoga

    Mình k dc kiên nhẫn, khó mà theo dc môn này
     

Chia sẻ trang này