Khác: 6 Trường Hợp Thiếu Máu Phổ Biến Ở Bà Bầu

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi satchobabauchelaferrforte, 28/9/2020.

  1. satchobabauchelaferrforte

    satchobabauchelaferrforte Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/9/2020
    Bài viết:
    1,238
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    38
    Thiếu máu ở bà bầu là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kì. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thiếu máu thiếu sắt là trường hợp hay gặp nhất trong thời gian mang thai, ngoài ra mẹ bầu sẽ bị thiếu máu ở các thể (dạng) dưới đây.

    Thiếu máu là hiện tượng sinh học giảm đồng thời ba yếu tố thông qua việc xét nghiệm huyết đồ: giảm số lượng hồng cầu (RBC), giảm nồng độ huyết sắc tố (Hb) và giảm hematocrite (HCT) trong máu ngoại biên.

    1. Thiếu máu do thiếu sắt

    Đây là nguyên nhân chủ yếu mà bà bầu hay gặp khi mang thai. Tại thời điểm có bầu, nhu cầu sắt ở người mẹ sẽ cần nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi. Cụ thể lúc này cơ thể mẹ sẽ cần một lượng sắt mỗi ngày là 28mg/ngày. Nhu cầu sẽ tăng nhiều nhất ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi tăng gấp 5-7 lần so với thông thường. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt như:
    • Mẹ bầu lo sợ trong thời gian thai kỳ tăng cân quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng hoặc vì nghén nặng mà ăn uống không điều độ sẽ dẫn đến không thể bổ sung sắt cho cơ thể từ thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, mẹ sử dụng các thực phẩm có chứa chất làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê, nước uống có ga,…
    • Căn bệnh về đường ruột nếu mẹ bầu mắc phải cũng làm giảm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
    [​IMG]
    Trường hợp thiếu máu này hay xảy ra nhất ở những tháng cuối thai kỳ, nếu sau sinh không được điều trị kịp thời thì sẽ có chiều hướng nặng thêm. Chính vì vậy, mẹ nên uống bổ sung viên sắt cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai và sau sinh ít nhất 4 tuần. Bên cạnh đó, nên kết hợp ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt, trứng, cá…, các loại đậu, ngũ cốc, rau có lá xanh,… và ăn nhiều trái cây giàu vitamin C vì sự hấp thu sắt vào cơ thể sẽ có sự hỗ trợ ít nhiều của các dưỡng chất này.

    2. Trường hợp giả thiếu máu


    Trường hợp này chỉ số HCT thường giảm nhưng nồng độ Hb bình thường. Từ tuần thứ 6 của thai kỳ do thể tích của huyết tương tăng nhiều hơn lượng hồng cầu và hiện tượng giữ nước ở thai phụ tạo thành tình trạng thiếu máu tương đối hay còn gọi là “thiếu máu sinh lý của thai kỳ” hoặc “thiếu máu giả do pha loãng”.

    3. Thiếu máu hồng cầu to

    Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu to chủ yếu là do thiếu folate hoặc vitamin B12. Điều này thường xảy ra do cơ thể mẹ bầu không thể hấp thụ vitamin do một căn bệnh tiềm ẩn hoặc do không tiêu thụ đủ lượng thực phẩm chứa các vitamin này.
    [​IMG]
    Để phòng tránh thiếu máu hồng cầu to cần phải có chế độ ăn đầy đủ đạm và khi cần phải cung cấp vitamin B12 thường xuyên.

    4. Thiếu máu tán huyết do thai nghén

    Ở tháng cuối thai kỳ, những huyết sắc tố lạ của thai nhi sẽ tác động lên tế bào nội diệp của nhau thai, tạo ra kháng thể gây phá hủy hồng cầu người mẹ, sự phá vỡ của tế bào hồng cầu một mặt gây thiếu máu, mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến những cơ quan khác của cơ thể do không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để hoạt động. Sốt, đau lưng, hạ huyết áp, nặng có thể đi tiểu ra máu là các biểu hiện thường gặp của bệnh lý này.

    Xét nghiệm cho ra kết quả tủy tăng sinh mạnh nên nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên nhiều, test coombs dương tính. Tùy vào thể trạng của mẹ bầu mà có thể ngăn ngừa trường hợp này bằng cách truyền máu và thông thường sau sinh bệnh sẽ khỏi.

    5. Thiếu máu ác tính do thai nghén

    Đa phần mẹ bầu gặp phải trường hợp này sẽ khó biết được nguyên nhân cụ thể thiếu máu dạng này khó biết được nguyên nhân cụ thể đặc biệt là hay gặp ở phụ nữ sau sinh đẻ nhiều lần, ở những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, chẩn đoán bệnh xác định dựa trên hình ảnh huyết học. Thông thường mẹ bầu sẽ được điều trị bằng cách bổ sung vitamin B12 và Axit Folic, sau sinh sẽ trở lại bình thường, nếu không điều trị bệnh sẽ nặng thêm.
    [​IMG]

    6. Thiếu máu bất sản tủy

    Thiếu máu bất sản tủy là một vấn đề xảy ra khi cơ thể ngừng sản xuất đủ tế bào máu mới. Thiếu máu bất sản tủy cảm thấy mệt mỏi và có nguy cơ cao nhiễm trùng và chảy máu không kiểm soát được, và nguy cơ xuất huyết trong cả thai kỳ nhất là với thai phụ không khảm thai sớm, khám thai định kỳ hàng tháng.
    Trường hợp bệnh này rất ít khi gặp, thông thường sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Thiếu máu bất sản tủy xảy ra trong thai kỳ có thể liên quan đến vấn đề tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch có thể tấn công tủy xương trong thời gian mang thai. Bệnh có thể khỏi nhưng thường tái phát, chỉ điều trị khi có triệu chứng hay diễn tiến bệnh trầm trọng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi satchobabauchelaferrforte
    Đang tải...


  2. thuongnho0829

    thuongnho0829 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/4/2021
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu to chủ yếu là do thiếu folate hoặc vitamin B12.
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mẹ bầu có thể tham khảo
     

Chia sẻ trang này