Thông tin: 7 cách đơn giản để hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 10/12/2010.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]

    Lòng tự trọng của một con người được xây dựng một cách từ từ qua sự tự nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh. Do đặc điểm như vậy, làm cha mẹ chúng ta không thể làm cho trẻ tự trọng hơn mà chỉ có thể giúp trẻ tự cảm nhận được những giá trị của mình. Tuy không làm cho trẻ trở nên tự trọng hơn, nhưng chúng ta lại có thể phá hủy lòng tự trọng của con một cách nhanh chóng và dễ dàng. Có rất nhiều cách để ta có thể phá hủy lòng tự trọng của con nhưng sau đây là 7 cách điển hình đơn giản mà bình thường chúng ta thường mắc phải nhưng lại không mấy khi để ý tới:

    1. Liên tục thúc dục trẻ

    Trẻ còn nhỏ có ít kinh nghiệm nên mỗi khi chưa làm xong một việc gì mà bị thúc dục thì cảm thấy bất an, lâu dần cảm giác đó làm cho trẻ trở nên sợ hãi và thụ động. Trường hợp này thường xảy ra trong những gia đình bận rộn hoặc những gia đình mà người mẹ thường quán xuyến nhiều công việc trong gia đình.

    2. So sánh

    Bản thân việc so sánh không gây nên ảnh hưởng nhiều nếu như nó không gắn kèm với những thái độ tình cảm, và sự đánh giá cao hay đánh giá thấp của bạn đối với sự so sánh đó. Ví dụ "giá như con có thể ăn nhanh như bạn A đầu ngõ". Sự so sánh này thường hàm ý sự chê bai hoặc luyến tiếc, hay thất vọng. Nó thường mang những tình cảm tiêu cực.

    3. Thể hiện sự mong đợi không hợp lý

    Một thói quen không tốt là những cha mẹ thường khoe con và vô tình gây nên sự mong đợi không hợp lý. Mỗi đứa trẻ có những mức độ phát triển khác nhau tuy về tuổi có thể bằng nhau. Điển hình là các bà mẹ mong đợi con ăn thật nhiều nhưng khả năng hấp thụ và nhu cầu ăn của con lại không nhiều như các bạn. Điều này cũng làm trẻ stress, thất vọng và nghĩ rằng mình đã làm cha mẹ buồn, mình không đáng yêu. Tương tự như vậy khi trẻ mới vào lớp 1 nhưng nhiều người mong đợi con phải viết chữ thật đẹp và điều này thật không hợp lý vì chúng ta lại thường kết hợp mong đợi thái quá này với sự so sánh để rồi cảm thấy căng thẳng và thất vọng. Trong trường hợp như vậy trẻ sẽ cảm thấy chán nản, không được tôn trọng và mất hứng thú học tập.


    4. Tập trung vào cái chưa đạt

    Ai cũng muốn chơi với người quý trọng và ngưỡng mộ mình, trẻ cũng vậy. Khi bạn nhìn thấy trẻ có nhiều khuyết điểm sẽ làm cho trẻ luôn băn khoăn về những khuyết điểm đó mà quên không tiếp tục phát triển những ưu điểm của mình. Nếu bạn chỉ cho trẻ khuyết điểm nhưng không chỉ cách khắc phục thì càng làm trẻ lúng túng và mất tự tin.

    5. Không hướng dẫn rõ ràng và không phản hồi kịp thời

    Ví dụ bạn muốn con bạn tự đánh răng nhưng bạn lại không hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng và từng bước một cách phù hợp trẻ sẽ rất khó có thể học theo được. Nếu trẻ biết các bạn cùng lứa tuổi với mình hoàn thành những điều đó một cách dễ dàng trẻ cảm thấy mình yếu kém và mất tự tin vào bản thân. Đối với trẻ nhỏ, kinh nghiệm sống còn rất ít nên hướng dẫn điều gì cũng cần phải hết sức rõ ràng, đơn giản và ngắn gọn. Qua từng tiến bộ nhỏ, cần phải được những phản hồi tích cực ngay điều này sẽ giúp trẻ tự tin bước qua những bước tiếp theo. Nếu không có phản hồi từng giai đoạn nhỏ, hoặc phản hồi tiêu cực trẻ sẽ thấy chán nản và thất vọng điều này cũng dẫn tới việc trẻ tự đánh giá thấp về bản thân.

    6. Đòi hỏi nhiều thứ cùng lúc

    Thật khó cho một người kể cả người lớn có thể hoàn thành được nhiều việc cùng một lúc. Vậy mà nếu ta bắt trẻ vừa phải ăn nhanh nhưng vừa để trẻ xem phim thì thật không hợp lý chút nào. Tương tự như vậy, trước khi đến trường bạn không thể vừa yêu cầu trẻ sắp sách vở vừa mặc quần áo trong một khoảng thời gian eo hẹp được. Nếu có nhiều yêu cầu, trẻ sẽ bị lúng túng vì không biết phải thực hiện điều nào trước và chưa thể biết cách đặt các thứ tự ưu tiên. Điều này dẫn đến việc trẻ sẽ không hoàn thành được một hoặc tất cả các việc theo yêu cầu.

    7. Phớt lờ và không quan tâm đến trẻ

    Trẻ nhỏ thật lắm chuyện, chúng nói huyên thuyên đủ thứ, mà toàn những thứ mà không hấp dẫn mấy với chúng ta. Điều này đôi khi làm chúng ta dễ nổi nóng hoặc trở nên phớt lờ trẻ khi trẻ muốn trò chuyện cùng, và nếu trong gia đình ít người thì điều này làm cho trẻ cảm thấy chán nản và thất vọng cho rằng mình thật không đáng giá bằng tờ báo của bố hay thỏi son của mẹ.

    Trên đây là 7 cách đơn giản và dễ mắc mà những người làm cha mẹ hay mắc phải trong cư xử hàng ngày với con cái và điều này là nguyên nhân làm hủy hoại lòng tự trọng của trẻ. Chúng ta có thể cùng nhau trao đổi thêm về những nguyên nhân khác và các cách khắc phục nếu đã vô tình mắc phải. Và chúng ta cũng nên trao đổi về các cách làm sao giúp trẻ có những cảm nhận tốt về bản thân và giúp trẻ xây dựng thái độ sống và những giá trị tích cực.


    Nguồn: Diễn đàn LÀM CHA MẸ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


  2. Quần áo trẻ em giá tốt

    Quần áo trẻ em giá tốt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/12/2012
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 7 cách đơn giản để hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

    bài viết hữu ích, cám ơn chủ top
     
  3. Nghe Nghiep Viet

    Nghe Nghiep Viet Thành viên mới

    Tham gia:
    8/1/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 7 cách đơn giản để hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

    Tôi chưa làm mẹ, nhưng tôi có một em trai cách tôi nhiều tuổi. Đối với tôi nó như là một đứa con hơn là đứa em. Đọc bài viết tôi đã hiểu được phần nào vì sao cha mẹ tôi hay than phiền vì em, vì sao nó từ một đứa trẻ ngoan giờ trở nên vô đối và lầm lì. Nó không siêng năng học hành như tôi và anh Hai nên kết quả học tập kém, nó bị so sánh, thúc giục và tôi hiểu nó đang dần mất tự tin. Lỗi là do chúng tôi, tôi đã nhận thấy điều này qua bài viết của bạn. Tôi sẽ cố gắng góp ý với mọi người và mong có thể sửa đổi được. Mong rằng mọi việc đừng quá trễ. Thanks!!!
     
  4. dongphucphothong

    dongphucphothong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/11/2012
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: 7 cách đơn giản để hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

    cái này là sưu tầm trên mạng, bỏ xung luôn vào đây cho đủ bộ kinh nghiêm

    1. Đừng bao giờ mỉa mai

    Ngay cả các từ mỉa mai, châm chọc cũng làm tổn thương trẻ. Các từ như "đứa bé hỗn xược" hay "béo ị" hoặc xấu xa hơn nữa, đôi khi vẫn được các bậc cha mẹ sử dụng khi đứa trẻ ngỗ nghịch, hoặc nhằm "khích" bé. Thực tế, những lời khen ngợi tích cực thay đổi bé tốt hơn nhiều so với các lời mỉa mai.

    Lòng tự trọng quyết định lớn đến sự thành bại trong cuộc sống sau này của trẻ. Ảnh: Everydayfamily

    2. Đưa ra các lời khen

    Những gì người khác nói về chúng ta chính là một tấm gương. Nếu tôi thức dậy vào buổi sáng, tôi sẽ không biết mái tóc của mình trông thế nào nếu không soi gương. Tương tự, trẻ sẽ không thể biết người khác cảm nhận thế nào về chúng trừ phi họ nói ra điều đó. Hãy đưa ra các lời khen đúng sự thật, đơn giản để con bạn cảm thấy tích cực về mình.

    3. Khuyến khích trẻ làm một số việc

    Khuyến khích trẻ làm điều gì đó tốn một chút thời gian, công sức. Khuyến khích bé tiếp tục, ngay cả khi việc đó trở nên khó khăn hơn, và khen ngợi mỗi khi bé vượt qua một trở ngại.

    4. Là tấm gương lạc quan cho bé

    Dạy cho bé cách nhìn các nghịch cảnh trong đời là những thử thách, chứ không phải là một trở ngại ngáng đường.

    5. Là ví dụ cho con về sự tự tin khiêm nhường

    Hai từ này hiếm khi được sử dụng cùng nhau, nhưng chúng bổ trợ cho nhau. Khiêm nhường cho phép chúng ta nhận ra điểm yếu và hạn chế của mình, trong khi sự tự tin cho phép chúng ta nhìn ra điểm mạnh và có cái nhìn lạc quan. Khi hai điều này cân bằng, chúng ta tin rằng chúng ta có thể thành công, song vẫn cần có người khác bên cạnh. Sức mạnh của người khác không phải là sự đe dọa, mà là sự hỗ trợ cho chúng ta.

    6. Lắng nghe và cho phép bé làm theo lựa chọn của mình

    Khi trẻ không đồng ý với bạn, hãy lắng nghe xem tại sao. Cho phép trẻ thực hiện lựa chọn của mình, kể cả khi nó sai lầm. Điều này giúp trẻ có được sự tự tin rằng chúng có quyền lực trong cuộc sống.

    7. Cổ vũ những đánh giá có tính phê bình

    Lời phê bình có thể mang tính xây dựng hoặc phá hoại. Hãy dạy trẻ cách nhận ra sự khác biệt này. Phản ứng bẩm sinh của con người với lời phê bình là chống đối. Hãy chỉ cho trẻ thấy cách bạn chấp nhận lời phê bình và biến nó thành sức mạnh nội tại.

    8. Yêu trẻ, dù trong hoàn cảnh nào

    Đừng nói với trẻ rằng bạn chỉ yêu hoặc chấp nhận chúng với một điều kiện nào đó. Hãy để cho chúng thấy tình yêu của bạn là vô điều kiện.

    9. Chơi với trẻ

    Con bạn cần biết rằng chúng được yêu thương. Hãy cho bé biết bé đáng giá để bạn bỏ ra thời gian thế nào. Hãy vui cùng với thú vui của bé.

    10. Nhờ chuyên gia giúp đỡ nếu bạn cần đến

    Đôi khi trẻ có các vấn đề về tâm thần hoặc gặp vấn đề trong sự phát triển, khiến lòng tự trọng bị ảnh hưởng. Nếu bạn không biết cách giải quyết, đừng ngại hỏi các chuyên gia.
     
  5. Toy_Ufo

    Toy_Ufo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/1/2013
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 7 cách đơn giản để hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

    Rất hữu ích , cảm ơn mẹ nó đã chia sẻ
     
  6. thanh_kt

    thanh_kt Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/12/2009
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: 7 cách đơn giản để hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

    bài viết hay quá. Cám ơn mẹ nó nhiều, mình sẽ sưu tập dần để điều chỉnh cách dạy con cho tốt nhất
     
  7. linhlinhvu

    linhlinhvu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/12/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 7 cách đơn giản để hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ

    bài viết hữu ích, cám ơn chủ top, trẻ con nhiều đứa giận dai lắm
     

Chia sẻ trang này