Kinh nghiệm: 7 Cách Phòng Cúm Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ Mẹ Nhất Định Phải Biết

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi satchobabauchelaferrforte, 26/11/2022.

  1. satchobabauchelaferrforte

    satchobabauchelaferrforte Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/9/2020
    Bài viết:
    1,447
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    38
    Cúm không chỉ khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, sức khỏe bị ảnh hưởng mà còn làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của thai nhi. Bởi vậy, thực hiện những cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu là yêu cầu cấp bách để đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

    Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị cúm
    Cúm là bệnh lý thường diễn ra vào mùa đông - xuân khi thời tiết đang giao mùa và có sự thất thường. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng mắc bệnh bất cứ lúc nào khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.
    Đặc biệt ở phụ nữ mang thai với thể chất yếu ớt thường dễ bị lây nhiễm cúm hơn bình thường, và khi bị cúm thì lâu khỏi. Khi bước vào các giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới việc nhiều thai phụ có khả năng mắc cúm, bị ho, cảm lạnh, nhiễm trùng cao hơn. Trung bình thời gian bị cúm kéo dài từ 3-4 ngày và có thể lâu hơn vài ngày tùy từng người. Thực hiện những cách phòng cúm cho bà bầu sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc cúm trong thai kỳ.

    7 cách phòng cúm cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nhất định phải biết
    Cảm cúm được xem là một bệnh khá nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng đầu tiên. Virus cúm có thể là nguyên nhân gây co bóp tử cung khiến sảy thai, sinh non hoặc làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy nên các bà bầu cần có những biện pháp phòng tránh để làm giảm khả năng mắc cúm trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là 7 cách phòng cúm hiệu quả nhất dành cho bà bầu.
    Tiêm vắc xin phòng cúm trước hoặc trong khi mang thai
    [​IMG]
    Tiêm vắc xin phòng cúm là một trong những cách phòng cúm cho bà bầu hiệu quả cao được nhiều mẹ lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Việc tiêm phòng cúm sẽ truyền các kháng thể kháng cúm sang cho thai nhi và bảo vệ thai nhi an toàn.

    Mẹ có thể tiêm phòng cúm tại thời điểm nào trong thai kỳ cũng được, tuy nhiên các bác sĩ khuyên nên tiêm cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, bởi sau khi tiêm xong cơ thể cần 2 tuần để sản sinh các kháng thể. Không nên tiêm quá sớm, cũng không nên tiêm phòng quá muộn để tránh làm giảm hiệu quả của mũi tiêm.

    Xây dựng chế độ ăn đủ chất, tăng cường vitamin C

    Cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ phòng tránh được rất nhiều bệnh lý trong thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý xây dựng chế độ ăn đủ chất để không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày một tăng mà còn nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, nhằm phòng tránh cúm cùng các bệnh lý khác.
    • Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết gồm acid folic, vitamin A, vitamin D, vitamin B1, sắt, canxi, protein, DHA.. để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.
    • Đảm bảo năng lượng nạp trong một ngày vào khoảng 2.560kcal trong 3 tháng giữa thai kỳ, tăng thêm 475kcal vào 3 tháng cuối thai kỳ.
    • Tăng cường thêm vitamin C từ các thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho bà bầu dồi dào vitamin C như súp lơ, quýt, dâu tây, quả kiwi, nho… bởi vitamin C có vai trò loại bỏ các chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, phòng tránh tốt các bệnh lý hô hấp, tăng cường sức đề kháng.
    >>Xem thêm: thảo dược prenalen tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

    Không tiếp xúc với người đang mắc cúm, hạn chế đến nơi đông người

    Cúm là bệnh lý dễ lây lan qua không khí, tăng nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người bị bệnh. Cách phòng cúm cho bà bầu mẹ cần nhớ chính là tránh xa nguồn lây nhiễm cúm bởi chỉ cần một vài hành động nhỏ như hắt hơi, ho, nói chuyện… cũng khiến cho mẹ bị mắc bệnh cúm.

    Bên cạnh đó, sử dụng chung đồ với bệnh nhân bị cúm cũng là con đường truyền bệnh cần tránh. Khi thấy người nhà hay người xung quanh, đồng nghiệp mắc bệnh cúm, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với người bị cúm và sử dụng các đồ vật hỗ trợ phòng cúm như khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng, chuẩn bị sẵn nước sát khuẩn.

    Cơ thể mẹ bầu rất yếu ớt khi bắt đầu mang thai, để phòng tránh cúm hiệu quả, mẹ nên hạn chế tới những nơi tụ tập đông người như chợ, siêu thị, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại… bởi đó là những địa điểm có khả năng lây nhiễm cúm cao.

    Tăng sức đề kháng với việc tập luyện, vận động thường xuyên

    Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn đủ chất, mẹ bầu cũng nên tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Các bài tập vận động, tập luyện sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn, đồng thời tăng cường sức đề kháng, mang tới một cơ thể linh hoạt, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chuyển dạ sinh nở.

    Lựa chọn một môn thể thao theo sở thích hoặc mẹ có thể tham khảo một số bộ môn phù hợp như bơi lội, đi bộ, tập yoga bầu..

    Giữ cho không gian sinh hoạt luôn thông thoáng

    Yếu tố môi trường sống cũng là tác nhân khiến cho mẹ có khả năng lây nhiễm cúm. Hãy giữ cho không gian sinh hoạt của mình luôn thông thoáng và để không khí trong lành không ngừng đối lưu trong phòng. Nhiều gia đình sử dụng điều hòa cũng không thể đóng cửa suốt 24 giờ mà cũng có lúc cần mở cửa sổ để không khí tươi mát tràn vào. Khi bước vào đông, mẹ nên sử dụng thêm máy làm ẩm không khí nếu dùng sưởi để không khí trong phòng không bị khô, giữ ẩm ở mức 45% trong phòng là được.

    >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu loại tốt giúp ngăn thiếu máu đau nhức xương khớp

    Phòng tránh cúm với các biện pháp dân gian

    Một số biện pháp phòng tránh cúm, mẹo dân gian trị cảm cúm cho bà bầu cũng được nhiều mẹ tin dùng, ví dụ như:
    • Ăn tỏi hoặc uống nước tỏi để phòng bệnh cúm.
    • Xông mũi với tỏi, tinh dầu, chanh thêm các loại lá để rửa sạch vùng mũi, hầu họng.
    • Uống nước mật ong chanh mỗi ngày vào mỗi buổi sáng giúp thải độc cơ thể.
    Súc miệng bằng nước muối thường xuyên, uống nhiều nước mỗi ngày

    Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng không chỉ là cách phòng cúm cho bà bầu rất tốt mà còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, khi mà phụ nữ mang thai rất dễ bị chảy máu chân răng hoặc viêm lợi trong thai kỳ.

    Lượng nước uống mỗi ngày cần từ 2-2.5 lít để phòng chống cảm cúm, viêm họng cho các thai phụ. Uống nước giúp thanh lọc, thải độc cơ thể, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi và tiểu tiện, điều hòa nhiệt độ cơ thể và có tác dụng đẩy nhanh các virus, vi khuẩn đào thải ra bên ngoài.

    Tăng cường sức đề kháng của mẹ bầu với viên bổ sung vi chất
    Ngoài việc chú ý nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu và sau sinh cũng cần bổ sung thêm các vi chất từ viên uống sắt, canxi, thuốc DHA cho bà bầu cùng vitamin và khoáng chất. Nguồn cung cấp vi chất từ thực phẩm không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày một tăng của mẹ và thai nhi trong bụng, vì vậy, việc sử dụng viên uống là cách bù đắp lượng thiếu hụt nhanh chóng và hiệu quả hơn cả.

    Trên đây là các biện pháp tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi ngăn ngừa nguy cơ và biến chứng thai kỳ nguy hiểm do cúm mùa. Hãy lên lịch đi khám thai định kỳ, thực hiện ăn uống ngủ nghỉ điều độ và bổ sung các vi chất tăng cường sức khỏe, mẹ sẽ vượt qua thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi satchobabauchelaferrforte
    Đang tải...


Chia sẻ trang này