Người cha mẫu mực có nghĩa là đối với con thì phải nghiêm minh, phải nhân từ, song về nhân cách thì đều bình đẳng. Vậy, làm cha cần phải có những nguyên tắc thế nào, cùng tìm hiểu với wikicabinet qua bài viết sau nhé! Nguyên tắc thứ 1 Trước hết, không được coi quyền của người cha là trên hết. Người cha mẫu mực của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc đương đại Uông Tăng Kỳ có một câu nói nổi tiếng : “Cha con nhiều năm thì thành anh em”. ông bố của Uông đối đãi với con cái rất ít khi nói đến chữ hiếu mà nói nhiều về tôn trọng và bình đẳng. Nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc – Lỗ Tấn cũng vì vấn đề này mà làm một bài thơ tên là “Đáp khách tiêu”, nội dung như sau : Không có tình cảm không thành hào kiệt Là trẻ thơ cũng có thể thành trượng phu Có những người gọi được mưa được gió Nhưng lại hiền từ như con tiểu ô thồ Ô thồ là phương ngôn của nước Sở cổ đại, có nghĩa là con hổ. Trong thơ của Lỗ Tấn nói rằng đến như con hổ cũng còn hiểu biết thương yêu con mình, huống chi là con người! Nguyên tắc thứ 2 Duy trì sự an ninh của gia đình, tăng thêm hạnh phúc gia đình, vợ chồng đều phải trung thực, chung thủy như nhau, đối xử với con cái không thiên lệch, phải coi đứa nào cũng là con. Nguyên tắc thứ 3 Phải gương mẫu, coi trọng lời nói. Hán Văn Đế Lưu Hằng là một Hoàng đế tương đối sáng suốt, đồng thời ông cũng là một người cha khá thông minh. Có một lần Thái tử Lưu Khải và em trai L Vương Lưu Vũ cùng ngồi trên một chiếc xe đi vào cung. Hồi đó quy định, tất cả mọi người vào Phủ Tư Mã đều phải xuống xe xuống ngựa, nếu không xuống thì sẽ bị xử phạt. Lưu Khải cậy mình là thái tử, không xuống xe, cứ phóng thẳng vào trong cung. Công xa lệnh Trương Thích trông thấy, một mặt đuổi theo ngăn lại, một mặt thượng tấu vấn đề này lêu Văn Đế. Văn Đế nhận tấu, nhưng không trách mắng Lưu Khải gắt gao, trái lại tự mình còn đặc biệt bỏ mũ miện, cung kính lễ phép nhận lỗi trước Trương Thích nói : “Lỗi là do trẫm quản lý giáo dục con không nghiêm”. Lưu Khải vô cùng cảm động, từ đó không tái phạm nữa. Nguyên tắc thứ 4 Phải làm cho con trẻ có cảm giác an toàn nhưng không nên quá nuông chiều hoặc bao che quá đáng. Nguyên tắc thứ 5 Bồi dưỡng lòng tự tôn cho con trẻ, khuyên con trẻ không nên dựa dẫm vào người khác, khuyến khích chúng biết cách thưởng thức, bảo ban chúng biết cách ca tụng có tính chất khẳng định, không nên phê bình, đả kích chúng. Nguyên tắc thứ 6 Tôn trọng tư chất và tiềm năng của con trẻ. Nguyên tắc thứ 7 Tránh những sự chỉ đạo sai lầm. Không nên dồn những mục tiêu hoặc động cơ mà mình chưa hoàn thành lên đầu bọn trẻ, rồi cố ép chúng phải thực hiện; tránh đóng những vai diễn ngang ngược vô lý, hoặc tiêu cực truỵ lạc, không nên với quan điểm lợi thế để đánh giá sự trưởng thành của con trẻ; tuyệt đối không nên thuyết giáo, đặc biệt là những việc mà ngay đến bản thân mình cũng không làm được. Trong quá trình một cuộc đời, gia đình là môi trường giáo dục mà con trẻ tiếp xúc đầu tiên, chaười thầy giáo đầu tiên mà đứa trẻ tiếp xúc. Cho nên tính cách của cha mẹ có ảnh hưởng tiềm ẩn sâu xa nhất đối với con trẻ. Là cha mẹ phải tổ chức sắp xếp cho con cái một môi trường gia đình tốt đẹp, phải nhận rõ : “giáo dục bằng gương mẫu quan trọng hơn giáo dục bằng lời nói”. Phải luôn luôn chú ý đến từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ hành động của mình, phải tích cực trau dồi tu dưỡng để cho mình được hoàn chỉnh. Phải lấy thân mình làm gương, phải là những tấm gương tốt cho con trẻ, đặc biệt là phải trừ bỏ một số thị hiếu không lành mạnh, nếu không sẽ “dột từ nóc dột xuống”, ví dụ cha mẹ làm những điều bất chính, làm sao có thể dạy con cái tuân theo qui củ được? Nếu muốn con cái chăm chỉ học tập, tốt nhất là bản thân hãy mở sách ra mà học trước. Có một câu danh ngôn là “Trên đời này chỉ có một chân lý là, anh chỉ có thể cải tạo được anh, chứ không thể cải tạo được người khác”. Cre: wikicabinet