8 Cách Dạy Con Biết Chia Sẻ Khi Chơi Với Các Bạn

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 6/2/2017.

By thuhien on 6/2/2017 lúc 12:26 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,817
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Khi bạn mời các bạn của bé tới nhà chơi, thì khoảng 5 phút (hoặc 5 giây) con bạn có vẻ như chơi hòa thuận với các bạn. Sau đó, con bạn sẽ giật đồ chơi của mình khỏi tay của các bạn. Con bạn sẽ la hét khi bạn và bố mẹ của những đứa trẻ kia muốn đám phán một giải pháp hòa bình cho bọn trẻ.

    [​IMG]

    Cảnh đó có quen thuộc với bạn không?

    Bạn yên tâm, quá trình phát triển bình thường của một đứa trẻ 2 tuổi là không vui vẻ khi chia sẻ đồ chơi của mình với bạn bè. Trẻ chưa có kỹ năng chia sẻ đồ chơi cho tới khi chúng 4 hoặc 5 tuổi bởi vì một đứa trẻ 2 tuổi chưa biết cảm thông, hay chưa thể hiểu được cảm xúc của người khác.

    Nhưng tại thời điểm hiện tại, nếu bạn mời bạn bè đến chơi nhà nhưng con bạn la hét, bạn có thể sẽ khó xử. Cuộc cãi vã tranh giành đồ chơi có thể leo thang. Con bạn không muốn chia sẻ không phải là vấn đề lớn, nhưng vấn đề là con bạn có thể cắn bạn bè để lấy lại đồ chơi của mình.

    Tình huống này hoàn toàn bình thường, nhưng dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể dùng để khuyến khích trẻ chia sẻ và tăng khả năng trẻ chia sẻ đồ chơi vào lần chơi kế tiếp.

    1. Thực hành thói quen chờ tới lượt.

    Với vai trò làm cha mẹ, banjc ó thể giúp con hiểu khái niệm chia sẻ qua thực hành. Khi bạn chơi với con, bạn có thể đề nghị để chờ tới lượt chơi món đồ chơi yêu thích của con. Nếu bé từ chối, đó không phải là vấn đề lớn. Bạn có thể chờ vài phút và đề nghị lại. Khen ngợi con khi con để bạn chơi cùng món đồ chươi đó. Bạn cũng có thể chỉ ra những ví dù khác nhau về việc chia sẻ trong gia đình. Thời gian ăn tối cùng nhau giúp bạn có nhiều cơ hội để “chia sẻ” thức ăn của bạn cùng con.

    2. Chuẩn bị tinh thần trước khi có buổi hẹn bạn tới chơi nhà.

    Trong khi trẻ chập chững chưa đủ phát triển các kỹ năng xã hội để sẵn sàng chia sẻ món đồ chơi yêu thích của mình với người khác, thì bố mẹ của trẻ cũng chưa hiểu trẻ. Trước khi hẹn bạn của trẻ tới chơi nhà, bạn cần giải thích trước với trẻ rằng bạn sẽ đến chơi. Bạn có thể đề nghị trẻ chia sẻ một ón đồ chơi nào đó với bạn và để những món đồ chơi này ở nơi dễ lấy.

    3. Cất món đồ chơi đặc biệt của con.

    Nếu con bạn có món đồ chơi đặc biệt nào đó, tốt nhất là bạn nên cất chúng trong ngày bạn bè tới chơi. Bằng cách này, món đồ chơi đó sẽ không trở thành tâm điểm của cuộc giành giật.

    4. Chuẩn bị những món đồ chơi dễ dàng chia sẻ.

    Bạn có thể chuẩn bị những đồ chơi theo bộ hoặc dễ dàng để thay thế. Đồ chơi lego là một lựa chọn tốt. Bạn có thể chuẩn bị những món đồ chơi nhanh chóng được thay thế bằng thứ tương tự, bởi vậy bạn có thể để cho bọn trẻ chơi búp bê hay khủng long nếu con bạn có nhiều (búp bê hay khủng long tương tự nhau thì càng tốt).

    5. Làm thủ công hoặc các hoạt động ngoài trời.

    Hoặc bỏ tất cả các đồ chơi. Cùng nhau vẽ và làm thủ công với bút chì, giấy, bút và để trẻ sáng tạo. Hoặc đưa tất cả bọn trẻ ra ngoài chơi cát hoặc nước.

    6. Khen ngợi khi trẻ chia sẻ.

    Trẻ ở lứa tuổi chập chững thích được chú ý bất kể đó là chú ý tích cực hay tiêu cực. Nếu bạn thấy trẻ chia sẻ, thì bạn hãy khen ngợi sự tốt bụng và sự hào phóng đó.

    7. Loại bỏ những đồ chơi tranh chấp khỏi cuộc chơi.

    Nếu 2 đứa trẻ không thể không thể thương lượng với nhau về một món đồ chơi, cách tốt nhất là bạn nên cất món đồ đó và hướng bọn trẻ sang hoạt động mới.

    8. Hẹn chơi ở một nơi trung gian.

    Bạn có từng nhận thấy rằng con bạn sẵn sàng chia sẻ hơn khi chơi ở nơi không phải là nhà của mình? Trẻ tuổi chập chững thường dễ chờ tới lượt để chơi khi món đồ đó không phải của chúng, bởi vậy cách dễ nhất để giải quyết vấn đề về chia sẻ là hẹn chơi ở một nơi trung gian. Đó có thể là một khu vui chơi, hiệu sách, thư viện, sân chơi nhà hàng xóm.

    Xem thêm
    Dạy con lịch sự như thế nào?
    Dạy con kiên nhẫn.
    Dạy con các kỹ năng cần thiết
    Dạy con ngăn nắp

    Dạy con tự lập.
    Dạy con làm việc nhà.


    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 6/2/2017.

Chia sẻ trang này