8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 8/12/2010.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    Những sai lầm lớn bạn có thể mắc phải (và cách sửa chữa)
    [​IMG]
    Có lẽ bạn đã từng biết đến tình huống này: Bạn ra tối hậu thư cho trẻ - "Hãy mặc quần áo vào không thì chúng ta không đi nữa!" – và con bạn trả lời rất tự nhiên "Tốt thôi, chúng ta sẽ ở nhà!". Dường như làm cho bạn chưng hửng. Chúng ta nhận thấy đôi khi những nỗ lực dạy con của mình không mang lại kết quả như ý muốn (thật là mệt mỏi!), và dĩ nhiên còn có những cuộc đối đầu không cần thiết nữa. Nhưng đôi khi bạn cần thể hiện vai trò làm cha mẹ của mình. Hãy học để tránh và khắc phục những lỗ hổng trong kỹ năng làm cha mẹ của bạn.


    1. Hù dọa

    Gina Kane, người mẹ ở New Jersay kể "Con gái 2 tuổi của tôi, Chloe, không chịu đi đến nhà cô bảo mẫu các buổi sáng thứ hai. Một ngày, khi Chloe không chịu ra khỏi xe khi đến nơi, tôi chỉ vào căn nhà bên cạnh và bảo cháu đó là một nhà trẻ do những "ông ba bị" trông coi, làm cho cháu rất sợ hãi. Tôi cho cháu chọn lựa vào nhà cô bảo mẫu hoặc vào nhà trẻ của "ông ba bị". Nhiệm vụ đã hoàn thành: Chloe chạy ngay vào nhà cô bảo mẫu. Sau đó một tuần: Cô bảo mẫu tình cờ hỏi Kane rằng cô có biết gì về nhà trẻ bên cạnh không, bởi vì con gái cô nói hoài về nơi đó. Kane thú nhận "Tôi rất xấu hổ khi giải thích cho cô giáo, và đến bây giờ Chloe vẫn nghĩ rằng tất cả các nhà trẻ đều do "ông ba bị" trông coi. Tôi sẽ gặp khó khăn nếu muốn cho cháu đi nhà trẻ."

    Cách tốt hơn: Hù dọa là cách giải quyết hấp dẫn khi cần thiết. Đôi khi bạn có thể thành công khi sử dụng nó. Một người mẹ khác cũng gặp rắc rối khi cháu bé mới biết đi rất sợ một chú hề gọi là Macaroni. Bất cứ lúc nào cháu không hợp tác, bà chỉ cần nói "Có lẽ chúng ta nên đến gặp Macaroni" thì anh chàng lập tức mặc quần áo ngủ hoặc ăn nhanh món cà rốt. Nhưng cũng như Kane, chúng ta nhận thấy đôi khi mẹo hù dọa có thể quay trở lại làm hại chúng ta nên tốt nhất là thành thật, Bonnie Maslin - tác giả cuốn Picking your battles (Tạm dịch Lựa chọn cách đối đầu) – nói. Thay vì dọa dẫm, Kane có thể nói "Mẹ biết thỉnh thoảng con không muốn đi học. Mẹ cũng thể, thỉnh thoảng chẳng muốn đi làm đâu". Sự thông cảm có thể làm cho các buổi sáng thứ hai trở nên dễ dàng hơn.

    2. Không giữ lời

    Bạn có muốn làm cho con bạn chẳng bao giờ nghe lời bạn không? Hãy răn đe nhưng không thực hiện. Tôi và con gái Ella vừa rồi có đến một buổi playdate (các bà mẹ mang con đến nhà một người trong số họ - người này sẽ giữ trẻ suốt ngày, các bà mẹ luân phiên) tại nhà một người bạn tôi. Ở đó có một cháu gái nhỏ luôn giật lấy bất cứ đồ chơi nào mà Ella cầm lấy. Mẹ cô bé nói "Trả lại cho Ella không thì mẹ cất đấy", rồi quay lại nói chuyện tiếp với chúng tôi. Dĩ nhiên, khi Ella cầm lấy một đồ chơi khác, thì cháu nhỏ lại tiếp tục giật lấy.

    Cách tốt hơn: Tất nhiên không vui gì khi phải làm đứa trẻ hư, nhưng nếu trẻ cư xử xấu thì phải chịu hậu quả. Bridget Barnes - đồng tác giả cuốn Common Sense Parenting for Toddlers and Preschoolers (Tạm dịch Tâm lý chung của phụ huynh có con chưa đến tuổi đi học) – nói "Lặp đi lặp lại câu "Nếu con còn ném cát, mẹ sẽ đưa con ra khỏi sân chơi bây giờ" sẽ không thể làm ngừng hành vi đó. Những gì con bạn nghe được chỉ là "Mình có thể chơi thêm vài lần trước khi mẹ thật sự bắt phải dừng tay".

    Thay vào đó, cần cảnh báo trước, và sau đó nếu trẻ vẫn còn lặp lại, hãy cho trẻ nhận một hậu quả tức thì như bắt nghỉ một lúc. Nếu cháu vẫn tiếp tục thì lúc đó hãy rời đi. Lần tới, hãy nhắc cháu một cách nhẹ nhàng "Con có nhớ lần trước chúng ta phải về sớm khi con ném cát không? Mẹ hy vọng hôm nay chúng ta không phải về sớm như thế nữa".

    3. Vợ chồng có cách cư xử trái ngược nhau

    Khi Polly Lugosi và chồng, Jim, đưa hai con (Zoe – 5 tuổi và Miles – 2 tuổi) ra ngoài chơi, họ bảo lũ trẻ rằng chúng phải cư xử tốt không thì sẽ không được đi chơi. Polly nói "Thật không may, chồng tôi quá dễ dãi nên luôn đưa chúng đi chơi ngay cả khi chúng cư xử không tốt".

    Cách tốt hơn: Tất nhiên trong thâm tâm Jim không muốn phá hoại những nỗ lực của Polly, nhưng thực sự anh đang làm điều đó. Biểu lộ một thái độ thống nhất của cha mẹ sẽ làm cho trẻ cư xử tốt hơn, điều đó cũng giúp bạn tránh khỏi cảm giác thất bại thường xuyên. Nancy Schulman - đồng tác giả cuốn Practical Wisdom for Parent: Demystifying Preschool years (Tạm dịch Kiến thức thiết thực cho cha mẹ: Làm rõ khoảng thời gian trước tuổi đến trường) – nói "Nếu bạn và chồng thích những biện pháp trừng phạt khác nhau cũng được thôi, miễn là trẻ phải chịu hậu quả nào đấy nếu gây ra cùng một hành động". Khi không có mặt lũ trẻ, vợ chồng hãy liệt kê các luật lệ và thảo luận về các lựa chọn khác nhau.

    4. Mua chuộc thường xuyên

    Liz Samuel - người mẹ ở Montclair, NJ (USA) – nói "Con gái Isabelle hai tuổi của tôi rất kém ăn. Vì vậy tôi hứa thưởng cho cháu một miếng bánh sôcôla nếu cháu ăn hết phần của mình". Phần thưởng có tác dụng tích cực: Isabelle ăn hết phần thịt gà và khoai tây của cháu. Nhưng rồi cháu lại bắt đầu yêu sách ở bàn ăn. "Bây giờ, nếu tôi muốn cháu ăn, cháu đòi được sôcôla hoặc kẹo que", người mẹ phàn nàn. "Thêm vào đó, cháu chỉ ăn một chút thịt rồi ngồi đợi phần thưởng".

    Cách tốt hơn: Tất cả chúng ta đều cần một sự động viên để hoàn thành công việc gì đó. Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng cách tốt hơn là nên củng cố những hành vi tích cực. Maslin khuyên "Thay vì nói "Hôm nay nếu con cư xử tốt ở nhà bà ngoại, mẹ sẽ mua đồ chơi cho con" thì hãy thử nói "Mẹ thật sự tự hào vì con đã rất ngoan trong bữa ăn tối ở nhà bà ngoại". Và đừng coi thường sức mạnh của việc biểu lộ sự thất vọng. Maslin nói "Khi nói rằng "Mẹ thật rất buồn khi con làm hỏng món quà bố tặng mẹ" bạn sẽ làm trẻ cảm thấy hối tiếc vì hành động của mình. Khi nói vậy bạn có thể cảm thấy mình thật tệ, nhưng bạn sẽ thật sự giúp trẻ có được lương tâm".

    5. Không tuân thủ các quy tắc do mình đặt ra

    Khi con trai 2 tuổi của Anne Wear có những hành vi không nên – như là giấu chìa khoá xe của mẹ, kéo sách ra khỏi giá - người mẹ sẽ đập vào tay con và nói "Không được" bằng giọng gay gắt. Cô ấy nói "Nó có hiệu quả tốt, cho đến một ngày thầy của cháu bắt gặp cháu đánh vào tay bạn khi bạn lấy đồ chơi hoặc chắn ngang đường cháu". Wear nhận ra rằng cô ấy không thể nói với Brandon rằng hành động đó là sai vì cô ấy và chồng vẫn làm thế với cháu. Wear nói "Chúng tôi phải chuyển sang hình thức phạt cô lập trong phòng khác".

    Cách tốt hơn: Trẻ không chỉ bắt chước những hành vi xấu của cha mẹ, mà còn có thể chất vấn cha mẹ về điều đó. Suzi Dougherty đã nhận ra như vậy. Con trai 2 tuổi của cô ấy biết rằng ném đồ chơi trong nhà là hành động không chấp nhận được. "Nhưng một ngày kia chồng tôi, Chris, ném một con chó đồ chơi sang phòng bên cạnh để cho nó khỏi bị giẫm lên", người mẹ kể. "Will lập tức yêu cầu chồng tôi vào phòng khác. Kể từ đó, chúng tôi cố gắng cẩn thận hơn và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đặt ra. Cô ấy nói thêm "Nhưng về một mặt nào đó, ít nhất điều này cũng cho thấy quy tắc "không ném đồ chơi" đã bắt đầu được thấm nhuần".

    6. Mất bình tĩnh

    Chăm sóc trẻ mới biết đi đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. Nhưng đã nhiều lần Gabrielle Howe ở Staten Island, NY (USA) cảm thấy mất hết kiên nhẫn khi dạy con gái 2 tuổi Thea. "Một ngày nọ tôi đã mất hết bình tĩnh và hét lên với Thea", người mẹ thú nhận. "Sau đó cháu cố gắng đẩy tôi vào phòng mình".

    Cách tốt hơn: Hình thức "đi nơi khác để bình tĩnh lại" không chỉ giành cho trẻ, nó cũng hữu ích cho cả người lớn. Schulman nói "Hãy bỏ đi, thở thật sâu, đếm đến 10, và rồi sẽ hiệu quả hơn khi bạn kỷ luật trẻ". Hãy bỏ đi sang phòng khác nếu con bạn được an toàn trong giường hoặc phòng giành cho trẻ. "Nếu bạn không thể để con lại một mình thì cả hai mẹ con nên đi sang phòng khác". Cô ấy nói thêm "Thường sự thay đổi cảnh vật sẽ làm cả hai mẹ con bình tĩnh lại". Nếu có chồng hoặc bạn bè bên cạnh, hãy yêu cầu "Em cần yên tĩnh một lát, anh có thể trông con được không?" Schulman gợi ý. Và hãy nhớ rằng, trẻ con là chuyên gia trong việc chọc giận bạn, nhưng nếu bạn có thể tránh để tình huống càng thêm tồi tệ bằng cách cảnh báo trước đi liền với hậu quả sau, thì có thể giúp cả hai mẹ con bình tĩnh hơn.

    7. Để quá lâu

    Vừa rồi tôi bị kẹt xe cùng với con gái 2 tuổi Ella, con tôi bắt đầu cựa quậy và mở khoá dây an toàn. Bực mình vì đường về quá chậm cộng với điệp khúc lặp đi lặp lại của bài hát "Row, row, row your boat", tôi bảo cháu rằng nếu cháu không cài lại dây an toàn thì tối đó tôi sẽ không đọc truyện cho cháu nghe trước khi ngủ - một công cụ rất hiệu quả khi con gái tôi trì hoãn việc thay đồ ngủ hoặc đánh răng buổi tối. Tuy nhiên, lần này giờ đi ngủ còn rất xa – và lời đe dọa hầu như ít tác dụng. Ella không ngừng nghịch khoá dây an toàn, và nếu nhắc lại việc này vào buổi tối thì thật là vô nghĩa.

    Cách tốt hơn: "Sự thật là sau một giờ, trẻ con đã không còn nhớ những gì chúng đã làm sai trước đó nữa, chứ đừng nói gì đến ngày hôm sau", Barnes nói "Nếu con bạn dùng xe đồ chơi để đánh bạn khác thì đừng huỷ buổi playdate ngày hôm sau mà chỉ cần cất xe đi ngay lập tức"

    8. Nói quá dài

    Chồng tôi, Patrick, lại định bắt đầu một bài giải thích dài dòng cho Ella về việc ngủ tốt cho sức khoẻ như thế nào vì cháu vừa trải qua một ngày bận rộn ở nhà bà ngoại. Nếu cố gắng giải thích chi tiết cho một đứa trẻ, đôi khi bạn cảm thấy bất lực về từ ngữ.

    Cách tốt hơn: Barner nói "Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ. Những lời giải thích hoặc hướng dẫn dài dòng có thể không đọng lại trong đầu trẻ. Nói "Không ăn bánh trước buổi tối nhé" là đủ để trình bày vấn đề, không cần phải giảng giải rằng đồ ngọt sẽ làm bữa ăn sau đó kém ngon miệng như thế nào. Và cũng phải nói những từ ngữ thích hợp với lứa tuổi cháu. Tôi biết một vị phụ huynh đã hết hơi khi bảo con trai không được "rên rỉ" nữa. Rồi một ngày đột nhiên đứa trẻ hỏi lại "Rên rỉ là gì hả mẹ?". Sử dụng những từ như "rên rỉ" cũng được miễn là bạn phải giải thích ý nghĩa của nó "Mẹ không hiểu làm sao con cứ rên rỉ thế. Con trai hãy nói rõ ràng ra mẹ nghe nào."

    Tự sửa mình

    Bạn cảnh báo trẻ, rồi không thực hiện. Hoặc bạn lớn tiếng với trẻ - và với chính bạn. Làm thế nào để điều chỉnh hành vi của mình? Dưới đây là gợi ý của Nancy Schulman - đồng tác giả cuốn Kiến thức thiết thực cho cha mẹ.

    Khắc phục những sai lầm: Thậm chí khi bạn nhận thấy cần xem xét lại toàn bộ các công cụ dạy con của mình, thì cũng chỉ nên chọn ra hai vấn đề lớn để bắt đầu thực hiện. Đừng áp đảo trẻ với một lúc 20 quy tắc mới. "Hãy ngồi xuống khi con bạn đang thư thái và phân tích từng quy tắc để trẻ hiểu được những gì cần làm", Schulman nói.

    Tránh đối đầu: Chúng ta hãy nói về những trẻ hay cáu giận với những món ăn sáng. Hãy cho cháu lựa chọn – ngũ cốc hay trứng – hơn là cố đánh vật khi ăn sáng, như thế cháu sẽ có cảm giác được tự chủ hơn.

    Cần có thời gian: Schulman lưu ý "Sẽ mất thời gian để sửa chữa một hành vi xấu. Nếu bạn bắt đầu với sự kiên định thì trẻ sẽ hiểu được. Có thể mất mười hoặc hai mươi lần, nhưng cuối cùng trẻ sẽ làm được thôi".


    Biên dịch: Mehu theo Amanda May, Parenting
    Nguồn: Dự án mở chia sẻ bài dịch giáo dục trẻ em - Diễn đàn LÀM CHA MẸ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


  2. mekhoithoi08

    mekhoithoi08 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    7/12/2008
    Bài viết:
    8,433
    Đã được thích:
    1,644
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con

    bài viết hay quá.em cám ơn chủ top nh nh
     
  3. duanwasabi

    duanwasabi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/7/2013
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: 8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con

    cách mua chuộc là dễ hình thành thói quen xấu về sau nhất.
     
  4. chiaky25t

    chiaky25t Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/8/2012
    Bài viết:
    1,233
    Đã được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: 8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con

    hay quá, sợ rằng mình sẽ quên mất những điều này, phải ghi nhớ thôi.
     
  5. Mẹ Tívoi

    Mẹ Tívoi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    31/7/2010
    Bài viết:
    5,449
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con

    Mình cũng mắc phải 2 lỗi trên đây, sửa thế nào nhỉ?
     
  6. Mr>>Huy

    Mr>>Huy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: 8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con

    Từ bây giờ mình sẽ không dọa bé nữa mà lắng nghe và hiểu con hơn
     
  7. honglien69

    honglien69 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/7/2013
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con

    Không dễ dàng để dạy con, nhất là khi nó càng lớn càng bị ảnh hưởng của XH. Việc dạy con khó gấp 100 lần việc kiếm tiền nuôi nó. Không có nguyên tắc nào hữu hiệu bằng việc làm gương cho nó, mà còn....hên xui, có đứa không chịu tiếp thu, pó tay !
     

Chia sẻ trang này