Bạn chưa quen lắm với vai trò làm cha? Bạn thực sự lúng túng trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái? Dưới đây là 9 lời khuyên dành cho bạn. 1. Hãy sáng tạo: Người bố phải thường xuyên có những sáng kiến tốt. Khi gặp một việc khó trong chăm sóc con cái, hãy tỏ ra tự tin: "Anh có thể làm việc đó", hoặc: "Anh muốn thực tập bây giờ", để vợ bạn khỏi giành ngay đứa trẻ để chăm sóc. 2. Hãy thực hành nhiều hơn: Đừng nghĩ rằng vợ bạn giỏi hơn bạn trong việc chăm sóc con cái. Cô ấy biết hơn chẳng qua là vì cô ấy thực hành nhiều hơn thôi. Và chính bạn cũng vậy, bạn muốn chăm sóc được con bạn thì phải thực hành qua các công việc hàng ngày. Đấy cũng là cách để làm tăng thêm tình cảm giữa cha con bạn. 3. Hãy tự hào về những gì bạn đang làm với con bạn: Bố thường khác mẹ trong việc chơi với con cái. Các ông bố thường bày ra các trò chơi vận động, trong khi mẹ thường thích các trò chơi thiên về tình cảm. Đừng thay đổi khi bị vợ chỉ trích, chính các trò chơi của bố sẽ giúp trẻ có được những bài học về tinh thần kỷ luật. Những trẻ này cũng dễ dàng hoà nhập hơn vào môi trường mới và dễ thành công hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ. 4. Cần tỏ ra tình cảm đối với con bạn: Chơi đùa với con cái cũng tạo ra sự gần gũi với con bạn, nhưng đôi khi tỏ ra tình cảm cũng quan trọng. Cần tỏ ra cảm thông và tình cảm hơn đối với con, để hai cha con ngày càng thân thiết. 5. Hãy là người đồng hành với vợ: Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã qua từ lâu. Trong xã hội ngày nay, người đàn ông trong gia đình phải đồng hành với vợ trong việc chăm sóc con cái và gia đình. Điều này sẽ tạo ra một không khí gia đình vui vẻ hơn, rất có lợi trong công việc chăm sóc con cái. 6. Hãy gần gũi với con mọi ngày: Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi đừng nghĩ rằng chỉ có ngày nghỉ cuối tuần bạn mới có thời gian giành cho con cái. Hãy gần gũi hằng ngày với con bạn, bạn mới biết được những đặc tính của nó và dẫn tới việc chăm sóc nó hàng ngày được dễ dàng hơn. 7. Hãy tôn trọng vợ: Phải cố gắng tìm hiểu được hết tất cả cách chăm sóc gia đình của vợ, và đối với những việc bạn không thể tham gia vào, hãy tỏ ra tôn trọng quyết định của cô ấy. Hãy lập ra những quy trình mà trong đó bạn có thể tham gia vào công việc nhà và chăm sóc con cái cùng lúc. Và khi con bạn lớn lên, bé cũng sẽ tham gia vào quy trình này. 8. Cần nhận thức rõ nhu cầu giao lưu: Nếu vợ bạn vẫn chưa sẵn sàng để chia sẻ công việc chăm sóc con cái, hãy giải thích rõ với cô ấy rằng bạn cũng muốn tham gia trong công việc này. Dần dần vợ bạn sẽ hiểu ra và chia sẻ gánh nặng này với bạn. 9. Nếu bạn ly hôn: hãy chia sẻ vai trò chăm sóc con cái: Nếu chẳng may bạn phải ly dị, đừng gạt bỏ vai trò làm bố của mình. Hãy liên lạc thường xuyên qua điện thoại, mail hoặc hỏi thăm người này người khác, bạn sẽ nắm được nguồn thông tin thường xuyên hơn. Hãy vì lũ trẻ, đừng vì những mâu thuẫn cá nhân với người vợ trước mà làm ảnh hưởng đến việc nuôi dạy chăm sóc trẻ. Theo VDCMedia Nguồn: Thanhniên online Sưu tầm: Thu Hiền.