9 điều bạn cần biết về Bệnh Tiểu Đường - Bệnh tiểu đường hiểu đơn giản là khi trong cơ thể của bạn, lượng đường từ thực phẩm bạn đã ăn không chuyển hoá thành năng lượng cho cơ thể mà tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường huyết tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường. - Việc điều trị bệnh tiểu đường mục tiêu chính là giữ cho lượng đường huyết của bệnh nhân luôn ở mức ổn đinh nhằm ngăn ngừa những biến chứng có thể xẩy ra của căn bệnh này. - Một trong những chỉ số giúp các bác sĩ có thể kiểm tra mức độ ổn định đường huyết của người bệnh là chỉ số HbA1c. Nhưng việc kiểm tra trở nên rất khó khăn, nguyên nhân là do nhiều bệnh nhân không hiểu đúng tâm quan trọng của chỉ số này dẫn đến những sai lầm trong việc kiểm soát đường huyết. Dưới đây là những thông tin quan trọng danh cho những người đang bị hoặc muốn phòng ngừa từ sớm căn bệnh tiểu đường. 1. HbA1c được hình thành như thế nào? HbA1c là phức hợp giữa nguyên tố Hemoglobin và đường glucozo tế bào hồng cầu. Ảnh minh hoạ mô hình phức hợp của HbA1c - Hemoglobin (Hb) là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, giữ vai trò lưu thông oxy trong máu và chịu tránh nhiệm gắn kết các phân tử đường glucozo để tạo ra HbA1c. - Sự hình thành HbA1c ở con người xảy ra chậm, chỉ 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày. 2. Quá trình kiểm tra HbA1c trong máu như thế nào? Các bác sĩ kiểm tra chỉ số HbA1c bằng cách lấy một mẫu máu của bệnh nhân và xét nghiệm tại bằng các thiết bị chuyên dụng. Kết quả sẽ được tính theo tỉ lệ % của phân tử HbA1c trong máu. 3. Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa như thế nào? - Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt và chính xác nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian vừa qua. 4. Chỉ số HbA1c ở mức nào là bình thường? - Người bình thường sẽ có chỉ số HbA1c chiếm 4-6% trong máu. - Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7 Mmol/L. - Khi chỉ số HbA1c trên mức 10%, điều này cho thấy đường huyết của bạn đang ở mức quá cao. Tiềm tàng nhiều nguy cơ biến chứng do bệnh. Chỉ số HbA1c ở mức <6.5 % chứng tỏ bạn đã kiểm soát tốt lượng đường huyết. Bảng chỉ số HbA1c và lượng đường huyết 5. Có thể phát hiện bệnh sơm từ việc xét nghiệm chỉ số HbA1c hay không? - Quá trình xét nghiệm HbA1c chỉ có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả của quá trình điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh tiểu đường. 6. Kiểm soát chỉ số HbA1c để làm gì? - Khi chỉ số HbA1c của bạn thấp hơn 6.5%, bạn có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Việc kiểm soát đường huyết dựa trên chế độ dinh dưỡng hằng ngày, việc luyện tập thể lực và lối sống hằng ngày. 7. Bao lâu thì nên xét nghiệm HbA1c? Tối thiểu trong một năm những bệnh nhân type 1 và 2 nên kiểm tra chỉ số này 2 lần. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn - 3 tháng/1 lần. 8. Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào? - Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm. - Xét nghiệm HbA1c cho kết bao quát hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua, tuy nhiên cả 2 chỉ số đều giúp cho bạn và bác sĩ có kế hoạch thay đổi cụ thể trong điều trị về chế độ ăn, tập luyện thể dục cũng như chế độ dùng thuốc thích hợp hơn. 9. Kiểm soát chỉ số HbA1c như thế nào? Để đạt được chỉ số HbA1c ở mức an toàn <6.5%, đầu tiên bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm ngọt và tinh bột, nên ăn nhiều rau củ quả hơn, các thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó là chế độ rèn luyện sức khoẻ và sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định. Lưu ý:Chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên và liên tục sử dụng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát được chỉ số HbA1c ở mức an toàn. “NatuAla Bio - Thực phẩm chức năng điều trị tiểu đường” Vào website để xem kiểm chứng thực tế hiệu quả sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng ALA