9 rắc rối ở bà mẹ sau sinh

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi lubutan2, 11/12/2011.

  1. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Ngừa ứ dịch sau sinh

    Ngừa Ứ dịch sau sinh - Dành cho các Bà mẹ sinh thường, sinh mổ, nạo hút và phá thai bằng thuốc.

    Sau khi sinh tử cung phục hồi và lớp niêm mạc tăng sinh kia bắt đầu hoại tử, xơ hoá rồi bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy,...Theo đường âm đạo thoát ra ngoài: Người ta gọi là máu sinh hay còn gọi là " Sản dịch sau sinh"

    Nếu sau khi sinh mà sản dịch còn ứ đọng lại trong tử cung, hoặc ra không hết,..

    Thì triệu chứng: Đau bụng dữ dội như đau đẻ, sốt,bụng trướng...Sờ vào chỗ đau thấy nổi cục di chuyển qua lại,.. Mà người xưa gọi là bệnh "Máu nhà con" hoặc là bệnh "Máu sản hậu" xem ra cũng " Xêm xêm" nhau.

    Người bình thường: Sản dịch xuất hiện trong vòng 20 ngày. Nếu lâu hơn là hiện tượng bệnh lý.

    Một triệu chứng khác cũng rất thường gặp khi bị ứ dịch sau sinh: Do sản dich bị ứ, nên thận không dẫn nước ra ngoài được mà làm cho cơ thể Bị phù (Bệnh thũng) hay còn gọi là Thuỷ thũng do huyết ứ.

    Vì vậy để ngăn ngừa " Ứ dịch sau sinh" phải dùng vị thuốc " Gia truyền để lại " có tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt thuỷ, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt,...chấm dứt sự tê đau.

    Phương thuốc Gia truyền:

    Cây cù đèn (Loại mọc ở rừng núi gần biển thì mới tốt).

    Sau khi sinh từ 7-10 ngày mới dùng.

    Chế biến: Thu hái cây đem về, xắc lát, phơi khô, sao vàng.

    Cách dùng: Lấy 250 -300 g , cho vào ba chén nước sắc còn 1 chén và uống 1 lần lúc bụng lưng (Chỉ được dùng 1 lần thôi nhé).
    son spec | son mykolor | son kova | son dulux | sơn jotun | son dong a |dịch vụ sơn nhà
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lubutan2
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Sửa lần cuối: 25/1/2013
  2. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Biện pháp giảm căng đau ngực sau sinh

    Các bác sĩ cho biết, căng sữa là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy ngực căng đau, và có đến 20% có triệu chứng này.

    Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này. Thứ nhất là sau khi sinh, cơ thể của người phụ nữ đã quá mệt mỏi, ảnh hưởng đến giờ giấc nên cơ thể không cho con bú đúng giờ. Thứ hai là những sản phụ phải mổ sinh thì sau khi sinh, vết mổ sẽ gây đau, làm cho chị em không kịp thời cho con bú được.

    Tuy nhiên, bất kể là do nguyên nhân nào làm cho ngực bị căng sữa khiến cho ngực bị đau tức thì chị em đều phải hết sức chú ý. Bởi vì ngực căng đau sẽ làm ức chế sự bài tiết của sữa, làm cho lượng sữa ít đi, khiến cho người mẹ không có đủ sữa cho con bú.

    Ngoài ra, bị tắc sữa cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tuyến sữa. Vì vậy, một việc hết sức quan trọng là phải kịp thời phòng tránh tắc sữa.


    Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên cho những phụ nữ mới sinh hai biện pháp không cần dùng thuốc:

    -Nếu khi mới sinh xong mà ngực đã căng đau thì phải kịp thời áp dụng biện pháp chữa trị, mà chủ yếu là chườm nước nóng. Đây được coi là một biện pháp giảm đau rất tốt. Nên lấy túi nước nóng khoảng 40-50oC chườm trong khoảng 10-15 phút, cách 4 giờ lại chườm một lần, cho đến khi cảm thấy đỡ căng đau thì thôi.

    -Vắt bớt sữa cũng là một biện pháp giảm căng đau rất tốt, thường là sau khi đỡ căng đau, lấy vú cao su hút bớt sữa đi.


    theo www.khamchuabenh.net
     
  3. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Tự điều trị tắc tia sữa

    Phòng tránh là biện pháp tốt nhất. Muốn vậy, mẹ của bé cần nắm được một số điểm cần lưu ý trong quá trình cho con bú . Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn tránh được hiện tượng tắc tia sữa xảy ra.
    Mẹ của bé sẽ là người đầu tiên phát hiện ra những dấu hiệu (triệu chứng) của bệnh. Nên sự hiểu biết về bệnh là việc hết sức cần thiết, điều này có thể giúp mẹ của bé tự chẩn đoán và tiến hành tự điều trị sớm.
    Khi phát hiện ra bầu vú có dấu hiệu căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần thì phải chú ý quan sát xem bề mặt vú có đỏ và sờ có đau không? (cần so sánh 2 bên với nhau thì mới thấy sự khác biệt, tuy nhiên cũng có khi cả 2 bên cùng bị nhưng trường hợp này ít gặp hơn và nếu có thường không đối xứng). Có cảm giác sốt hay không? Nếu có, thì đó có thể là những triệu chứng đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa. Khi đó, mẹ của bé phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết và hạn chế việc tạo lập thêm những vị trí tắc mới, khơi thông dòng chảy tự nhiên của sữa. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để tan sữa vón kết mà không làm tổn thương những nang và ống dẫn sữa bình thường khác. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, mẹ của bé có thể áp dụng một trong các cách sau: dùng tay day ép hoặc dùng dụng cụ hút sữa.
    1. DAY ÉP BẰNG TAY:
    - Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.
    - Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
    - Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.
    Những cục mảng hình thành trong bầu vú khi bị tắc tia sữa có thể tồn tại một thời gian dài ngay cả khi mẹ của bé thức hiện động tác day ép tốt, nhưng điều đó hoàn toàn không đáng ngại nếu lượng sữa ra vẫn bảo đảm như trước khi bị tắc. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để tăng nhanh hiệu quả điều trị.
    Như đã đề cập ở các bài trước, động tác bú mút rất quan trọng vì thế khi day ép nên kết hợp với động tác bú mút. Trường hợp núm vú bị tổn thương (nứt cổ gà ...) mà sợ đau không dám cho con bú thì phải để người lớn bú mút ra, tránh để sữa ứ đọng.
    2. DỤNG CỤ HÚT SỮA: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
    Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút sữa, nguồn gốc khác nhau, giá cả cũng đa dạng. Mẹ của bé có thể mua ở những nơi bán dụng cụ y khoa. Tại Tp.HCM tập trung ở đường Cống Quỳnh gần Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ và đầu đường Trần Hưng Đạo Q1 gần chợ Bến Thành. Hoặc có thể tham khảo Máy hút sữa

    Nếu bạn đã thử 1 trong 2 cách trên mà không thấy đỡ thì nên đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn điều trị. Đến muộn có thể sẽ dẫn đến HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG như bị áp xe vú.
     
  4. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Khoảng thời gian sau khi sinh nở vài ngày hoặc phải tuần, bạn rất dễ phải đối mặt với những khó chịu như: Bí tiểu; Tiểu són; Căng, viêm vú; Táo bón; Sưng bụng; Chảy máu âm đạo… Nếu các dấu hiệu trên có xu hướng gia tăng, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

    Lưu ý: Cũng giống như với bé, nếu muốn sử dụng thuốc hay cách điều trị nào, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

    1. Sưng bụng

    Bụng chướng lên và sưng to, nhất là với trường hợp bạn phải sinh mổ. Thường 5 đến 7 ngày sau đó, hiện tượng trên sẽ giảm hoặc biến mất.

    2. Đau bụng

    Dấu hiệu này xuất hiện vài ngày sau sinh. Bạn có thể cảm thấy bụng đau hơn kèm theo các cơn co thắt khi cho con bú.

    Nguyên nhân: Tử cung co lại để trở về kích thước ban đầu. Việc cho con bú kích thích cơ thể bạn tiết ra oxytocine (một loại hormone gây co tử cung) và khiến bạn bị đau bụng.

    Khắc phục: Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng thời gian cho con bú. Nếu những cơn đau bụng có xu hướng tăng lên, bạn nên đi khám để biết rõ nguyên nhân đau bụng.

    3. Âm đạo chảy máu

    Xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả khi bạn sinh thường hay sinh mổ. Máu có màu đỏ sẫm, hồng nhạt hoặc vàng. Nhiều trường hợp ngưng chảy máu sau khi sinh nhưng một thời gian sau lại tái phát, nhất là khi bạn hoạt động mạnh.

    Nguyên nhân: Có thể là do sót nhau. Ngoài ra cũng có thể do rách âm đạo, rách cổ tử cung, vỡ hoặc lộn tử cung.

    Khắc phục: Những giờ đầu tiên sau sinh là khoảng thời gian rất quan trọng để chẩn đoán và chữa trị tình trạng chảy máu âm đạo bất thường của bạn. Trường hợp âm đạo tái phát, chảy máu kéo dài sau đó, bạn nên đi khám bác sĩ càng nhanh càng tốt.

    4. Táo bón

    Thường gặp trong vòng vài ngày sau khi sinh, nhất là ở những người mổ đẻ.

    Khắc phục: Bạn nên uống nhiều nước, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, ăn chất mềm dễ tiêu hóa.

    Trường hợp, táo bón nặng có thể dùng thuốc chống táo bón theo đơn của bác sĩ.

    5. Tiểu tiện không kiểm soát

    Hội chứng này xuất hiện trong khoảng từ mấy ngày đầu đến tuần thứ 8 sau sinh. Nước tiểu thường tiết ra ngay khi bạn hắt hơi hoặc ho nhẹ.

    Nguyên nhân: Sau khi sinh, các dây chằng ở hông yếu nên khó kiểm soát nước tiếu. Có thể do tổn thương cơ hoặc thần kinh trong quá trình chuyển dạ. Một số trường hợp tiểu không kiểm soát ở bà mẹ mà y học chưa tìm ra nguyên nhân.

    Khắc phục: Một vài bà mẹ có thể giảm hoặc mất hẳn sự khó chịu này sau 8 tuần.

    Với trường hợp tiểu không kiểm soát do áp lực, có thể sử dụng cách bôi kem nội tiết estrogen vào âm đạo.

    Phẫu thuật là giải pháp sau cùng khi các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả.

    6. Bí tiểu

    Trong những ngày đầu sau sinh, bạn có thể bị bí tiểu làm cho bàng quang căng ra.

    Nguyên nhân: Trong giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ, thai nhi thường đè vào niệu đạo và bàng quang, có thể gây phù nề. Các chỗ rách và đau ở vùng bụng dưới sau sinh có thể làm suy giảm chức năng của bàng quang, dẫn tới hiện tượng bí tiểu.

    Khắc phục: Bạn nên cố gắng tập đi tiểu theo thói quen. Bác sĩ có thể dùng phương pháp thông tiểu, đôi khi phải thông nhiều lần cho bạn.

    7. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

    Chủ yếu gồm nhiễm khuẩn niệu quản, niệu đạo, bàng quang...

    Khắc phục: Bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh.

    8. Bầu vú căng

    Sau khi sinh từ 2 đến 5 ngày, ở hầu hết bà mẹ đều có hiện tượng nói trên, một số người ngực căng cứng giống như cục đá.

    Nguyên nhân: Do tuyến sữa bắt đầu hoạt động để cung cấp sữa cho em bé.

    Khắc phục: Khi tuyến sữa bước vào trạng thái ổn định, hiện tượng căng cứng sẽ tự nhiên biến mất. Bạn nên mang áo lót rộng để ngực không bị căng đau.

    Có thể dùng lá bắp cải ướp lạnh chườm vú (vì lá bắp cải vốn đã có kích thước giống như bầu vú). Nếu bạn quá nhiều sữa, có thể vắt ra cho bé bú hoặc dự trữ sữa để bé dùng khi cần.

    9. Viêm vú

    Nguyên nhân: Trong giai đoạn đầu, triệu chứng này chủ yếu do tắc tia sữa ở một phần hoặc toàn bộ vú. Cũng có thể là do bé bú yếu.

    Khắc phục: Bạn nên cho con bú đúng cách. Có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nếu tình trạng này không được cải thiện trong 1-2 ngày sau đó.

    Một số ít trường hợp tiến triển thành áp-xe vú, cách điều trị tốt nhất là trích dẫn lưu. Việc cho bé bú có thể tiếp tục nếu bạn không quá đau; nếu không, bạn nên dùng cách vắt lấy sữa cho bé bú.

    Chú ý, bạn nên cho bé bú trở lại càng sớm càng tốt.


    (Theo BabyExp)
     
  5. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    9 thắc mắc thường gặp khi cho con bú

    (Dân trí) - Bạn muốn nuôi bé bằng nguồn sữa mẹ quí giá nhưng cũng băn khoăn không biết điều này có làm đôi bồng đảo xấu đi? Ngực quá nhỏ có ảnh hưởng tới lượng sữa?... 9 sự thật về nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giải đáp cho bạn ngay dưới đây!


    1. Sữa mẹ về ngay sau khi sinh


    Đúng. Và trong 2 - 4 ngày đầu này, dù bạn còn mệt và bé bú mẹ chưa thạo nhưng hãy cố gắng cho bé bú sữa non - chất lỏng có màu vàng nhạt này rất giàu chất đạm cũng như các kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Bé của bạn sẽ rất thiệt thòi nếu không được bú nguồn sữa này đấy!



    2. Lượng sữa tỉ lệ thuận với kích cỡ bầu ngực



    Sai. Kích thước của ngực không ảnh hưởng gì tới lượng sữa cho bé bú cả. Bởi ngực to hay nhỏ là do các mô mỡ quyết định, trong khi ấy, sữa lại được sản xuất nhờ các tuyến sữa.



    Ngoài ra, lượng sữa tiết ra ở các bà mẹ không giống nhau. Và ở cùng một người mẹ, sữa tiết ra cũng không đều giữa bầu ngực này với bầu ngực kia, hay khác nhau vào buổi sáng so với buổi tối, ngày hôm qua so với ngày hôm qua.



    3. Đôi gò bồng đảo mất “phom” vì cho con bú



    Sai. Nhiều phụ nữ lo ngại việc cho bé bú sẽ làm ngực họ xấu đi và chảy xệ. Tuy nhiên, mối lo ấy là hoàn toàn không có cơ sở. Vì những thay đổi về kích thước bầu ngực xảy ra trong quá trình mang thai chứ không phải khi cho con bú.



    Để giữ vẻ đẹp của ngực trong giai đoạn này, bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề sau: thứ nhất là không để tăng cân quá mạnh khi mang bầu (chỉ tăng từ 10 - 12kg); thứ hai là xoa bóp bầu vú của bạn với chút dầu ôliu hoặc dầu hoa anh thảo để thư giãn và làm mềm mại bầu ngực; thứ ba là cai sữa cho em bé từ từ; thứ 4 là khi cho bé bú, không nên để bé vừa ngậm đầu ti vừa ngủ…



    4. Sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ



    Đúng. Sữa mẹ có ít nhất 60 loại enzym với thành phần hoàn hảo các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng mà không một loại sữa bột nào trên thị trường có được. Hơn nữa, trong 1ml sữa mẹ có khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động, cung cấp một lượng lớn các hormone và yếu tố tăng trưởng… Vì thế, hãy cố gắng cho con bạn được hưởng nguồn sữa quí giá này ít nhất trong 4 - 6 tháng sau khi bé chào đời.



    5. Cho bé bú đều đặn để tăng tiết sữa



    Đúng như vậy. Việc bạn cho bé bú đều đặn sẽ tạo ra một loại hormone kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh (do cho bé bú cũng là sự giao lưu tình cảm giữa mẹ và con). Vì thế, bạn sẽ tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.



    Tuy nhiên, đôi khi bạn mệt mỏi hay bị stress thì sữa cũng sẽ giảm dù bé vẫn bú đều. Trong trường hợp ấy, cần nghỉ ngơi điều độ và ăn uống đầy đủ, sẽ nhanh hồi sữa.



    6. Giúp giảm cân nhanh sau sinh



    Đúng vậy. Người phụ nữ cho con bú sẽ giảm cân nhanh hơn và trở về vóc dáng cũ nhanh hơn so với người phụ nữ cho con bú bình, vì cho con bú đốt cháy khoảng 1.000 kcal mỗi ngày và giúp tử cung nhanh co. Song, số cân nặng giảm không giống nhau ở các bà mẹ cho con bú.



    7. Đôi khi, sữa tiết ra không đủ “thoả mãn” bé



    Đúng thế. Với nhiều bé háu ăn, sữa mẹ tiết ra đôi khi không làm bé no ngay lập tức được. Vì thế, khi cho con bú, bạn cần nạp nhiều năng lượng cho cơ thể hơn. Tốt nhất nên duy trì một chế độ ăn uống đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đủ sức nuôi con và bảo vệ sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, các bà mẹ không cần thiết phải uống thêm sữa trong thời kì này mà chỉ cần uống nhiều nước. Nên nghỉ ngơi nhiều vì khi mới cho con bú, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.



    Thời gian lý tưởng cho mỗi lần bú là từ 10 - 15 phút. Nếu lần này bé đã bú vú phải thì lần sau nên cho bé bú vú trái, để hai bầu vú tiết sữa đều. Nếu cảm thấy bé còn đói, nên cho bé bú thêm. Và một cách rất hay để nhận biết bé đã no hay chưa là ngay sau khi bú xong, bé ngủ khì.



    8. Cho con bú là biện pháp tránh thai sau sinh



    Không hoàn toàn như vậy. Sau khi sinh, nếu bạn cho con bú thường xuyên thì xác suất có thai là 10%. Tuy vậy, việc cho bé bú mẹ hoàn toàn sẽ làm cho chu kì nguyệt san của bạn khởi động lại chậm hơn. Bởi theo các chuyên gia, quá trình cho con bú đã kìm hãm quá trình kích thích các hóc môn làm rụng trứng.



    Bú mẹ là một biện pháp tránh thai hiệu quả khi nó đủ các điều kiện sau: bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu (không dùng bất kì một loại thức ăn ngoài nào); khoảng thời gian giữa 2 lần bú kề nhau không quá 6 tiếng; bé không dùng núm vú giả.



    9. Không cho bé bú nữa khi bạn bị đau đầu ti



    Sai. Khi thấy bé bú làm bạn đau có nghĩa là vị trí bé ngậm đầu ti không đúng. Ngay lập tức, bạn cần thay đổi tư thế bú của bé. Tốt nhất bạn nên nhờ các bà mẹ đã nuôi con mọn tư vấn về việc cho bé bú đúng cách.

    Ngoài ra, nếu bị đau quá, bạn có thể tạm dừng cho bé bú ở bên ngực bị đau, để tránh hiện tượng nút cổ gà. Lúc đó, bạn có thể vắt sữa bằng tay hoặc dùng dụng cụ vắt sữa và cho bé bú bình tạm trong vài ngày. Khi vắt sữa, bạn nên vân vê đầu ti để sữa xuống nhanh và không làm mất sữa.
     
    Me_Ket thích bài này.
  6. Me_Ket

    Me_Ket Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    28/9/2010
    Bài viết:
    2,445
    Đã được thích:
    233
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 9 rắc rối ở bà mẹ sau sinh

    hic, đúng là mất form vòng 1 thật. 10 bà thì 9 bà cho e bé bú bị lệch vòng 1. Bên to bên nhỏ. hic hic.
    Còn vết mổ thì cứ đến khi thời tiết đổi gió 1 tí tẹo là ngứa phát điên => gãi => rát phát điên hic hic
     
  7. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: 9 rắc rối ở bà mẹ sau sinh

    đa số là thế mà mẹ, tham khảo những bài viết như thế này rất có ích :)
     

Chia sẻ trang này