Kinh nghiệm: 90% Thói Quen Xấu Của Gd Việt Khiến Đồ Điện Tử Gia Dụng "đội Nón Ra Đi"

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Huan-BK, 16/11/2017.

  1. Huan-BK

    Huan-BK Sửa tivi Bách Khoa Hà Nội

    Tham gia:
    23/9/2017
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    90% thói quen xấu của GD Việt khiến đồ điện tử gia dụng "Đội nón ra đi"

    Các cách sử dụng đồ điện tử, điện lạnh gia dụng sai lầm gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt trong gia đình.
    Đặc biệt là các bà nội trợ, hãy chú ý theo dõi và rút kinh nghiệm để bảo vệ đồ điện tử gia dụng được tốt hơn vì bạn là người gắn bó với khu bếp, khu hậu phương nhiều hơn các anh đó =))

    1. Cách sạc pin
    - Đối với điện thoại, máy tính bảng và lap top, đừng bao giờ đợi cho pin cạn kiệt đến 0% mới sạc, vì điều đó sẽ làm cho tuổi thọ của pin giảm đi rất nhanh chóng.
    - Thời gian tốt nhất để sạc pin là lúc nó còn 10-20%.
    - Đừng tiếp tục cắm sạc khi pin đã được sạc đầy, nhất là đừng cắm sạc qua đêm, máy rất dễ bị quá tải. Cũng đừng sạc đến 100% mà chỉ cần 40-80% là đủ để giúp pin kéo dài tuổi thọ.

    [​IMG]

    - Đừng lạm dụng việc sạc máy thông qua đầu cắm USB.
    - Đừng bao giờ mua những cục sạc rẻ tiền vì nó không có thiết bị kiểm soát dòng điện đi vào máy. Cũng đừng tin vào bất kỳ cục sạc nhanh nào được quảng cáo trên thị trường.
    - Nếu đang xài một chiếc ốp lưng dày và nặng nề, trước khi sạc bạn nên tháo ốp lưng ra để tránh cho máy và pin không bị quá nóng.
    - Cứ mỗi 3 tháng bạn nên sử dụng máy đến 0% pin rồi sau đó sạc đầy 100%.

    2. Kiểm soát nhiệt độ của máy tính Laptop
    - Khi dùng laptop, đừng đặt máy trực tiếp trên gối hay trên giường, vì làm như thế máy sẽ không thông gió được và dẫn đến tình trạng nóng máy. Cách tốt nhất là kê máy trên một chân đứng bằng gỗ cho máy dễ thở.

    [​IMG]

    - Đừng đặt máy trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc gần các nguồn nhiệt khác.
    - Khi ở ngoài trời lạnh di chuyển vào một căn phòng ấm áp hơn, đừng bật laptop ngay mà hãy để nó có thời gian điều chỉnh để thích nghi với nhiệt độ phòng. Tốt nhất là 1 tiếng đồng hồ.
    - Đừng dùng điện thoại ở ngoài trời lạnh vì nhiệt độ thấp rất dễ làm hỏng pin. Nếu phải đi đến xứ lạnh và ở ngoài trời lâu, tốt nhất nên cho máy vào một chiếc túi giữ ấm hoặc nhét vào túi áo/quần gần với cơ thể bạn.

    3. Cách sử dụng Máy tính Laptop sai lầm
    - Đừng để laptop trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nếu để dưới nắng quá lâu như vậy, màu sắc mà máy hiển thị sẽ không còn chính xác.
    - Khi di chuyển máy thì nên cẩn thận và nhẹ tay. Đừng dùng ngón tay chạm vào màn hình vì nó có thể sẽ để lại vết trầy xước hoặc dấu vết không lau chùi được.

    [​IMG]

    - Để lau chùi màn hình, tốt nhất nên dùng loại vải mềm không xơ. Tuyệt đối không dùng dung dịch lau cửa kính để lau chùi vì chúng có chứa amoniac, sẽ làm hỏng màn hình.
    - Trước khi gập màn hình, đảm bảo không có gì rơi rớt trên bàn phím. Chỉ cần một vật thể nhỏ hoặc thậm chí một mẩu bánh mỳ cũng đủ để khiến màn hình bị trầy xước.

    3. Khi ở gần dòng điện chập chờn
    [​IMG]

    - Khi có bão, cần tắt máy tính, rút dây sạc, và rút luôn cả dây cáp Internet. Sấm chớp có thể phóng ra những dòng điện với điện thế cực mạnh, làm hỏng thiết bị của bạn đấy.
    - Nếu bạn phải sống trong những khu vực có điện chập chờn, tốt nhất cần mua một bộ trữ điện dự phòng UPS để tránh làm hỏng máy.

    4. Khi vận chuyển đồ điện tử điện lạnh gia đình
    [​IMG]

    - Những ai thường xuyên cho điện thoại vào túi xách cùng với nhiều vật dụng linh tinh khác, các cổng cắm của nó sẽ bị nhét kín bụi và mảnh vụn, màn hình cũng rất dễ bị trầy xước.
    - Tốt nhất là nên cho máy vào một vỏ bao và nhét vào một ngăn dành riêng cho nó.

    5. Để các thiết bị điện trong chế độ chờ
    [​IMG]
    Hãy tắt hẳn các thiết bị điện khi không sử dụng

    Nhiều thiết bị điện gia dụng và điện tử hiện đại đều có remote để dễ dàng điều khiển từ xa. Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian, nhiều người thường tắt các thiết bị này thông qua remote (chuyển sang chế độ chờ) chứ không trực tiếp tắt bằng nút nguồn ở ngay trên thiết bị. Đây là một cách làm sai lầm sẽ khiến hoá đơn tiền điện nhà bạn tăng lên một khoản không nhỏ, và đặc biệt là gây nên những hư hại hỏng hóc nghiêm trọng cho tivi nhà bạn.

    >>> Nếu bất chợt tivi xảy ra sự cố, đừng quên Dịch vụ Sửa tivi tại nhà đang được hơn 80% khách hàng Hà Nội tin dùng sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo hỏng hóc của tivi 1 cách nhanh chóng ngay tại nhà mình.

    >>> Mách nhỏ đến bạn cách Sửa điều khiển tivi giúp bạn tự sửa remote tivi tại nhà 1 cách nhanh chóng mà không cần gọi thợ, cũng không cần phải mất tiền mua tay điều khiển khác

    Theo nhiều số liệu đo đạc, ở trong trạng thái chờ, các thiết bị vẫn tiêu thụ một lượng điện tương đối lớn đặc biệt là: ti vi, đầu video, máy vi tính,…vtiêu tốn khoảng 4-10 Watt mỗi giờ. Chỉ cần cộng hết các công suất tiêu thụ điện ở chế độ chờ trong gia đình thì có thể mất vài chục Watt mỗi ngày, một con số không nhỏ.

    Vì vậy để giúp tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình hãy tắt hẳn các thiết bị điện khi không sử dụng.
    6. Bật bình nóng lạnh 24/24
    [​IMG]

    Nhiều gia đình trong mùa lạnh thường có thói quen bật bình nước nóng cả ngày để có thể tắm bất cứ lúc nào. Mặc dù các loại bình nước nóng ngày nay đều có Rơ-le nhiệt tự ngắt khi nước đạt nhiệt độ yêu cầu, tuy nhiên cách làm trên lại khiến dây mayso hoạt động liên tục dẫn đến quá tải khiến nó nhanh bị hỏng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bình nóng lạnh bị cháy nổ và rò rỉ điện.

    Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, chỉ nên bật bình nóng lạnh trong khoảng thời gian 10-20 phút trước khi tắm và phải ngắt điện trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

    >>> Xem ngay dịch vụ Sửa bình nóng lạnh tại nhà giúp bạn yên tâm hơn khi có sự cố xảy ra với bình nóng lạnh của bạn trong những ngày đông lạnh giá.

    7. Vo gạo trong xong nấu của nồi cơm điện
    [​IMG]

    Vo gạo trong xoong nấu của nồi cơm điện là thói quen cố hữu của hầu như tất cả các gia đình Việt. Cũng chính vì thói quen sai lầm này khiến cho lớp chống dính ở xoong nhanh bị bong tróc dẫn đến cơm thuờng bị cháy, khê và dính vào xoong sau một thời gian sử dụng.

    Vì vậy, bạn nên vo gạo trước ở trong rổ, rá rồi mới cho vào xoong. Khi nấu, sử dụng cả 2 tay đặt xoong gọn nhẹ vào trong nồi, xoay nửa vòng sang phải hoặc trái để rơ le chính của nồi tiếp xúc đều với đáy xoong.

    8. Sử dụng đồ điện trong nhà tắm
    [​IMG]

    Việc đặt ổ điện trong nhà tắm là cần thiết để sử dụng một số thiết bị như máy sấy tóc, máy giặt... Tuy nhiên cần chú ý lắp đặt ổ điện ở trên cao và tránh xa những vùng nước dễ bắn vào như bồn rửa mặt, vòi hoa sen. Một lưu ý nữa là tuyệt nhiên không sử dụng các thiết bị điện trong nhà tắm như sấy tóc, cắm máy giặt hay sạc điện thoại trong khi tay và cơ thể còn đang ướt để phòng tránh nguy cơ tai nạn do rò rỉ điện

    9. Ngắt điện tủ lạnh trong thời gian dài
    [​IMG]

    Ngắt điện tủ lạnh hoàn toàn vào mùa đông để tiết kiệm điện do không có nhu cầu sử dụng có thể giúp hoá đơn tiền điện của chúng ta “dễ thở” hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn cần biết rằng: Nếu thời gian ngừng sử dụng quá lâu, giàn nóng và giàn lạnh bên trong tủ lạnh do không được làm việc thường xuyên, không được sấy sẽ dẫn đến bị oxi hóa. Hậu quả là tủ lạnh mất khả năng làm lạnh, thủng giàn…

    Vì vậy, để đảm bảo sự hoạt động bền bỉ cho tủ lạnh thì trong thời kỳ ngắt điện vào mùa Đông, cách chừng 15- 30ngày nên cắm điện để vận hành tủ lạnh trong vài tiếng đồng hồ.

    >>> Bạn nên biết Dịch vụ Sửa tủ lạnh tại nhà giúp bạn giao phó tủ lạnh của mình mỗi khi có dấu hiệu triệu chứng bất thường xảy ra.

    10. Để quên đồ dùng trong quần áo khi giặt
    [​IMG]

    Các vật dụng được coi là nguy hiểm thường bị bỏ quên là chìa khóa, điện thoại di động, bật lửa... Với chất liệu nhựa cứng hoặc kim loại, chúng dễ dàng bị văng ra khi lồng giặt đang quay, làm xước hoặc mắc kẹt vào các khe. Khi lồng giặt đang quay với tốc độ cao, chúng có thể gây kẹt và khiến thiết bị bị dừng đột ngột. Điều này có thể gây chập, cháy vô cùng nguy hiểm.

    Do đó, cần kiểm tra kỹ các túi quần, áo để xem có đồ vật nào còn bị bỏ sót bên trong hay không. Người sử dụng cũng nên cởi cúc áo, quần trước khi đem giặt bởi chúng có thể bị văng và kéo mạnh dẫn tới bung ra khi lồng giặt quay nhanh. Đôi khi, chỉ một chiếc cúc nhỏ bằng nhựa hoặc kim loại cũng có thể mang tới thiệt hại hàng triệu đồng tiền sửa chữa. Với đồ có khóa cần kéo kín hết dây.

    11. Mở nắp máy đột ngột khi thiết bị đang hoạt động
    [​IMG]

    Nhiều người có thói quen mở nắp của máy giặt khi chúng đang hoạt động, đặt biệt với dòng máy giặt cửa trên vì điều này thực hiện khá dễ dàng bởi nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến hoạt động của máy bị gián đoạn, nếu bỏ thêm đồ vật vào có thể khiến trục quay bị lệch và hư hỏng nặng. Thói quen này cũng gây nguy hiểm ngược lại tới người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Nên sử dụng nút Pause (tạm dừng) mỗi khi muốn mở nắp máy khi thiết bị đang hoạt động.

    >>> Trong trường hợp máy giặt bị hỏng, hay có dấu hiệu bất thường, dịch vụ Sửa máy giặt tại nhà sẽ giúp bạn sủa chữa tại nhà 1 cách an tâm tuyệt đối mà không cần mang vác máy giặt cồng kềnh đến các cửa hàng sửa chữa

    12. Quá tải hoặc thiếu hụt lượng quần áo khi giặt
    [​IMG]

    Mỗi loại máy có một khối lượng giặt nhất định, phù hợp với công suất và sức chứa của thiết bị. Đôi khi, người dùng có thể vượt quá giới hạn nhưng không được quá nhiều. Việc thường xuyên giặt đồ quá mức hoặc thiếu khối lượng sẽ làm thiết bị quá tải hoặc thiếu tải, dẫn tới lồng giặt bị lệch tâm hay hỏng trục. Hiện tượng rung lắc mạnh của máy sau khi sử dụng một thời gian cũng có một phần nguyên nhân từ thói quen này. Tỷ lệ phù hợp được xác định là 70- 75% mức tối đa.

    13. Thờ ơ với vị trí kê thiết bị
    [​IMG]

    Nhiều người dùng chỉ quan tâm tới vị trí đặt máy tại thời điểm đầu tiên sau khi mua. Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt động, máy có thể rung lắc và bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Dù một xê dịch nhỏ, nó vẫn ảnh hưởng tới độ nghiêng của máy và làm sai lệch trục quay khi hoạt động. Để tình trạng này tiếp diễn lâu, máy sẽ ngày càng kêu to khi sử dụng, đồng thời các linh kiện bên trong cũng bị ảnh hưởng do quá trình rung lắc này. Do đó, cần kiểm tra thường xuyên để chắc chắn máy giặt được đặt chắc chắn, trên mặt phẳng và không thể bị xê dịch.

    14. Giặt sai quy trình, chọn chất tẩy rửa không phù hợp
    [​IMG]

    Các chất tẩy rửa, bột giặt không phù hợp với khuyến cáo của từng dòng máy có thể tạo nên lượng bọt quá nhiều hoặc quá ít, không chỉ làm cho hiệu quả giặt bị giảm mà còn ảnh hưởng trực tiếp với độ bền của thiết bị. Người sử dụng cần xác định bột giặt, chất tẩy mình dùng là cho giặt tay hay giặt máy, cho máy cửa trước hay cửa trên... Bên cạnh đó, việc lựa chọn sai quy trình, mực nước hay thời gian giặt cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quần áo và quá trình vận hành của thiết bị. Người sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn và đặc biệt cẩn trọng khi áp dụng các kinh nghiệm sử dụng máy giặt cũ trên thiết bị mới mua về.

    15. Sử dụng Lò vi Sóng không đúng cách
    [​IMG]

    - Khi nấu các thực phẩm nhẹ, tốt nhất là đặt một ly nước trong lò vi sóng. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ sóng và cho kết quả tốt hơn.

    - Cố gắng không đặt bất cứ vật gì lên nóc lò vi sóng. Còn nếu không tránh được thì đảm bảo đồ vật không chặn lưới thông gió của lò.

    - Tuyệt đối không bật lò vi sóng khi không có đồ ăn bên trong. Điều này có thể dễ dàng làm hỏng máy.

    - Tránh đặt vật quá nặng trong lò vi sóng.

    - Không sử dụng loại bát, đĩa không thích hợp cho lò vi sóng để tránh gây cháy, nổ.

    - Không làm nóng thực phẩm lâu hơn cần thiết.

    - Khi trong lò bị bám cặn thực phẩm và dầu mỡ, bạn nên loại bỏ chúng bằng khăn mềm.

    >>> Click xem ngay Dịch vụ Sửa lò vi sóng tại nhà sẽ giúp ích cho bạn mỗi khi lò có triệu chứng bất thường xảy ra

    16. Sử dụng máy xay cầm tay cách sai lầm
    [​IMG]

    Tuyệt đối không để nước lọt vào bộ phận phía trong máy để tăng tuổi thọ máy xay nhà bạn

    - Không nghiền luôn thực phẩm vừa mới nấu mà hãy để chúng nguội khoảng 10 - 15 phút.

    - Không để nước lọt vào bộ phận phía trong của máy, để làm sạch vỏ máy - bạn hãy sử dụng miếng vải ẩm.

    - Không để máy chạy quá lâu, tốc độ cao khi thực phẩm cần nghiền ít vì có thể sẽ làm nóng động cơ.

    - Nhà sản xuất khuyến cáo không nên sử dụng máy nghiền để nghiền nguyên liệu khô như bánh quy giòn.

    Xem đầy đủ tại: http://bh-electrolux.com.vn/tin-tuc...uen-sai-lam-de-do-dien-gia-dung-doi-non-ra-di
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Huan-BK
    Đang tải...


  2. Huan-BK

    Huan-BK Sửa tivi Bách Khoa Hà Nội

    Tham gia:
    23/9/2017
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    mình bổ sung thêm 1 sai lầm nữa mà các bà nội trợ Việt hay gặp phải trong quá trình sử dụng máy giặt ạ:

    Không phơi ngay quần áo sau khi giặt
    Hầu hết các bà nội trợ thường sẽ không phơi quần áo ngay sau khi giặt.
    Nếu bạn không phơi quần áo ngay sau khi giặt xong sẽ khiến quần áo không được thơm tho mà tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại bám vào quần áo, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời ẩm thấp sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trong lồng giặt, gây mùi hôi khó chịu. Phơi ngay quần áo sau khi giặt chính là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.

    [​IMG]
    Mn lưu ý đề phòng để ko chỉ bảo vệ máy giặt, mà còn bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình nhé!
     
  3. Mẹ Trúc Mai18

    Mẹ Trúc Mai18 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/6/2017
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Hay quá thank bác chia sẻ
     
  4. Huan-BK

    Huan-BK Sửa tivi Bách Khoa Hà Nội

    Tham gia:
    23/9/2017
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    (y)
     

Chia sẻ trang này