Rau muống là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau rất dễ nhiễm bản gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì vậy, khi sử dụng, các bà nội trợ cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng… Không ăn rau muống sống Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống. Dưới đây là một số thực phẩm người bị sỏi thận nên hạn chế: Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu Rau: Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: cần tây, tỏi tây, đậu bắp, rau muống, rau cải, cải xoăn, rau bina… Các loại rau làm tăng axit uric bao gồm đậu, súp lơ, rau bina, măng tây và nấm. Trái cây: Quả việt quất, quýt, dâu tây, quả mâm xôi, nho đỏ, vỏ cam quýt… có hàm lượng oxalat cao cũng tăng nguy cơ gây sỏi thận. Thực phẩm nhiều protein: Các thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm: Cá trích, cá mòi, cá cơm, nội tạng động vật bao gồm cả gan và lá lách. Cần hạn chế sò điệp vì chúng giàu canxi. Những người đang điều trị bệnh sỏi thận cần hạn chế số lượng thịt tiêu thụ mỗi bữa ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi có trong rau muống cao. Trà xanh Với những người bị sỏi thận nên hạn chế uống trà xanh để ngăn ngừa sỏi thận phát triển và hạn chế những biến chứng gây hại cho sức khỏe. Bạn có thường xuyên khởi động ngày mới của mình với một cốc trà nóng? Đó là một thói quen thực sự tốt và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên trà xanh chỉ mang lại lợi ích cho những người bình thường. Với những người bị sỏi thận nên hạn chế uống trà xanh để ngăn ngừa sỏi thận phát triển và hạn chế những biến chứng gây hại cho sức khỏe. Bị sỏi thận kiêng ăn gì? Tuỳ theo từng loại sỏi thận, chế độ ăn kiêng cũng khác nhau: – Sỏi canxi: Giới hạn lượng canxi đưa vào không quá 600 mg/ngày và gia tăng lượng chất xơ (từ rau và trái cây là chính). Không nên dùng các loại nước “cứng” (nước có hàm lượng canxi cao, khi giặt bằng xà phòng thì khó nổi bọt). Dùng các loại thuốc lợi tiểu để làm trôi những sỏi đã hình thành. – Sỏi oxalat: Không ăn các loại măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà. Nghĩa là nên cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao. Nếu có chứng phân mỡ đi kèm thì không nên dùng quá 50 g chất béo mỗi ngày. – Sỏi axit uric: Các sỏi này liên quan đến chuyển hoá purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có purin (những thức ăn quá nhiều đạm). Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống giúp chống sỏi thận: – Khi bị sỏi thận, nên uống nhiều nước Uống 8-10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Ít nhất một nửa số nước uống hàng ngày nói trên là nước lọc, còn lại có thể là các loại nước uống khác mà bạn thích. – Giảm lượng muối ăn Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối (thường xuyên, súp đóng hộp, đóng hộp, mì hoặc cơm trộn) và đồ ăn nhẹ mặn. – Đảm bảo chế độ ăn uống chứa canxi đầy đủ Vài năm trước đây, người ta tin rằng nên giới hạn chế độ ăn uống có canxi vì nó có thể làm cho bệnh của bệnh nhận bị sỏi thận canxi thêm trầm trọng. Nhưng các nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Những người hình thành sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800 mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa 300 mg canxi. Các sản phẩm sữa khác như sữa chua cũng giàu canxi. Tuy nhiên, việc ăn kiêng không làm tan được mà chỉ tránh tái hình thành các hạt sỏi thận. Khuynh hướng hiện nay là dùng thuốc để trị bệnh, trên thị trường hiện có những dòng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận rất hiệu quả như Hải Kim Sa, Kim Tiền Thảo…
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng
Chẳng biết đâu mà lần, đúng là cái gì cũng có 2 mặt của nó. Kiểu như tinh chất mầm đậu nành duy trì tuổi xuân nhưng lại có nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú rất cao thế nên ăn uống cái gì cũng vừa đủ và nên tìm hiểu cho kỹ trước khi ăn cả nhà ạ.
Ở quê em, ăn rau muống và uống nước chè là bình thường, cũng chẳng để ý đến chuyện này, đọc qua bài viết thấy cần cẩn thận hơn trong cách ăn uống của gia đình.
Chào bạn, rau muống có chứa nhiều vitamin và sắt rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó nếu chúng ta không biết kết hợp ví dụ như trong ăn uống chẳng hạn thì vô tình làm cho nó phản tác dụng. Chúc bạn luôn vui tươi yêu đời!