Thông tin: Ăn Thế Nào Để Ngày Tết Không Khổ Vì Chứng Rối Loạn Chuyển Hóa?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi thienthannho090390, 17/2/2016.

  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    Ngày tết, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ sẽ dễ xáo trộn bởi nhiều cuộc vui. Vì vậy, rất cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, tránh mắc phải hội chứng rối loạn chuyển hóa ở mỗi người.
    Hội chứng chuyển hóa hay rối lọan chuyển hóa gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh như: thừa cân béo phì, béo bụng; rối loạn mỡ máu; tăng huyết áp; rối lọan đường máu... Khoảng 20-30% dân số của các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, bị mắc hội chứng này. Tỷ lệ này tăng tới 40% ở người trung niên và cao tuổi.

    Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn và nếp sống cần chú ý cho người bệnh rối lọan chuyển hóa.

    Phòng ngừa bệnh rối lọan chuyển hóa như thế nào?

    Thay đổi lối sống phù hợp, tập thể dục, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát cân nặng, mỡ máu, huyết áp là đặc biệt quan trọng. Thường xuyên theo dõi cân nặng của mình để điều chính ăn uống, tập luyện cho phù hợp.

    Tập thể dục

    [​IMG]

    Tập thể dục có tác dụng giảm cân, tiêu mỡ, hạ huyết áp, tăng khả năng đàn hồi thành mạch và giảm xơ mỡ động mạch, giảm đường máu, tăng nhạy cảm của insulin. Nên tập thể dục đều đặn 30-60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ, chạy bộ ngắt quãng, tập dưỡng sinh, khí công với người cao tuổi, người có bệnh về xương khớp, thoái hóa cột sống.

    Người thừa cân, béo phì cần chú ý chế độ giảm cân, sẽ tác dụng tốt như giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những ngày tết thời tiết thường lạnh, có thể tập thể dục trong nhà, với người có tuổi không nên dậy quá sớm hoặc tập ngoài trời khi trời rét.

    Những thực phẩm cần kiêng và hạn chế


    [​IMG]

    Thực phẩm nhiều đường như: Bánh kẹo, chè ngọt các loại.... Với những món này không nên ăn nhiều. Mỗi lần chỉ ăn 1 chút. Ví dụ mỗi lần chỉ ăn 1 trong các thứ sau: 1-2 chiếc kẹo, hoặc 1-2 chiếc bánh quy, hoặc 1 phần tư bát chè. Thực hiện mỗi ngày ăn 3 bữa, không nên kiêng bữa sáng, bữa tối ăn ít.

    Hoa quả nhiều đường.

    [​IMG]

    Hạn chế ăn loại quả nhiều chất đường như xoài, hồng xiêm… ăn vừa phải những loại có nhiều nuớc như dưa hấu (1-2 miếng bằng bàn tay/1 lần), chuối 1 quả/lần, ổi, táo… những người bị bệnh đái thao đường vẫn có thể ăn những quả ít ngọt này với số lượng vừa phải.

    Thực phẩm nhiều bột đường

    [​IMG]

    Cơm, mỳ, phở, bánh chưng, chè, bánh kẹo … thuộc nhóm này. Nếu ăn nhiều thực phẩm trong nhóm này sẽ làm tăng năng lượng, làm tăng cân và tăng đường máu, mỡ máu. Vì vậy cần biết tự cân đối. Nếu ăn thêm 1 góc bánh chưng thì cần giảm đi trên lưng cơm, thêm một bát phở-cũng giảm đi 1 bát cơm…

    Thực phẩm nhiều chất béo

    [​IMG]

    Nhóm này có các thực phẩm nhiều mỡ như: giò mỡ, giò chả, giò thủ, thịt đông, thịt kho tầu… tuy ăn không nhiều nhưng năng lượng từ mỡ rất cao, nên sẽ làm dư thừa năng lượng, gây tăng cân, tăng mỡ máu.

    Ngoài ra, các loại hạt nhiều chất béo như: hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí, hạt dẻ, quả óc chó, lạc rang…, cũng nhiều năng lượng. Ví dụ chỉ cần ăn 10 hạt điều thì phải đi bộ khoảng 30 phút mới tiêu hao hết năng lượng do chúng cung cấp.

    Hạn chế hoặc không nên ăn những món quay, nướng vàng, nuớng trên than hồng …vì huơng vị có mùi thơm sinh ra có chứa các chất độc hại, có thể gây ung thư cho cơ thể.

    Thực phẩm nhiều muối

    [​IMG]

    Hạn chế lượng muối ăn vào: người bệnh rối lọan chuyển hóa khi có mỡ máu, huyết áp tăng, cần chú ý ăn nhạt hơn bình thường. Những ai có thói quen ăn mặn cho vừa miệng cũng cần phải thay đổi, nếu không rất nguy hiểm. Những món nhiều muối như dưa cà muối, hành muối, thịt cá chế biến sẵn uớp muối, món kho mặn… cần chú ý hạn chế.

    Nhóm chất đạm: nhóm cung cấp chất đạm gồm thịt, cá, trứng sữa, hạt đậu đỗ các loại. Chỉ những nguời bị bệnh gút mới phải hạn chế những lọai thịt có màu đỏ như thịt trâu, bò, cá thu… còn nhìn chung có thể ăn như người bình thường, nên ăn cá 2 lần/tuần. Uống thêm sữa, ưu tiên sữa tách bơ, nên uống khoảng 1-2 cốc sữa hoặc sản phẩm từ sữa mỗi ngày. Trứng gà, vịt, nên ăn 2-3 quả mỗi tuần, kể cả những người có mỡ máu cao cũng ăn được, không cần kiêng tuyệt đối.

    Rượu bia

    [​IMG]

    Hạn chế rượu bia ở mức tối thiểu trong ngày tết. Có thể uống 2 đơn vị rượu /ngày với nam giới, 1 đơn vị với nữ giới, mỗi đơn vị rượu bằng 1 cốc nhỏ rựợu mạnh, hoặc lưng cốc rượu vang…); Không hút thuốc lá, vì thuốc lá làm mạch máu dễ bị đọng mỡ và tắc nghẽn.

    Những thực phẩm nên ăn

    [​IMG]

    Các loại thực phẩm thuộc nhóm chất xơ, vitamin: hoa quả, rau xạnh các loại. Nên ăn nhiều rau xanh, ăn vừa phải hoa quả (hạn chế loại quá ngọt nhiều đường kể trên). Nên ăn các loại có nhiều màu sắc (vàng, đỏ, tím) chứa nhiều chất chống oxy hóa (cà rốt, giá đỗ, cà chua, rau dền, nước chè xanh) tốt cho sức khỏe.

    Khám và xét nghiệm định kỳ

    Lưu ý, đặc biệt trước và sau tết, cần chẩn đoán sớm hội chứng rối loạn chuyển hóa để được hướng dẫn tư vấn và điều trị kịp thời. Thay đổi lối sống, thường xuyên hoạt động thể chất, giảm cân, bỏ thói hút thuốc, .. là những phương pháp hỗ trợ giúp giảm huyết áp, cải thiện cholesterol và lượng đường trong máu.

    PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh

    Nguồn: Sức khỏe đời sống
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


Chia sẻ trang này