Áp Xe Răng Là Gì? Tìm Hiểu Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Thuphuong2017hn, 7/5/2021.

Tags:
  1. Thuphuong2017hn

    Thuphuong2017hn Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/1/2019
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Áp xe răng là một dạng của biến chứng nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt răng. Bệnh gây đau đớn, về lâu dài sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy phòng ngừa áp xe răng như thế nào, cùng theo dõi bài viết này nhé!

    [​IMG]
    Đọc thêm: Răng bị sâu có nên niềng không?

    Bệnh áp xe răng được hình thành như thế nào?
    Áp xe là tình trạng chỉ chung cho các nhiễm trùng gây sưng viêm ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nguyên nhân do vi khuẩn. Khi hệ miễn dịch nhận biết được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, bạch cầu sẽ tiêu diệt chúng, mủ áp xe là xác bạch cầu và xác vi khuẩn hòa với dịch cơ thể.

    Tình trạng áp xe răng được hình thành là do kết quả của nhiễm trùng chân răng, khi đường nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển. Khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt không tác dụng được tới, các mô nướu rút hết chất lỏng nhiễm bệnh chính vì vậy dịch mủ không thoát được ra ngoài qua nướu mà tích tụ lại trong chân răng, tạo nên ổ áp xe.

    Đối với trường hợp nặng, sâu răng làm nứt kẽ răng, lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào trong tủy làm chết tủy. Bên cạnh đó mủ tích tụ trong đầu rễ của xương hàm, khi phát triển ngày càng lớn sẽ gây sưng viêm lan rộng khắp hàm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở răng, trong xương và các mô xung quanh.

    Áp xe có thể biểu hiện ở 2 dạng mãn tính và cấp tính tùy thuộc theo vị trí xảy ra:

    • Áp xe quanh răng: thường xảy ra ở đỉnh của một chân răng
    • Áp xe nướu: xảy ra trên bề mặt mô nướu dọc theo răng, gây ra tình trạng sưng đau ở nướu
    • Áp xe nha chu: bên trong túi nướu, thường xảy ra khi áp xe nướu không được điều trị
    [​IMG]

    Triệu chứng áp xe răng
    Triệu chứng của áp xe răng rất dễ nhận biết, triệu chứng càng nặng ổ áp xe càng lớn gây ảnh hưởng đến các mô và dây thần kinh xung quanh. Các triệu chứng như sau:

    • Sưng mặt nghiêm trọng, ban đầu ở vùng xung quanh răng nhiễm trùng sau đó lan rộng ra khắp hàm mặt
    • Nhiễm trùng cơ thể gây chóng mặt, sốt, đổ mồ hôi, người nóng. Sốt là biểu hiện hệ miễn dịch của cơ thể đang cố gắng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
    • Tại vị trí nhiễm trùng cảm thấy đau, xuất hiện tình trạng chảy mủ đặc và có chảy máu chân răng.
    • Có thể xuất hiện hôi miệng
    • Gây ra hiện tượng sưng má, đau quanh vùng áp xe
    • Nướu có thể sáng bóng và sưng, răng bị lỏng lẻo và bắt đầu dịch chuyển
    Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu này bạn cần đi thăm khám chuyên khoa răng để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Hầu hết các trường hợp áp xe răng khi điều trị sớm đều không gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ gặp phải các tình trạng sau:

    • Viêm mô lan tỏa: Viêm mô tế bào có thể lan đến vòm miệng, sàn miệng, sưng đau toàn miệng, nặng có thể nghẽn đường hô hấp, ngạt thở gây tử vong
    • Áp xe ngoài mặt: Tình trạng này xảy ra tạo đường rò đến má và dưới cằm,n viêm tấy sẽ lan đến sàn miệng và hố thái dương, đe dọa nhiều hơn đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
    • Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc: Khi nhiễm trùng lan theo đường máu tới tim, não và các bộ phận khác sẽ gây ra tình trạng này.
    [​IMG]
    Đọc thêm: Điều trị nha chu thế nào cho hiệu quả?

    Biện pháp phòng ngừa áp xe răng
    Các trường hợp bị áp xe răng có thể được giảm nhanh chóng nếu bạn biết vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp ngăn ngừa áp xe răng dưới đây:

    Về chế độ ăn

    Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường vì việc hấp thụ đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Chính vì vậy việc hạn chế hấp thụ các thực phẩm có đường và tinh bột để tránh sót lượng đường trong miệng từ đó giảm nguy cơ phát triển áp xe răng.

    Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride

    Fluoride là một hoạt chất bảo vệ răng, nó góp phần tái tạo hóa men răng và ngăn cản sự hình thành của axit, chính vì vậy việc sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chưa fluoride sẽ giúp hạn chế sự hình thành áp xe răng.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    • Các chuyên gia răng miệng đều khuyên nên đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, đây là biện pháp hữu hiệu để làm sạch răng và ngăn ngừa áp xe răng.
    • Sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải đánh răng mềm mại để làm sạch răng nướu
    • Sau 3 đến 4 tháng thay bàn chải đánh răng một lần hoặc ngay khi thấy bàn chải đánh răng bị xù lông
    Thăm khám răng định kỳ

    [​IMG]

    Bạn cần ghé thăm các trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Thời gian tốt nhất để thăm khám là 6 tháng 1 lần. Bạn cần trình bày rõ ràng với bác sĩ về các triệu chứng của áp xe răng hoặc bất cứ dấu hiệu nào có liên quan đến vấn đề răng miệng để bác sĩ kịp thời xử lý khi có vấn đề.

    Có thể nói áp xe răng là một bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiều biến chứng xấu nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức nha khoa về vấn đề áp xe răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thuphuong2017hn
    Đang tải...


Chia sẻ trang này