Article: Chúng ta đang yêu con hay phá hủy cuộc đời chúng?

Thảo luận trong 'vBCms Comments' bởi Ngoc Lan, 11/2/2011.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
  2. Emily

    Emily Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/6/2008
    Bài viết:
    5,444
    Đã được thích:
    1,495
    Điểm thành tích:
    863
    Câu chuyện khiến tôi ứa nước mắt. Cảm ơn tác giả, cảm ơn LCM đã chia sẻ
     
  3. Cun_Con_T3

    Cun_Con_T3 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/12/2008
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    204
    Điểm thành tích:
    83
    Câu chuyện rất cảm động, thực sự có ích cho những người làm cha làm mẹ như tôi.
     
  4. phuongtrangminhanh

    phuongtrangminhanh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/10/2010
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1,139
    Điểm thành tích:
    183
    =; Mình cũng mới đọc được một câu chuyện hay muốn chia sẻ cùng mọi người :
    Thằng nhỏ ngày xưa...
    Gia đình tôi thuộc loại nhà nghèo, con đông. Ba mẹ tôi có tới mười một người con, cả trai lẫn gái, nuôi không nổi nên thường gửi bớt cho họ hàng nhờ nuôi hộ, vừa đỡ tiền ăn vừa được một khoản tiền công mỗi tháng.

    Họ nhà tôi có một ông bác khá giàu có và thành đạt. Ông làm ở quan thuế, ngày đó gọi là Sở Nhà đoan, công việc nhàn hạ, tiền bạc rủng rỉnh. Gia đình ông bác cư ngụ trong một ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Không cứ gì chúng tôi mà cả họ đều ngưỡng mộ cuộc sống thượng lưu và an nhàn đó.

    Khi còn nhỏ, nhà tôi ở mãi dưới tỉnh xa xôi, tôi được cho ở với hai bác để hầu hạ, bế em, rửa bát, quét nhà, lại được đi học nửa buổi. Tôi nhớ công việc thường ngày của mình trong nhiều năm ở với bác là mỗi khi đi học về, cất cặp xong là ăn vội bữa cơm với thức ăn còn lại, sau đó rửa ngay một chậu bát. Buổi chiều thì lau nhà, giặt giũ, chạy việc vặt... loay hoay đến tối mới được một góc riêng tư để học bài.

    Học hết lớp nhất (lớp 5 bây giờ), tôi thi vào trường công. Bác gái trề môi: “Bày đặt, làm sao mà thi đỗ vào đấy được!”. Thế mà tôi đỗ, nhờ thế tôi mới tiếp tục được đi học, vì trước đó bố tôi đã dọa bắt tôi về để phụ ông làm rẫy.

    Suốt mấy năm trời vừa đi học vừa đảm nhận vai trò một thằng nhỏ sai vặt ở nhà bác. Mười hai, mười ba tuổi tôi đã biết viết một bài tự thán, có tựa là "Tên đầy tớ trong một gia đình giàu có" mở đầu bằng câu: “Nguyên thủy, nó là một người trong họ, nhưng lâu rồi người ta chẳng còn nhớ vai vế nó là gì, thậm chí cả nó cũng quên mất mình đáng ra là em họ của cô cậu chủ nữa!”.

    Đến kỳ thi tú tài, cả nhà nao nức vì cô em út của bác gái, một cô tiểu thư đài các, sắp sửa đi thi. Trông cô rất ra dáng sĩ tử với bộ áo dài trắng muốt, thân hình liễu yếu đào tơ... Chẳng ai nhớ rằng hôm ấy tôi cũng đi thi. Hình như tướng tá của tôi hèn mọn quen rồi nên việc đi thi tú tài cùng ngày với cô em của bác gái là một chuyện hơi... chuệch choạc, khó hình dung. Năm ấy, tôi lặng lẽ đi thi, và lặng lẽ đậu, còn cô em bác gái thì hỏng thi, khóc sướt mướt cả mấy ngày.

    Giải phóng năm 1975 gây ra nhiều biến động. Tôi trở về nhà phụ giúp gia đình. Bố tôi lúc ấy đâm ra chán đời, chẳng thiết làm gì. Gia đình bác tôi thì thu mình lại trong vỏ ốc để nghe ngóng thời cơ. Thi thoảng khi có việc giỗ chạp hay gì đó bác lại gọi tôi đến để phụ giúp nấu nướng, bưng bê hoặc quét dọn, vì tôi làm việc nhanh nhẹn và cẩn thận. Vai trò của tôi vẫn như bao năm trước, nghĩa là vẫn ở dưới bếp nhiều hơn trên nhà. “Lên đấy làm gì bẩn mắt người ta!”, tôi thường nghe mắng mỏ như vậy, riết rồi cũng thấy quen và dễ chịu với cái không gian nhà dưới của bác.

    Sau hai năm, tôi ôn lại bài vở và thi vào Trường cao đẳng sư phạm khoa Anh văn. Tôi học trước bà chị họ thân thiết nhất của tôi hai khóa. Ra trường hai năm, tôi xin vào dạy tiếng Anh ở Hội Trí thức. Bà chị con ông bác của tôi kinh ngạc khi nhìn thấy tên tôi trong danh sách giảng viên niêm yết ở văn phòng: "Ủa, thằng B. con chú H. đây mà!”. Hình như trong mắt họ, việc thằng nhỏ ngày xưa giờ trở thành giảng viên tiếng Anh là một điều kinh ngạc và khó tin.

    “Vâng, nó đấy!” - tôi mỉm cười xác nhận khi được hỏi. Bẵng đi mấy năm, tôi tiếp tục vừa đi dạy vừa lấy thêm bằng cử nhân Anh văn ở trường đại học sư phạm rồi trở thành phóng viên cho tờ Saigon Times. Bà chị họ xinh đẹp và kiêu hãnh của tôi lại một phen tỏ ra kinh ngạc khi gặp lại tôi vài năm sau trong một ngày nhóm họ: “Trời ơi, hôm nọ thấy tên B. trên một bài báo viết bằng tiếng Anh, phải B. viết không?".

    “Em cũng chả nhớ nữa, chắc vậy quá!”, tôi trả lời mà nghe khoan khoái trong lòng vì cái giọng điệu thay đổi khá nhiều của bà chị học giỏi nhất con của bác, cô sinh viên duy nhất trong nhà, so với cái giọng ngày xưa thường dài ra mỗi khi có việc cần sai tôi. Chẳng hạn như: “B. ơi, lên ủi hộ cái áo để chị đi học này. Gớm, sao mà chậm chạp thế!” mặc dù tôi cũng… đi học!

    Giờ đây cuộc sống của tôi đã ổn định. Tôi lập gia đình và có một cuộc sống tương đối sung túc. Các con tôi có thể tự hào về nghề nghiệp của cha chúng và mức sống trung lưu của gia đình tôi ngày nay. Nghĩ về quá khứ, tôi không hề oán hận gia đình bác tôi, biết đâu nhờ những tủi nhục và những lần mắng mỏ thường xuyên ngày đó mà tôi mới cố gắng vươn lên, cố gắng ghi bàn để... hả giận.

    Các anh chị tôi, con ông bác giờ đã lớn, không còn lên giọng sai bảo tôi như ngày xưa mà lại có phần nể phục. Tôi cũng mãn nguyện khi ngoái nhìn lại phía sau, tự nhủ: “Mình cũng đã tiến một bước dài đó chứ!”. Không hơn nhiều người những cũng hơn được chính mình ngày xưa, hồi còn là một thằng nhỏ sai vặt...

    NINH BÌNH
    (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
     
  5. noithatvanphong247

    noithatvanphong247 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/2/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    hay quá, thực ra trẻ con ngày nay cũng có phần sướng
     
  6. choi1biet2

    choi1biet2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    43
    Ai cũng có mẹ. Tôi cũng vậy. Mẹ sinh tôi ra khi mẹ 41 tuổi, cái tuổi mà người ta nói rằng cố đẻ làm gì cơ chứ. Cả nhà ngóng đợi tôi sinh ra là một thằng cu, ngay cả cái tên của tôi cũng là để giành cho một thằng cu. Thế nhưng chỉ có mẹ, chỉ có mẹ mà thôi. Mọi người xa lánh tôi bao nhiêu thì mẹ lại thương tôi bấy nhiêu. Có lần tôi đã từng nghĩ có phải vì tôi bị đối xử như thế nên mẹ thương tôi nhiều không? Nhưng không phải, mẹ thương tôi bởi vì tôi là con gái của mẹ, cái đứa con gái chả làm nổi việc gì. 23 năm sống cùng mẹ, ngủ cùng mẹ, làm gì cũng cùng mẹ. Con xin lỗi...xin lỗi mẹ của con thật nhiều... Con ích kỷ lắm mẹ ạ. Con hứa mà, con hứa con sẽ cố gắng thật nhiều, thật nhiều. Con hứa mà. Con hứa là con sẽ làm được mà. Mẹ tin con đúng không ạ? Con nhớ mẹ lắm rồi mẹ ạ. Mẹ ơi, mẹ đợi con nhé. Con nhớ mẹ và yêu mẹ rất nhiều - Tôi chỉ muốn hét lên thật to...
    Cản ơn câu chuyện, tôi sẽ cố gắng thật nhiều để không phụ niềm tin của mẹ giành cho tôi.
    Các bạn cũng vậy, hãy trân trọng và yêu thương mẹ của mình .
     

Chia sẻ trang này