Khác: Bà Bầu Cần Ăn Những Thực Phẩm Gì Để Vào Con Không Vào Mẹ?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi bibibo.com.vn, 2/10/2022.

  1. bibibo.com.vn

    bibibo.com.vn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/3/2022
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Trong suốt thời gian mang thai, các bà mẹ luôn suy nghĩ nên ăn gì để con có thể hấp thụ đủ chất, phát triển khỏe mạnh mà không tăng cân quá nhiều. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ

    Khi mang thai, mặc dù phải “ăn cho hai người” nhưng các mẹ bầu vẫn luôn cần chú ý kiểm soát cân nặng. Các bà mẹ cần thông thái lựa chọn những thực phẩm ăn gì để vào con không vào mẹ, tránh trường hợp trong suốt những tháng thai kỳ mẹ tăng cân quá nhanh mà em bé trong bụng lại không đủ chất.

    [​IMG]

    Nguyên tắc ăn uống cho bà bầu vào con không vào mẹ
    Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt thai kỳ. Thế nhưng có rất nhiều bà bầu mặc dù ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhưng chỉ vào mẹ mà không vào con. Tình trạng mẹ tăng cân quá nhanh nhưng con chậm phát triển khiến không ít mẹ bầu lo lắng.

    Từ bỏ suy nghĩ ăn càng nhiều càng tốt
    Trong giai đoạn thai kỳ, chị em phụ nữ phải tăng cường ăn uống để vừa nuôi dưỡng thai nhi phát triển toàn diện, vừa chăm sóc cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh. Mặc dù là “ăn cho hai người” nhưng không phải cứ ăn càng nhiều là càng tốt. Đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều người.

    Thay vì cố gắng ăn thật nhiều có thể khiến mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bà bầu có một chế độ dinh dưỡng theo thời kỳ hợp lý. Bởi lẽ trong từng giai đoạn thai nhi lại cần những dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện. Nếu mẹ ăn quá nhiều mà thai nhi không hấp thụ được chỉ khiến mẹ tăng cân, có nguy cơ béo phì, mắc tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa sau khi sinh con, vấn đề vóc dáng rất khó cải thiện khiến các bà mẹ stress, mặc cảm.

    Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp theo từng giai đoạn
    Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, em bé trong bụng lại cần những dưỡng chất khác nhau phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống phù hợp ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ.

    Trong mỗi khẩu phần ăn, bà bầu cũng cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, thông thường theo tỷ lệ 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ. Việc chia tỉ lệ sẽ giúp mẹ kiểm soát được hiệu quả lượng dinh dưỡng mình đã thu nạp, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho em bé mà không làm mẹ bị tăng cân.

    [​IMG]

    Hạn chế tinh bột trong khẩu phần
    Tinh bột khi dung nạp vào cơ thể có thể chuyển hóa thành đường, làm tăng lượng đường trong máu. Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em khi mang thai mắc tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của mẹ. Do đó, bà bầu nên hạn chế, cắt giảm tinh bột trong khẩu phần ăn.

    Đa dạng hóa thực phẩm
    Phụ nữ khi mang thai thường ốm nghén một vài món nhất định và chỉ ăn nhiều món đó. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Dù thích các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kỳ mà nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm. Nên đa dạng hóa thực phẩm để cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên cần tránh các món chiên rán, nhiều dầu mỡ hay đồ ăn chưa chín kĩ.

    Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
    Khi mang thai, thay vì ăn 3 bữa chính trong ngày thì mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn 5 - 7 bữa trong ngày (gồm bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm). Điều này giúp mẹ kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.

    Bên cạnh đó, nguyên tắc để ăn vào con không vào mẹ đó là các mẹ bầu cần cắt giảm đồ ăn vặt, các loại đồ ăn ngọt như bánh, nước hoặc ngay cả những loại trái cây có lượng đường nhiều như nhãn, vải, dưa hấu,...để tránh tình trạng mẹ bầu tăng cân vù vù mà lại không bổ sung được dưỡng chất cho em bé.

    [​IMG]

    Tuyệt đối không bỏ bữa sáng
    Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động trong suốt ngày dài. Đặc biệt với bà bầu tuyệt đối không được bỏ bữa sáng để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ sau giấc ngủ đêm, đồng thời kiểm soát lượng calo trong cơ thể, hạn chế nguy cơ tăng cân hay béo phì.

    Uống đủ nước mỗi ngày
    Nước có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra trơn tru, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Với mẹ bầu, uống đủ nước còn giúp mẹ hạn chế táo bón, làm giảm cảm giác thèm ăn vặt. Từ đó việc kiểm soát cân nặng cũng hiệu quả hơn.

    TOP thực phẩm ăn vào con không vào mẹ
    Mọi người cần hiểu bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ là những thực phẩm vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé nhưng không làm mẹ bầu tăng cân, béo phì.

    Sữa tươi không đường
    Sữa tươi không đường là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ và đa dạng, bổ sung sắt, canxi, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, nuôi dưỡng thai nhi trong cả thai kỳ mà không lo lắng về lượng đường có thể làm mẹ tăng cân. Lượng canxi dồi dào trong sữa tươi là nền tảng để bé phát triển xương khớp, cứng cáp ngay từ trong bụng mẹ.

    Các bác sĩ sản khoa hiện nay cũng khuyên mẹ bầu uống sữa tươi không đường nhằm kiểm soát cân nặng mà không hề ảnh hưởng đến dưỡng chất bổ sung cho thai nhi. Sữa tươi có mùi vị dễ uống, không béo ngậy nên cho dù mẹ bị nghén vẫn có thể dùng bình thường.

    [​IMG]


    Khoai lang
    Nói đến những thực phẩm vào con không vào mẹ thì chắc chắn phải kể đến khoai lang. Khoai lang là thực phẩm vô cùng lành tính và mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe rất tốt. Trong khoai lang có đầy đủ chất xơ, vitamin B6 ( thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu), vitamin C, kali và sắt. Đặc biệt là beta-carotene mà cơ thể mẹ chuyển đổi thành vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, xương và da em bé nhưng lại không cung cấp nhiều đường hay tinh bột cho mẹ.

    Hơn nữa, khoai lang còn là thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ lớn trong khoai lang giúp mẹ cải thiện và phòng ngừa chứng táo bón. Vì thế mẹ bầu đừng bỏ qua khoai lang, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.

    [​IMG]

    Ngũ cốc
    Trong các loại ngũ cốc có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt cung cấp axit folic - dưỡng chất quan trọng bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật về ống thần kinh. Các chuyên gia khuyên rằng bà bầu nên ăn ngũ cốc và gạo lứt thay vì gạo tẻ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho con mà cơ thể mẹ không bị tăng cân.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bibibo.com.vn
    Đang tải...


Chia sẻ trang này