Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu và thai nhi trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Cho nên mẹ bầu phải biết khi mang thai không nên (kiêng) ăn gì để tránh những nguy hiểm đáng tiếc. Vấn đề dinh dưỡng được các bà mẹ đặt lên hàng đầu trong 40 tuần thai. Họ không muốn vì một phút bất cẩn mà làm cho mẹ và bé nguy hiểm. Cho nên danh sách đen về các loại thức ăn và thức uống bà bầu không nên hoặc nên kiêng chế dùng được liệt kê một cách tỉ mỉ và chi tiết. Bạn nên tránh các loại thức ăn sau đây. Hay tốt nhất là bạn hãy thay đổi cách chế biến. Trứng sống, trứng lòng đào, hay các thức ăn được làm từ loại trứng sống như kem tươi tự làm, kem lạnh và sốt mayonnaise. Trứng phải được nấu chín kỹ. Thịt và cá chưa nấu chín như thịt bò tái, hải sản tái chanh. Không được để còn chút màu hồng nào trên đó, cho dù trước đây bạn vẫn thường thích ăn như vậy! Thịt hoặc cá sống như sushi, cá hồi hoặc hàu hun khói, nem chua, mắm sống. Sữa tươi, phô-mai hay sữa chua không tiệt trùng. Một số loại gỏi (rau trộn) cũng có thể chứa khá nhiều vi khuẩn. Phô-mai mềm như phô-mai Pháp, phô-mai Ý, hay phô-mai gân xanh (tuy nhiên phô-mai dày hay phô-mai đã gạn kem thông thường thì không sao, miễn là đã được diệt khuẩn. Bạn hãy kiểm tra nhãn mác để biết chắc chắn). Pa-tê hoặc gan, gan cá biển: đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt quá nhu cầu cần thiết của một phụ nữ mang thai, điều này có thể gây hại cho bé của bạn. Cẩn thận với món thịt nướng vì thịt nướng thường được nướng trước một thời gian trước khi ăn. Hãy đảm bảo các thức ăn chế biến sẵn phải được hâm nóng kỹ trước khi ăn. Cá kiếm và cá ngừ: Các loại cá này có thể chứa hàm lượng thủy ngân tự nhiên ở mức nguy hại, ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé. Vì vậy bạn không nên ăn không cá ngừ đóng hộp nhiều hơn 4 hộp loại vừa (140g/hộp) hoặc 2 lát cá tươi (không quá 170g/lát chưa nấu) trong một tuần. Các loại thực phẩm đã từng gây dị ứng cho bạn trước đây. Các thức uống nên tránh khi mang thai Đồ uống có cồn có thể gây ra một loạt các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần cho thai nhi. Không có mức độ rượu dùng trong thai kỳ nào được chứng minh là an toàn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không được uống bất kỳ loại rượu nào bao gốm cả bia, rượu vang, nước trái cây có pha trộn rượu vang, rượu mùi… trong suốt thai kỳ và cả thời gian cho con bú. Các thức uống bạn cần giảm hoặc tránh xa: trà, cà phê, chocolat, nước uống tăng lực… Những thức uống này có chứa caffeine, caffeine có tính chất lợi tiểu, do đó nếu uống nhiều bạn có thể bị mất nước thực sự. Các loại nước ngọt, nước trái cây có đường đóng hộp công nghiệp có nhiều đường và chất bảo quản. Không được khuyến khích dùng trong thai kỳ. Nước ngọt có thể tạo ra năng lượng thừa nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến thừa cân khó phục hồi vóc dáng sau sanh.
Một số mẹo dành cho bà bầu Uống lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ Việc làm này bản thân mình đã thực hiện và rất hiệu quả. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mình đã rửa lá tía tô và nấu chín lấy nước uống. Cho nên, cổ tử cung mình mở rất nhanh. Lúc đến bệnh viện khám, tử cung mình đã mở 7 phân nhưng mình không hề có cảm giác đau. Và sau một giờ, bé nhà mình chào đời. Từ khi đau đẻ đến khi sinh bé chỉ mất 4 tiếng. Như thế là khá nhanh vì có nhiều phải 2-3 ngày mới sinh được. Chính nhờ uống nước tía tô mà bản thân mình đã đẻ nhanh như thế. (Ảnh minh họa) Ăn 3 quả trứng vịt sau khi sinh Khi vừa mới sinh xong, mình được mẹ đưa cho 3 quả trứng vịt đã luộc chín và bảo phải ăn hết. Mình thắc mắc thì được mẹ giải thích, phụ nữ sau khi sinh thường ăn trứng vịt sẽ khiến dạ con nhanh co bóp, bụng gọn và không bị xổ. Bản thân mình thấy “mẹo” này rất hiệu quả. Để sữa thơm, nhanh về và về nhiều Mới sinh xong, mình được mẹ cho uống nước lá mít đã được nấu chín. Vì thế, sữa mình nhanh về và có mùi thơm, ai đến thăm hai mẹ con cũng bảo. Ngoài ra, trước mỗi bữa ăn, mẹ thường vắt cơm nóng cho mình chấm xung quanh ngực. Và sau đó lấy dùng lược chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ăn sống lá tía tô trước ngày đưa bé đi tiêm phòng Trước khi bé đi tiêm phòng, để tránh tình trạng bé bị sốt do thuốc, các mẹ nên hái lá tía tô và nhai sống. Việc làm này sẽ làm giảm tình trạng sốt ở trẻ. Bên cạnh đó, để trẻ không bị đau ở chỗ tiêm, bạn nên dán miếng hạ sốt vào chỗ đó. Chữa trị cảm cúm cho phụ nữ sau sinh Đối với phụ nữ sau sinh, khi bị cảm cúm chúng ta không thể uống thuốc tây vì việc làm này sẽ ảnh hưởng đến các bé. Cho nên, các mẹ chỉ có thể sử dụng các phương pháp từ đông y. Trước hết, để chữa trị cảm cúm, bạn có thể nấu cháo với hành tăm, ít gừng giã nhỏ và một quả trứng gà. Bên cạnh đó, bạn có thể nấu một nồi gồm lá bưởi, lá tre, lá sả sau đó xông hơi. Việc làm này có tác dụng giải cảm và giúp bạn ra mồ hôi, nhanh khỏe
Uống nước tía tô trước khi sinh em bé để giúp tử cung của mẹ mở nhanh hơn, quá trình chuyển dạ sẽ ngắn hơn đó bạn
lúc e mang thai có uống nước mía và nước cam, ko thường xuyên nhé các mẹ thì lúc sinh bé nhà em sạch lắm. các bà mụ bảo sạch nên e nhớ đến kể lại các mẹ. mà các mẹ nên hỏi bác sĩ trước nha.
Các mẹ cho em hỏi chút là mang thai có nên ăn ốc không ạ. Em nghe có người nói à ăn ốc thuộc đồ có tính hàn nên nếu ăn thì thai nhi không tốt. .... Cơ mà em thèm quá :'(
Trong gia đoạn mang thai thì ăn uống phải hết sức cẩn thận, cơ mà em lại thích sô-cô-la nên thỉnh thoảng cũng có ăn ạ
Bản chất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn không rõ bạn ạ. Kinh nghiệm nhiều khi không chính xác đâu
mình nhớ là ko nên ăn đu đủ xanh (vì thèm ăn nộm lắm, mà ko dám ăn), ăn các loại rau mầm (giá đỗ) nữa
Em cũng 1 đợt thèm nộm điên đảo mà không dám ăn (Thực ra là vẫn cố đấm ăn 2 bữa) xong rồi là treo mồm luôn. Thấy bảo là nhựa trong đu đủ xanh rất độc, gây sảy thai đấy ạ
Uống trc khi sinh là thời điểm nào ạ? Ví dụ khoảng ngày mai mình sinh thì mình uống liền trong mấy ngày trước hay đến lúc chuyển dạ vậy mn?