Thông tin: Bà Bầu Uống Mật Ong Được Không? Uống Sao Cho Chuẩn!

Thảo luận trong 'Các vấn đề khác' bởi APABEE, 6/9/2021.

Tags:
  1. APABEE

    APABEE Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/3/2021
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]
    Bà bầu có uống được mật ong không?
    Mật ong là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Thành phần của mật ong bao gồm đường (chủ yếu), chất đạm, vitamin, chất khoáng v.v…. rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, bà bầu uống được mật ong nhưng cần không chế liều lượng sau khi đã tham khảo qua tư vấn của bác sĩ chuyên môn để tránh mắc phải tiểu đường thai kỳ.

    Bà bầu nên dùng bao nhiêu ml mật ong mỗi ngày?
    Thông thường, khi có bầu, chị em thường mách nhỏ nhau là hạn chế ăn đường lại để hạn chế tiểu đường thai kỳ nhưng lại chẳng nói rõ là giảm xuống bao nhiêu. Thành ra, rất nhiều bà bầu không dám ăn bất kỳ đồ ăn nào có đường, dẫn đến thiếu đường trầm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

    Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g đường).

    Trong 100g mật ong có bao nhiêu gam đường, bao nhiêu Calo ?

    [​IMG]

    (Nguồn tham khảo: U.S. DEPARTMENT OF AGRICULTURE)

    Trên đây là thông tin dinh dưỡng từ 100g mật ong ~ 72ml mật ong ~ 14 thìa cà phê mật ong ~ 300 Calo ~ 82g đường.

    Với một người phụ nữ trưởng thành, chúng ta chỉ cần 30,5g mật ong ~ 22ml mật ong ~ 4,3 thìa cà phê mật ong ~ 91,4 Calo ~ 25g đường mỗi ngày với điều kiện không nạp thêm bất kỳ loại thực phẩm nào có đường vào trong cơ thể.

    Với bà bầu, chúng ta vẫn phải ăn cơm và trái cây và nhiều loại thực phẩm khác có đường, APABEE đề xuất cho bạn lượng mật ong dùng hàng ngày là 14,2g mật ong ~ 10,3ml mật ong ~ 2 thìa cà phê mật ong ~ 42,8 Calo ~ 11,7g đường.

    Con số trên chỉ là con số trung bình. Trong từng giai đoạn mang thai, tùy thể trạng, cân nặng của bà bầu mà lượng đường bổ sung vào cơ thể là khác nhau. Vì thế, APABEE khuyến khích các bà bầu tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để không gặp bất cứ vấn đề gì.

    Tác dụng của mật ong với bà bầu
    • Giảm mất ngủ: Tình trạng mất ngủ xảy ra thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Với 1 cốc nước ấm pha 2 thìa mật ong sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được giấc ngủ ngon.
    • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tác dụng của mật ong với bà bầu còn có thể kể đến bao gồm chữa lành vết trầy xước, vết bỏng nhẹ và ợ nóng bằng cách trung hòa axit dạ dày.
    • Giảm nhẹ cảm lạnh và ho: Đặc tính kháng virus của mật ong có khả năng ức chế hoạt động của virus trong cơ thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Thêm vào đó, một tác dụng của mật ong với bà bầu nữa là đóng vai trò như một chất giảm ho hiệu quả.
    • Giảm đau họng: Trời thời kỳ mang thay, khi bị đau hỏng, các mẹ bầu gần như không được dùng thuốc để làm giảm triệu chứng ho. Một thìa cà phê mật ong vào trà gừng, nước chanh, quất ấm sẽ giảm triệu chứng một cách đáng kể.
    • Chữa loét: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, một tác nhân gây loét dạ dày khi mang thai.
    • Cải thiện sức khỏe da đầu: Nếu đang bị cảm giác ngứa da đầu và gàu làm phiền, hãy đun một ít mật ong với nước ấm và thoa lên da đầu để giảm nhẹ các tình trạng tóc như vậy.
    • Giàu chất chống oxy hóa: Khi phụ nữ mang thai, chất chống oxy hóa rất cần thiết bởi không chỉ cung cấp thêm lá chắn cho mẹ bầu tránh khỏi tác động xấu nhất của các gốc tự do mà còn bảo vệ sức khỏe bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch.
    • Tăng mức năng lượng: Khi mang thai, sẽ có những lúc bạn cảm thấy kiệt sức mà không có lý do. Một số chuyên gia cho rằng việc em bé đang dần lớn lên trong bụng khiến mẹ bầu tiêu tốn nhiều năng lượng để phục vụ cho nhu cầu phát triển của bé và nội tiết tố thay đổi có thể khiến phụ nữ mang thai dễ dàng mệt mỏi. Mật ong rất giàu calo lành mạnh và sẽ trở thành chất tăng cường năng lượng tuyệt vời.
    Tác dụng phụ của mật ong với bà bầu
    Mặc dù mật ong rất tốt nhưng nếu mẹ bầu lạm dụng nó quá nhiều sẽ có thể gặp một số tác dụng phụ nhất định như sau:

    • Tăng độ nhạy cảm với insulin: Mật ong làm tăng lượng đường trong máu và nghiêm trọng hơn là tình trạng đề kháng insulin vì hấp thụ hơn 25g đường fructose mỗi ngày là không an toàn đối với phụ nữ mang thai.
    • Gây co thắt: Việc ăn quá nhiều mật ong sẽ dẫn đến co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Thực phẩm này cũng tăng tính axit trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa.
    • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Hàm lượng đường cao trong mật ong có thể gây sâu răng khi mang thai và mòn răng.
    • Tăng cân: Lượng calo phong phú có trong mật ong sẽ dễ khiến mẹ bầu tăng cân khi mang thai.
    Cách dùng mật ong cho bà bầu
    Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất nhạy cảm với mùi vị nên không phải thực phẩm nào kết hợp với mật ong đều dùng được. Ví dụ như tỏi, bà bầu 3 tháng đầu ngửi thấy sẽ khó chịu. APABEE xin gợi ý 4 cách dùng sau đây:

    • Nếu mẹ bầu muốn uống mật ong vào buổi sáng có thể pha 2 thìa cà phê mật ong với 1 cốc nước ấm/mát để uống.
      Lưu ý:
      • Tuyệt đối không dùng nước nóng để pha vì sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng trong mật ong.
      • Nên ăn 1 lát bánh mì hoặc 1 chiếc bánh quy kèm theo.
    • Nếu muốn thay đổi, mẹ bầu có thể kết hợp 1/4 quả chanh, 2 thìa cà phê mật ong pha cùng 1 cốc nước. Nó khá là ngon đó.
      Lưu ý:
      • Khi vắt chanh, chỉ vắt đúng 1 lần, không ham vắt 2 lần cho kiệt nước, tinh dầu từ vỏ chanh dễ quyện vào nước cốt chanh gây đắng.
      • Hãy uống luôn sau khi pha trong phong 1 tiếng, mật ong chanh để lâu sẽ rất đắng, uống không ngon.
    • Nếu mẹ bầu muốn uống trong thời gian dài, hãy pha 2 thìa cà phê mật ong, 3 quả quất (vắt lấy nước, bỏ hạt) với 1 lít nước đun sôi để nguội.
    • Chữa ho cho bà bầu bằng mật ong: Pha một cốc trà gừng với nước ấm, cho thêm 1 đến 2 thìa mật ong rồi khuấy đều, sẽ cực kỳ hiệu quả.
    Lời kết
    Trên đây là một số chia sẻ từ APABEE về mật ong với bà bầu. Nếu có điểm nào sai, cần góp ý, hãy nhắn tin cho mình để mình hoàn thiện bài viết.

    Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu rất nhạy cảm về mùi vị. Nếu như bạn đang muốn tìm một loại mật ong thơm ngon khi pha và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại phổ thông, hãy tham khảo mật ong được làm từ con ong nội và mật ong khoái rừng của APABEE tại đây nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi APABEE
    Đang tải...


Chia sẻ trang này