Ba Điều Cha Mẹ Nên Chú Ý Khi Có Con Ở "tuổi Dậy Thì"

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi T.Thuy Anh, 5/11/2019.

  1. T.Thuy Anh

    T.Thuy Anh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/11/2019
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Là cha mẹ của trẻ đang ở “tuổi dậy thì” cho dù bạn có quan tâm đến con cái như thế nào, bạn cũng nên “hạ nhiệt”. Các bậc cha mẹ nên nhớ 3 chú ý sau:

    - Đừng quá quan tâm

    - Đừng quá tò mò

    - Đừng quá nhiệt tình, sốt sắng

    Nhất định phải cho trẻ có không gian riêng. Đừng can thiệp quá sâu - đừng muốn kiểm soát trẻ ở “tuổi dậy thì”.

    Một đứa trẻ bình thường rất ngoan ngoãn, tự nhiên thay đổi, bạn không thích cách nói chuyện, cách tiếp xúc thậm chí còn xung đột với bạn. Bạn đừng sốt ruột cũng đừng đánh mắng trẻ. Trẻ đang dùng cách này để nói với bạn: con đã bước vào tuổi dậy thì.

    “Tuổi dậy thì” thuật ngữ thật khó giải thích nhưng những gia đình có con đang bước vào giai đoạn này sẽ hiểu một cách sâu sắc.Một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn luôn bên bạn, bám theo bạn như sam, một ngày nào đó tự nhiên từ chối bạn. Một đứa trẻ vui vẻ, lạc quan luôn hợp tác với bạn không còn nữa, trước mặt bạn là một đứa trẻ không vâng lời, hay tức giận, dễ thất vọng…Tất cả những điều đó khiến cha mẹ cảm thấy bất lực.

    Trong mắt của trẻ tuổi dậy thì:

    + Cha mẹ không còn là cha mẹ như trước

    + Cha mẹ là những người bình thường

    + Bình thường giống như tất cả những người khác

    Về mặt sinh lí trẻ ở “ tuổi dậy thì” cơ thể đang phát triển để trở thành cơ thể của người trưởng thành. Về mặt tâm lí thì vẫn chưa có tâm lí ổn định của người trưởng thành. Bọn trẻ nghĩ chúng rất hiểu chuyện nhưng trên thực tế còn rất xa.

    Giai đoạn này bọn trẻ muốn độc lập nên không chịu bị người khác quan tâm một cách quá mức. Bọn trẻ lúc này muốn làm chủ bản thân, muốn thể hiện sự khác biệt của bản thân mình, không sợ bất cứ ai và không thích ai ngăn cản mình: chúng mặc quần áo khác thường, đeo khuyên tai, thậm chí xăm mình…Bên trong trẻ ở tuổi dậy thì đầy sự căng thẳng.Bố mẹ muốn kiểm soát trẻ chặt chẽ sẽ khiến trẻ không chịu nổi. Vì vậy cha mẹ phải nhớ: trẻ ở tuổi dậy thì càng kiểm soát chặt chẽ chúng càng kiên cường, càng tránh xa bố mẹ.

    Bắt đầu bước vào tuổi dậy thì bất kể là trai hay gái, tâm trí và cơ thể của trẻ bị một lực lương chi phối và khống chế. Cách nghĩ và hành vi của trẻ bị thay đổi một cách đáng kể, lực lượng này gọi là hormone. Không khó để thẩy rằng cơ thể của trẻ có sự thay đổi kì lạ. Trẻ có thể tự khỏi bênh cúm trong vòng 24h, ăn khá nhiều và cân nặng không nhất thiết phải tăng. Có những đứa trẻ thức cả đêm để xem bóng đá, hoặc làm bài tập nhưng ngày hôm sau vẫn thấy khỏe mạnh, nhanh nhẹn như thường. Điều này là rất khó đối với người lớn chúng ta. Trong thực tế, tuổi dậy thì do lượng hormone dư thừa trong cơ thể. Tác dụng của hormone trong cơ thể trẻ là rất rõ ràng như phát triển chiều cao nhanh, vỡ giọng..Một cậu bé yếu đuối bỗng nhiên trở nên mạnh mẽ hơn. Một cô bé gầy guộc bỗng nhiên cơ thể trở nên mềm mại uyển chuyển hơn. Ngoài ra hormone có ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, khi hormone tràn vào não, một phản ứng hóa học vô hình xảy ra nhanh chóng, thời gian sé kéo dài trong vòng hai ba năm. Các nhà khoa học phát hiện hormone có ảnh hưởng đến nơi phát sinh tình cảm trung ương vì thế những thăng trầm cảm xúc của trẻ tuổi dậy thì vô cùng mạnh. Khu vực trưởng thành lâu nhất của não là thùy trán, mất 20-25 năm để trưởng thành. Thùy trán là chỉ huy trưởng của bộ não, quản lý trí thông minh và đưa ra quyết định.

    Đối với một đứa trẻ mười mấy tuổi mà nói, cảm xúc của chúng bị dồn nén bởi hormone nên con người có thể rơi vào trạng thái bốc đồng. Nếu hiểu hormone khiến cho tâm trạng của trẻ không ổn định, cha mẹ sẽ ân cần với con cái của họ hơn, ít đổ lỗi cho con cái. Tâm trạng của cha mẹ cũng bình tĩnh hơn.

    Khi một đứa trẻ mất bình tĩnh, chúng ta nên hiểu rằng đó là cảm xúc trút giận chứ không phải cố tình đối mặt với cha mẹ “ thách thức sự kiên trì của bố mẹ”. Khi một đứa trẻ khóc vì một việc rất bình thường, chúng ta phải hiểu đó là phản ứng hết sức bình thường đừng trách mắng hay quát nạt. Khi đứa trẻ kêu ca phàn nàn, chúng ta nên khoan dung, đừng từ chối nghe

    Khi cha mẹ hiểu con cái, mối quan hệ của cha mẹ - con cái sẽ không quá căng thẳng, tuổi dậy thì của con sẽ trở nên mượt mà hơn.

    - Cha mẹ nên điều chỉnh suy nghĩ của mình cho kịp thời

    Khi đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì, ngay cả trong gia đình có mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hài hòa bố mẹ vô cũng tâm lí thì tuổi dậy thì cũng dẫn đến những bất ổn trong cuộc sống gia đình. Có một số trẻ vượt qua tuổi dậy thì một cách nhẹ nhàng.Lại có một số trẻ tuổi dậy thì thực sự nổi loạn, làm cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng. Đối với những đứa trẻ như thế chắc chắn là một thách thức lớn đối với cha mẹ. Nếu không xử lý đúng cách gia đình sẽ bước vào vào giai đoạn khủng hoảng, đối diện với tình trạng “mất gấp đôi”.

    Đối mặt với những thay đổi lớn lao của trẻ em, người lớn phải chuẩn bị tâm lý đầy đủ, điều chỉnh suy nghĩ của chính bản thân mình. Không thể cứ khi nào trẻ không nghe lời là bố mẹ tức giận.

    Hãy để dành không gian cho con bạn,

    Không nên can thiệp quá sâu

    Ở tuổi dậy thì cơ thể và tâm trí của trẻ đang lớn lên theo quy luật của tự nhiên

    Người lớn chúng ta cũng phải thay đổi thái độ và phương pháp kỷ luật

    Trẻ muốn mình có không gian riêng, càng lớn nhu cầu đó càng cao. Cha mẹ quá xâm phạm trẻ sẽ tìm cách chạy trốn khỏi sự xâm phạm của cha mẹ.

    -Giáo dục trẻ trong tuổi dậy thì: nỗ lực đứng cùng trẻ trong một chiến tuyến

    Khi đối diện với một đứa trẻ sẵn sàng “tuyên chiến” với bố mẹ, chúng ta nên làm gì?

    Một cậu bé tính cách cực kỳ nổi loạn khi bước vào tuổi dậy thì. Bất kỳ cha mẹ nói gì, cậu ta đều tìm ra lý do để cự cãi.Câu ta thích nghe nhạc rock, thể loại âm nhạc ồn ào, ầm ỹ khiến ông bố khó chịu. Một lần, dù sắp đến kỳ thi, cậu ta vẫn nằm trên ghế sofa nghe nhạc ầm ĩ mà tay vẫn cầm một cuốn sách. Ông bố nhìn thấy khó chịu hét lên, yêu cầu cậu con trai tắt nhạc. Cậu con trai không những không nghe lời mà còn đóng sập cửa phòng lại. Ông bố tức giận không nhịn được mới đánh cậu con trai một trận rất đau. Cậu con trai tuy rất đau nhưng vẫn không nhận lỗi mà gương mặt còn tỏ ra cực kỳ bướng bỉnh. Ông bố càng tức giận, càng năng tay với con. Bà mẹ thấy thế cực kỳ hoảng sợ, khóc lóc cầu xin chồng tha thứ cho con, người cha thấy mệt mới ngừng tay. Tối đó hai bố con đều không ăn cơm và ông bố trải qua một đêm mất ngủ, trăn trở không hiểu phương pháp dạy con của mình sai ở chỗ nào và tại sao con mình lại trở nên như thế?..

    Hôm sau cậu con trai chủ động đến xin lỗi bố, nhìn vết thương trên người con,ông bố không cầm lòng đươc bật khóc và nói “bố xin lỗi”.. trong lòng hối hận và đau khổ, ông bố quyết tâm không lấy uy quyền của cha mẹ để đàn áp con trai.

    Sau đó cậu con trai vẫn không từ bỏ sở thích âm nhạc của mình, ông bố học cách bao dung và chấp nhận. Hai bố con cùng nghe thể lọai nhạc đó. Ông bố cố gắng hòa nhập vào cuộc sống của con trai, ngay cả khi con trai đề nghị bố dẫn đến buổi lễ ra mắt của một ca sỹ ông bố cũng đồng ý. Nhưng trong buổi ra mắt, hai bố con đều nhân thấy không khí không tích cực, một số fan hậm mộ bằng tuổi cậu con trai có thái độ hâm mộ mù quáng, ..Ông bố hỏi cậu con trai: “con có muốn giống họ không?” cậu con trai lắc đầu. Từ đó cậu con trai bớt dần việc hâm mộ các ca sỹ một cách mù quáng,bắt đầu chăm chỉ học và điểm số cũng tăng lên. Thời gian rảnh, cậu ta bắt đầu tập sáng tác..

    Và sau đó không có vấn đề gì lớn trong mối quan hệ giữa bố và con trai. May mắn là ông bố đã thay đổi cách nghĩ, cải thiện cách giao tiếp với con, hóa giải xung đột giữa hai cha con.

    Hóa ra, kiên nhẫn, hiểu biết và khoan dung là vũ khí bí mật, hiệu quả nhất để giáo dục trẻ trong tuổi dậy thì.

    Cho nên, cha mẹ phải nỗ lực cùng còn đứng chung một chiến tuyến, giữ cho việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái thật suôn sẻ. Đây mới chính là liều thuốc kỷ luật cho những đứa trẻ nổi loạn.

    Cách tốt nhất để giành được sự hợp tác của trẻ vị thành niên là giải quyết vấn đề một cách tôn trọng và bình đẳng

    Khi người lớn đối xử với trẻ bằng tình yêu, sự quyết tâm và tôn trọng họ sẽ nhận được nhiều hơn sự hợp tác từ trẻ và hình thành những đứa trẻ trưởng thành thực sự .

    Lược dịch từ nguồn baby.horo88.cc
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi T.Thuy Anh
    Đang tải...


  2. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,105
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173
    :):):)
     
    T.Thuy Anh thích bài này.

Chia sẻ trang này