Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi BTC _Học cùng bé, 5/8/2010.

  1. BTC _Học cùng bé

    BTC _Học cùng bé Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/5/2010
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    212
    Điểm thành tích:
    43
    (*********) - Vui chơi là một hoạt động thiết yếu trong sự phát triển của trẻ nhỏ và là một cách rất hay để cả gia đình có thể gắn bó với nhau hơn. Hãy dành thời gian để vui đùa cùng bé để bé được phát triển toàn diện
    Vui chơi là một hoạt động thiết yếu trong sự phát triển của trẻ nhỏ và là một cách rất hay để cả gia đình có thể gắn bó với nhau hơn. Những trò chơi dưới đây không những làm cho cả gia đình có thời gian vui vẻ bên nhau mà còn giúp cho con bạn xây dựng những kĩ năng vê ngôn ngữ, kĩ năng điều khiển và các kĩ năng xã hội khác.
    1. Trò chơi ngôn ngữ
    - Khi bé đang nằm trong bụng mẹ, bạn hãy nói thật nhẹ vào bụng mình và gọi tên bé thường xuyên. Nhờ đó bé sẽ xác định được tiếng nói của mẹ vài tiếng sau khi đựợc sinh ra. Hãy dừng một lát để chờ xem phản ứng của bé như thế nào khi nghe được tiếng nói của mẹ.
    - Thay đổi tone âm thanh của mình: từ giả giọng nói của một đứa trẻ đến nói giọng thật của mình.
    2. Trò chơi xã hội
    - Khi bé mỉm cười, bạn hãy khen ngợi bé và cười cùng với bé. Hành động này sẽ khuyến khích bé cười nhiều hơn.
    - Khi bạn và bé nhìn vào mắt nhau, hãy chầm chậm lắc đầu mình từ trái sang phải để khuyến khích bé nhìn theo mắt mẹ.
    http://mst.*********//upload/news/2010-08-02/1280736584-Baby_and_mom_on_grass-709x4.jpg
    Để giúp bé phát triển các kĩ năng của mình, bạn hãy dành nhiều thời gian chơi cùng
    bé nhé. (Ảnh minh họa)
    3. Trò chơi điều khiển
    - Để khuyến khích bé chuyển động đầu, mẹ hãy dặt đầu bé lên một tấm chăn đựơc đặt trên sàn nhà, đồng thời sắp xếp những đồ chơi sặc sỡ màu sắc xung quanh bé.
    - Trong khi thay tã lót cho bé, mẹ dùng tay co duỗi chân bé theo hướng vòng tròn.
    - Khuyến khích bé rướn người lên, để tay bé có thể vươn thẳng ra ( nâng ngực của bé ra khỏi sàn khi bé đang nằm úp). Đồng thời, bạn cũng nên đặt một thứ đồ chơi ngang với tầm mắt bé.
    Lưu ý: Một điều quan trọng là bạn phải thật sự thoải mái khi chơi cùng bé. Không nên thúc ép bé làm quá sức, như thế bé sẽ cảm thấy không thoải mái và không thấy hứng thú với trò chơi nữa. Đồng thời, bạn thử quan sát xem trò chơi nào bé hứng thú nhất và bé chơi trong thời gian bao lâu.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi BTC _Học cùng bé
    Đang tải...


  2. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

    Hic, trò chuyện với bé trong bụng để bé nhớ được giọng mẹ á? Em nghĩ nó có tác dụng khác cơ
     
  3. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

    Có nhiều games để bố mẹ và bé cùng chơi. Ví dụ như : khi chơi trò con vật với bé: bố hoặc mẹ có thể giả tiếng con vật (nếu có thể), hoặc làm những động tác giống các con vật (nếu có thể): như vậy vừa tạo được niềm vui cho bé, vừa cho bé các hình dung về các loài vật...
     
  4. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

    Khi chơi, trẻ học được những gì?
    Trẻ em tiếp thu rất tốt khi chơi. Tất cả các bậc cha mẹ đều mong đứa con 3-4 tuổi của mình được chuẩn bị để học chữ. Họ sốt ruột vì thấy trường mẫu giáo cho cháu chơi nhiều hơn học. Ðừng lo lắng! Chơi là chương trình học rất tốt! Tất cả các hoạt động vui chơi cháu bé tham gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm, thể lý và xã hội.

    images/content/2-5-tuoi/vui-choi_khi-choi,-tre-hoc-duoc-nhung-gi_0.jpg
    Ảnh: Inmagine

    Học từ các khối nhựa, gỗ...

    Những vật hình khối giúp trẻ nhận thức được không gian ba chiều, khái niệm sau này sẽ là nền tảng cho những bài hình học, vật lý, kiến trúc và kỹ thuật. Trẻ mẫu giáo thích tưởng tượng những vật hình khối có kích cỡ to, vừa, nhỏ như đó là bố, mẹ và con. Qua đó, trẻ thể hiện sự hiểu biết về những mối tương quan kích cỡ trong thế giới thật. Các bé gái ít có cơ hội phát triển những kỹ năng quan trọng nếu bọn con trai giành hết các đồ chơi xây dựng. Vì thế, những cô mẫu giáo giỏi thường sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau để khuyến thích các bé gái tham gia trò xây dựng. Các bé trai thường xếp những khối to nhỏ với nhau thành lâu đài, con tàu vũ trụ... và hình dung trong đầu một khung cảnh nào đó trên con tàu. Như thế chúng có cơ hội phát triển trí tưởng tượng mà các bé gái thường học qua những trò đóng kịch với búp bê, chơi bán hàng... Học qua đường nét:

    Hầu hết trẻ ba tuổi thích vẽ hay viết nguệch ngoạc. Dù với bạn, những đường nét đó là vô nghĩa nhưng chúng lại rất ý nghĩa đối với "tác giả" của chúng. Lúc 4 tuổi, nhiều em bắt đầu vẽ những hình và tranh biểu tượng cho người, cảnh hay những thứ chúng thấy hay tưởng tượng ra. Cũng như việc học từ vựng giúp trẻ suy nghĩ tốt hơn, chuyện vẽ nguệch ngoạc hay vẽ tranh có thể là bước nhảy ban đầu để quan sát thế giới xung quanh. Khi những hình vẽ của trẻ ngày càng phức tạp, chúng cũng chú ý nhiều đến chi tiết và thường hỏi những câu cụ thể hơn, như : "Sao cái đuôi con chó kia ngắn quá vậy?". Học khi hát và múa:

    Hát những bài hát ngắn giúp trẻ 3 tuổi thưởng thức âm thanh của từ và là bước chuẩn bị cho trẻ học đọc sau này. Khi 4 tuổi, chúng có thể hát những bài hát dài hơn, múa những bài múa đơn giản theo nhịp điệu của những nhạc cụ như trống, thanh gõ, và trống lắc. Hát và múa cũng giúp trẻ tự nhiên, linh động và sáng tạo, những điều rất cần ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Trí tưởng tượng trong chuyển động:

    Khi chơi với những đồ chơi như xe hơi, xe tải, máy bay, tàu lửa..., và giả vờ hồi hộp vì tốc độ, trẻ mẫu giáo cảm thấy lớn mạnh và trưởng thành. Khi trẻ tưởng tượng và chơi trò đi xe trên một con đường dài, có thể trẻ đang nghĩ cách vượt qua nỗi lo lắng vì phải xa rời người thân. Một nữ tiến sĩ tâm lý học kể rằng có hai đứa bé trai 3 tuổi suýt bị tai nạn xe hơi. Vài tuần sau, hai chú bé đó diễn lại sự cố kinh hoàng đó trong góc sân chơi ở trường mẫu giáo. Bà nói: "Chơi giúp trẻ vượt qua những phản ứng xúc cảm của nó". Chơi ráp hình:

    Khi chơi ráp hình (với bộ Lego chẳng hạn), trẻ phát triển khả năng suy luận về không gian, quan sát những kiểu mẫu và chi tiết, thực tập sự phối hợp tay và mắt. Chúng sẽ tiến từ những bài tập ráp hình tương đối đơn giản (khoảng 10 miếng lắp ráp) tới những bài tập khó hơn (hơn 20 miếng lắp ráp nhỏ hơn, phẳng, những miếng lắp ráp ăn khớp với nhau). Những bài tập lắp ráp không nên quá khó (sẽ gây bực dọc!) hay quá dễ (gây chán nản!) nhưng nên vừa đủ thách thức trẻ để dạy chúng tập trung và kiên trì giải toán. Nếu cho một nhóm cùng làm, chúng có thể làm được những bài tập ráp hình rất khó, đồng thời trẻ học được các cộng tác và trù tính những chiến lược để giải bài.

    images/content/2-5-tuoi/vui-choi_khi-choi,-tre-hoc-duoc-nhung-gi_1.jpg
    Ảnh: Inmagine

    Chơi ngoài trời:

    Ðộng tác chạy và trèo làm cho trẻ phát triển những kỹ năng thể lý, củng cố cơ bắp và thực tập thế cân bằng. Vì ngoài sân trẻ ít bị giám sát hơn trong lớp nên sân chơi cũng là nơi hoạt động chung để học những bài học có tính xã hội. Ngoài sân, trẻ học cách chia sẻ và thay phiên nhau, bày trò để chơi chung. Khi xung đột nảy sinh, chúng giải quyết bằng cách của chúng, học cách thương lượng và đánh giá khả năng của một nhóm, một "phe".

    Giả vờ đọc:

    Một số ít trẻ mẫu giáo có thể đọc thật, nhưng thường thì chúng không biết đọc và chỉ thích lướt qua những quyển sách nào có nhiều hình minh hoạ. Trẻ 4 tuổi có thể nghe một câu chuyện nhiều lần rồi "đọc" chuyện đó theo trí nhớ cho bạn cùng lớp. Kiểu đọc giả vờ này, cũng như viết giả vờ, là khúc dạo cần thiết cho việc đọc và viết thực sự. Những lúc ấy, trẻ đang học ba bài học quan trọng: kể chuyện có mở đầu, nội dung và kết thúc; chia sẻ câu chuyện với những người khác; và kết bạn thật sự với sách.

    Theo WTT/youngparents
     
  5. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

    Chơi đố vui toán học dành cho bé ở tuổi tập đi

    Lên 2 tuổi, con bạn thực sự phát triển, hiểu biết về mối tương quan giữa các con số và các vật thể. Bé có khả năng phân biệt nhiều và ít, tròn, không tròn...

    Sau đây là một số gợi ý giúp chuẩn bị cho bé hiểu về toán:

    1. Cùng nhau đếm:

    Ðếm những ngón tay và ngón chân từ 1 đến 10 là một trò vui đặc biệt khi kèm với nhịp điệu như "một, hai, ba, bé đi ra."

    2. Phân loại đồ vật:

    Tập cho trẻ phân loại những đồ dùng để trẻ hiểu thêm khái niệm về nhóm. Ví dụ như nhờ trẻ tách rời những đồ chơi xe hơi ra khỏi đồ chơi máy bay rồi đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu cái.

    3. Dọn bàn ăn:

    Ðặt một cái dĩa (bằng nhựa để không bị vỡ) cho một người, hai cái ly cho hai người. giúp bé học được những kỹ năng quan trọng về toán.

    4. Gọi đúng tên hình dạng:

    Gọi được tên các hình dạng là nền tảng cho trẻ hiểu được toán học. Chơi trò chơi tìm hình vuông, hình tròn trong nhà hay bên ngoài. Chỉ cho bé cách ghép những hình tam giác thành hình vuông.

    5. Dạy bé những mối tương quan trong không gian:

    Chơi những trò chơi yêu cầu trẻ hiểu được khái niệm xa, gần, trên, dưới. Ðể bé tập học những khái niệm về thể tích và dung lượng bằng cách đổ nước hay cát vào những cái ly hay chén và thay đổi dung lượng từ một đồ chứa này sang đồ chứa khác.

    6. So sánh kích cỡ:

    Yêu cầu bé tìm được con gấu to và búp bê nhỏ. Xếp hàng những chiếc xe từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất. Chơi một trò chơi nào đó mà bé phải duỗi mình rộng ra hết sức rồi thu người vào hết cỡ.

    7. Dạy bé xếp mô hình:

    Cho bé xếp những khối gạch màu hay tạo ra những hình dáng khác nhau.

    8. Sử dụng những từ có khái niệm toán học:

    Những cụm từ biểu thị số lượng như "nhiều" và "một ít" trong những lúc đối thoại hàng ngày.
     
  6. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

    Giúp trẻ 3 tuổi học thông qua đồ chơi
    Tất cả trẻ em đều yêu thích các hoạt động vui chơi. Nó vừa mang lại sự vui thích, vừa phục vụ cho khả năng học tập thiết thực của trẻ. Bằng cách chọn những loại đồ chơi phù hợp, được thiết kế riêng dành cho mỗi giai đoạn phát triển, bạn có thể hỗ trợ bé học tập, phát triển một cách tốt nhất.

    Dưới đây là vài gợi ý lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ lên 3 và lợi ích mà chúng có thể đem lại trong học tập.

    Tập làm các vòng hạt và đồ trang sức

    Trẻ 3 tuổi, đặc biệt là các bé gái, có thể thích xâu những hạt vòng bằng các dây cao su hoặc chỉ sợi để làm thành những chiếc vòng cổ hay vòng tay đơn giản. Có nhiều túi vật liệu dùng để xâu vòng sẵn có trên thị trường, bạn dễ dàng mua được chúng tại các nhà sách giáo dục hay các cửa hàng tạp phẩm, đồ dùng học sinh, gồm nhiều hạt vòng đủ màu sắc, hoặc các hạt có trang trí bằng chữ cái, nhờ đó bé có thể đánh vần tên mình. Việc xâu vòng vào các dây chun co dãn có thể giúp trẻ phát triển được kỹ năng phối hợp các vận động tinh của bàn tay.

    Những bộ đồ chơi mô phỏng

    images/content/2-5-tuoi/vui-choi_giup-tre-3-tuoi-hoc-thong-qua-do-choi_0.jpg

    Trẻ 3 tuổi là giai đoạn mà bé muốn được tham gia mọi hoạt động ở trong nhà, và bắt chước theo các hành động của bố và mẹ. Điều này giúp bé hăng hái khám phá và thử làm nhiều việc, như hút bụi hoặc đưa cho bố mẹ móc quần áo trong lúc phơi đồ, nhưng không phải lúc nào nó cũng là cơ hội hoạt động an toàn để trẻ có thể thử (như là ủi quần áo chẳng hạn). Vì vậy, trẻ nên có góc chơi riêng ở trong nhà với đồ chơi chỉ dành cho bé.

    Có rất nhiều các bộ đồ chơi mô phỏng kích cỡ nhỏ dành cho trẻ, ví dụ như những đường ray nhỏ, những máy hút bụi đồ chơi, những bàn là mini và nhiều đồ chơi tương tự khác bạn có thể thấy, phù hợp cho bé chơi "đồ hàng". Điều này giúp bé có thể bắt chước làm các hoạt động mà bé khao khát, trong khi vẫn đảm bảo an toàn và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

    Những khối đồ chơi ghép hình

    images/content/2-5-tuoi/vui-choi_giup-tre-3-tuoi-hoc-thong-qua-do-choi_1.jpg

    Giống nhưng những lứa tuổi khác, 3 tuổi trẻ cũng rất thích chơi với các khối hình lắp ghép. Những mảng lắp ghép có thể nhỏ hơn so với mảng lắp ghép được thiết kế dành cho trẻ 2 tuổi, nhưng điều này rất có lợi, vì nó có thể giúp bé phát triển các cơ vận động ở tay và khả năng phối hợp hoạt động tốt hơn. Các mảng ghép còn làm cho khả năng tư duy của trẻ tốt hơn, tìm ra nơi cần đặt mảng ghép đó vào và kết quả sẽ như thế nào sau khi bức tranh được hoàn thành.

    Đồ thủ công và trang trí

    images/content/2-5-tuoi/vui-choi_giup-tre-3-tuoi-hoc-thong-qua-do-choi_2.jpg

    Trẻ 3 tuổi thích sử dụng chì màu và tạo ra những bản vẽ đầy màu sắc (có xu hướng giống như những nét nguyệch ngoạc ngẫu nhiên), nhưng chúng nhận được nhiều ích lợi từ các hoạt động nghệ thuật và trang trí thủ công dạng này. Trẻ cần thời gian để có thể quen với việc sử dụng các công cụ như bút sơn, bút, nhờ đó mà phát triển kỹ năng vận động tinh tốt hơn, tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và trò chơi thủ công khiến trẻ thấy hứng thú, đồng thời còn có giá trị giáo dục cao.

    Đi xe đạp 3 bánh và các loại phương tiện giao thông đồ chơi

    3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh của trẻ khi chúng mở rộng phạm vi hoạt động, di chuyển và thích được chơi ngoài trời, khám phá môi trường xung quanh. Mặc dù trẻ có thể vẫn còn chưa vững hoàn toàn khi đi bộ, chúng có thể học cách đi xe đạp 3 bánh, hoặc điều khiển các loại đồ chơi phương tiện giao thông khác có kích cỡ phù hợp. Điều này giúp tăng cường khả năng thể chất cho trẻ, đồng thời cũng cung cấp cho trẻ một vài kỹ năng cần thiết khi chúng thật sự biết đi xe đạp.

    Các công cụ và bàn ghế làm việc

    Trẻ 2 tuổi thường thích chơi với các loại đồ chơi đơn giản, nhưng khi chuẩn bị lên 3 tuổi, trẻ có thể chơi thậm chí với các dụng cụ nhỏ như thật, các đồ chơi và bàn ghế thật. Bạn sẽ nhận ra nhiều loại đồ chơi bằng gỗ mini và các loại bàn ghế làm việc có sẵn, được thiết kế đặc biệt cho trẻ em, phù hợp với chiều cao và nhu cầu chơi của trẻ. Trẻ thích được gõ vào những lỗ và chơi với các công cụ khác - đặc biệt nếu chúng có thể chơi trò chơi bắt chước bất cứ hoạt động gì mà bố mẹ làm.

    Nhận biết hình dạng, số và các trò chơi so sánh hơn kém

    Ở lứa tuổi này trẻ vẫn đang tiếp tục học về các hình khối khác nhau, số và sự cân bằng. Nhiều loại đồ chơi có sẵn giúp trẻ phát triển các kỹ năng này, ví dụ như một bàn tính gỗ để đếm số, những đồ chơi nhiều hình dạng và màu sắc hoặc đồ chơi liên quan đến việc treo các đồ vật lên các chốt móc để làm một mảng trung tâm trở nên cân bằng. Tất cả những loại hình đồ chơi cung cấp cho trẻ các cơ hội vui chơi tuyệt vời, và chúng còn làm tăng khả năng học tập của con bạn.

    Theo mamnon
     
  7. phuonganh13

    phuonganh13 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/8/2009
    Bài viết:
    2,255
    Đã được thích:
    413
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

    Đúng là để bé nhớ được giọng của mẹ đấy, ngoài ra còn có những tác dụng khác nữa; Nếu mẹ nó đã từng đọc tài liệu thiên tài từ 280 ngày mẹ nó sẽ thấy rõ; Mình có tài liệu này nhưng giờ ko hiểu sao ko mở được, chắc nó lỗi cái gì đó.
     
  8. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ba mẹ ơi! Chơi cùng bé

    Em cũng nhớ có đọc qua ở đâu đó, việc trò chuyện và cho bé nghe nhạc từ trong bụng mẹ, nhưng k chắc lắm là để bé nhớ giòng mẹ :D
     

Chia sẻ trang này