Thông tin: Bài 1: Quy Trình Viết Nét Cơ Bản - Nét Thẳng Xiên Và Nét Thẳng Đứng

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Turi, 5/5/2016.

  1. Turi

    Turi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Tiến sĩ Vũ Thu Phương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội - đưa ra quan điểm cần phải bỏ việc rèn luyện chữ đẹp vì tốn thời gian và gánh nặng cho học sinh.

    Theo tiến sĩ Hương, “nét chữ, nết người” không có nghĩa là người chữ xấu đi liền với nết xấu. Viết chữ đẹp là điều rất đáng ghi nhận, nhưng đó là kỹ năng, kém một chút không quan trọng. Cho nên, chỉ cần yêu cầu học sinh viết đúng chính tả, sạch sẽ, không bị nhầm sang chữ khác là được.

    Đồng quan điểm này, PGS Nguyễn Hữu Hợp - trong một bài viết trên VN Express - cho rằng “nét chữ, nết người” đã quá lạc hậu. Việc ép trẻ viết chữ đẹp làm chậm tư duy, hình thành một số tính cách xấu như cáu bẳn, chán học, sợ học. Trên thế giới, không có nước nào tổ chức, rèn cho học sinh viết chữ đẹp để giáo dục nết cả. Bởi nét chữ chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ của nhân cách mà thôi.

    PGS Nguyễn Hữu Hợp còn phân tích, ép viết chữ đẹp làm chậm tư duy của trẻ. Bởi vì khi tập trung nắn nót nét chữ, học sinh không tập trung vào quá trình tư duy nội dung. Trong lúc đó, tư duy là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giáo dục. Ai cũng hiểu, quan trọng là nội dung viết ra chứ không phải là chữ viết.

    Ngược lại với quan điểm trên, GS Hồ Ngọc Đại quả quyết, chữ đẹp là truyền thống của người Việt. Trẻ phải yêu con chữ, từ đó xây dựng nét đẹp tâm hồn. Phải khuyến khích viết chữ đẹp, đúng quy chuẩn tạo thành nếp ngay từ thuở bé. Tuy nhiên, GS Hồ Ngọc Đại đưa ra giải pháp rất hài hòa, đó là nhà trường và gia đình bố trí thời gian hợp lý để dạy trẻ luyện chữ đẹp, không để việc đó trở thành gánh nặng cho các em.

    Nguyên Thứ trưởng Bộ GD ĐT Trần Xuân Nhĩ không ủng hộ việc dẹp rèn chữ viết vì đó là cần thiết, rèn con người tính chỉn chu, không cẩu thả. Mọi người rèn chữ đẹp là điều tốt, cho nên cần phải tổ chức thực hiện như thế nào cho hợp lý.

    GS Nguyễn Minh Thuyết có góc nhìn “trung dung” hơn. Theo ông, dẹp việc rèn chữ đẹp hay xem nó như là việc quan trọng đều là cực đoan. Từ xa xưa, người Việt coi trọng nét chữ vì nó rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, thẩm mỹ cho con người. Nhưng quá coi trọng việc rèn chữ, đẩy gánh nặng lên vai phục huynh, học sinh vì phải cho con đi học ngày đêm chỉ vì rèn luyện viết chữ đẹp là không phù hợp. Ông phân tích: “Không thể để trẻ viết chữ cẩu thả, nguệch ngoạc, nhưng cũng không nên mất quá nhiều thời gian vào việc này, vừa gây áp lực cho trẻ, vừa không còn thời gian để dạy các cháu những nội dung bổ ích khác”.


    Dẹp hay không môn học rèn chữ trong nhà trường trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của phụ huynh, thầy cô và các nhà quản lý giáo dục. Đây là vấn đề quan trọng, cần sự tham gia ý kiến từ cộng đồng xã hội.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Turi
    Đang tải...


  2. menghe2407

    menghe2407 Westman- giày da Việt!

    Tham gia:
    21/3/2016
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    145
    Điểm thành tích:
    83
    viết đúng chính tả, sạch sẽ, không bị nhầm sang chữ khác là được. khổ thân con trẻ! lúc nào cũng áp lực.
     
  3. Turi

    Turi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Đội ngũ gia sư luyện chữ đẹp tại nhà của Thiên Việt xin chia sẻ: Từ góc độ tâm lý học, chúng ta có thể nhận biết được chữ viết của mỗi người cũng thể hiện những nét tính cách của người đó.

    1. Lực viết chữ

    Chữ viết có lực mạnh, tạo thành những vết hằn rõ trên giấy phản ánh tính cách của một người luôn tự tin. Đây cũng là người có ý chí mạnh mẽ cùng khả năng sáng tạo. Điều đáng chú ý là họ biết cách tạo sự ảnh hưởng tới người xung quanh. Tuy nhiên, cũng có không ít người có tính cách tự tôn quá mức, ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ giao tiếp.

    Ngược lại, những con chữ với lực ấn nhẹ, không tạo ra vết hằn nhưng nét chữ vẫn rõ ràng phản ánh tính cách của một người khiêm tốn, nhã nhặn. Tuy nhiên, họ lại thiếu linh hoạt và điều này ảnh hưởng bất lợi tới công việc cũng như cuộc sống của họ.

    2. Độ nghiêng của chữ

    Phần lớn chủ nhân của những nét chữ nghiêng về bên phải đều có tính cách cởi mở. Họ cũng là người thích giao tiếp nên có nhiều quan hệ rộng. Đó là mẫu người bạn nên kết giao, bởi họ sẽ luôn nhiệt tình, cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ bạn để giải quyết những khó khăn trong công việc và cuộc sống.

    Bạn muốn kết giao với người có lý trí mạnh mẽ và khả năng nhìn nhận, phân tích sắc bén thì hãy tìm chủ nhân của những nét chữ “bổ ngửa” (đầu chữ viết đổ về bên trái). Chắc chắn họ sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn dùng lý trí để phân tích và giải quyết mọi vấn đề một cách sáng suốt.

    Đoán tính người qua khoảng cách chữ viết

    Do thói quen, mỗi người chọn một khoảng cách giữa các chữ và giữa các dòng khác nhau khi viết. Thói quen đó chính là sự phản chiếu của tính cách lên trang giấy.


    Khoảng cách giữa các chữ và các dòng là sự phản chiếu của tính cách lên trang giấy

    1. Khoảng cách hẹp

    Khoảng cách giữa các từ trong một chữ và giữa các chữ trên một dòng luôn sít chặt vào nhau phản ánh tính cách của người trọng vật chất, tính khí thất thường và có cách sống khá tùy tiện. Đây không phải là mẫu người lý tưởng để kết giao.

    Một số người còn có tính cố chấp, bảo thủ. Điều này gây bất lợi trong việc duy trì và tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Với những người làm lãnh đạo, tính cánh này ảnh hưởng rất lớn tới thành công của họ.

    2. Khoảng cách rộng

    Khoảng cách giữa các chữ, các hàng rộng sẽ tạo cảm giác rời rạc, thưa thớt và thoáng trong mắt người đọc.

    Đa số những người thích giao tiếp đều tạo những khoảng cách khá rộng giữa các chữ. Đây là những người lý tưởng để tạo mối quan hệ lâu bền, bởi tính cách đó kết hợp với sự hòa nhã và luôn trân trọng tình bạn ở họ sẽ làm thành mối thâm giao tuyệt vời.

    Tương tự, khoảng cách giữa các hàng chữ lớn hơn bình thường cũng là một biểu hiện cụ thể của sự rộng rãi, đại lượng trong tính cách của người viết. Qua khoảng trống đó, ta đọc được sự hào phóng và bao dung trong tính cách của họ. Giao tiếp và kết bạn cũng là sở thích luôn được duy trì nên họ không bao giờ bị cô đơn.

    Xem chữ viết đoán tính cách

    Chữ viết của bạn có thể nói lên rất nhiều về con người bạn. Sau đây là một số đặc điểm nổi bật do các thày tướng chữ rút ra.

    1. Chữ U và V tròn ở đáy? Bạn nhạy cảm và có tâm hồn thi ca.

    2. Bạn gạch ngang chữ T ở giữa hay trên đỉnh?Gạch ngang càng thấp, bạn càng ít tham vọng.

    3. Bạn ngoắc tròn chữ C ở trên đầu? Bạn rất kiêu ngạo.

    4. Chữ A và O của bạn khép kín? Bạn đang che giấu một điều gì đó.

    5. Chữ của bạn xiêu vẹo mọi hướng? Hãy cẩn thận. 70-80% những người phạm tội có chữ viết kiểu này, so với 10% dân số nói chung.

    6. Chữ ký của bạn khác so với chữ viết thông thường? Bạn đang chuẩn bị có hành động mờ ám.

    7. Chữ viết của bạn nhọn và góc cạnh? Hãy thư giãn đi, không việc gì phải căng thẳng.

    8. Chữ viết của bạn béo lùn? Nếu chúng to nhất ở phần giữa, không mở rộng nhiều ở phần trên hoặc dưới, bạn có tính trẻ con.

    Nhìn chữ viết đoán tính cách

    Nên chú ý là chữ viết ra trong điều kiện bình thường, không có tác động khách quan bên ngoài nào tới chủ nhân của nó.

    Vùng chữDựa vào độ cao của nét chữ có thể chia ra thành: rất cao, cao vừa phải, thấp hay là thấp vừa. Tất nhiên, việc chia ra như vậy có vẻ như chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối. Chữ viết càng cao thì người viết đó có óc tưởng tượng phong phú và có tâm lý duy tâm. Chữ viết ở độ cao trung bình thì người viết đó là con người sáng suốt, thực tế. Người viết chữ thấp là người quan tâm đến yếu tố vật chất hơn là tinh thần.Hướng chữNhững người có chữ viết nghiêng về bên trái là người sống có nội tâm, luôn suy nghĩ. Nghiêng về bên phải là những người thích hướng ngoại, sống sôi nổi, thích làm việc. Người viết chữ đứng là người sáng suốt, cẩn thận, tự chủ.

    Cỡ chữ

    Người viết chữ lớn là những người có tính thích ngao du. Viết chữ trung bình là người có tính tự chủ tốt, có năng lực học tập, trong công việc thường tập trung cao độ. Người viết chữ nhỏ thường là các nhà khoa học nghiên cứu, người hay suy nghĩ cẩn thận, chín chắn trong công việc.

    Hình dáng

    Đây là đặc điểm dễ nhận ra của một kiểu chữ, chữ viết có góc cạnh nhọn sắc là người thông minh, biết giữ im lặng. Người viết chữ có vòng cong thì tinh thần nhiệt tình trong công việc, yêu nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa. Người viết chữ rộng khoanh tròn thể hiện là người lười biếng, tính vị tha, vui vẻ thân thiện, thích xã giao nhưng luôn nghĩ về gia đình. Những người viết kiểu chữ vòng ngược lại phía trước hay có những móc về bên trái là những người có cá tính mạnh mẽ, kiêu ngạo.

    Đường nền

    Là đường tạo bởi chân các con chữ với nhau thành một đường kẻ. Đường nền hướng lên cao là người có lạc quan, nhiều hoài bão, nhưng dễ bị kích động, phấn khích. Nếu đường nền đi xuống thì tính tình của người viết khép kín, bi quan. Nếu đường nền đi ngang qua trang giấy là loại người sống có nguyên tắc, kỷ luật và quyết đoán, mạnh mẽ trong cuộc sống riêng tư.

    Độ nhấn

    Người bỏ nhiều sức lực vào cây bút khi viết nhấn mạnh xuống thì người đó là một kẻ hung hăng, tâm lý không vững vàng. Người viết khi nhấn bút trung bình là người điềm tĩnh biết kiềm chế bản thân và có khiếu hài hước. Người khi viết mà nhẹ nhàng trên trang giấy là người luôn cảnh giác đa cảm. Còn người viết có độ nhấn không đều là người có cá tính không vững vàng thay đổi tùy theo sắc thái tình cảm.

    Tốc độ

    Người viết nhanh, chữ đơn giản, nhỏ là người thông minh, có tài, tính quyết đoán, tâm lý thoải mái, dễ hòa nhập. Người viết chậm là người cẩn thận sống có nền nếp, tự chủ.

    Chữ viết hoa

    Chữ viết hoa mà rộng là người viết có tính cách khoa trương. Nếu viết hoa chữ nhỏ là người khiêm tốn. Còn người viết hoa trung bình là người cân bằng trí tuệ và tình cảm. Nếu viết hoa cao mà hẹp là người có tâm lý tốt nhưng khó hòa hợp, dễ thất bại. Người viết hoa to mà vòng cung chỉ ra con người có nhân cách lịch sự hòa nhã.
     
  4. Turi

    Turi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Trong khi dạy và luyện chữ đẹp ta phải dạy đầu tiên là nét cơ bản. Bài đầu tiên cần dạy là quy trình viết nét thẳng.

    Bộ đã quy định thuật ngữ khi dạy tập viết là gọi nét thẳng: nét thẳng có 3 dạng - kiểu đó là: nét thẳng đứng (|), nét thẳng xiên (/), nét thẳng ngang ( __)

    Khi các bậc phụ huynh cùng luyện chữ với con chú ý cho bé cách đưa bút, điểm đặt bút. Nhắc học học nhớ câu nói:

    "Đưa lên thì nhẹ,

    Kéo xuống thì mạnh,

    Hất nhẹ thẳng xiên,

    Mạnh tay thẳng đứng"

    Bé vừa đọc nhẩm vừa viết đến bao giờ thành thục thì thôi

    Cách viết nét thẳng xiên và thẳng đứng

    - Đặt bút trên ĐK đậm ở góc ô

    - Đưa lên một nét theo hướng xiên phải đến ĐK 2

    - Kéo xuống nét xổ trùng với ĐK dọc đến ĐK đậm

    - Tiếp tục đưa xiên lên rồi kéo xuống như vậy đến hết dòng.
     
  5. Turi

    Turi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Đây là quy trình viết nét khuyết trên (khuyết xuôi) và nét khuyết dưới (khuyết ngược) giúp các em viết đẹp hơn. Khi luyện viết chữ đẹp tại nhà các mẹ cần kẻ trên bảng ô li như trong vở ô li. Và phân tích cách đặt bút đưa bút, điểm bắt đầu, điểm kết thúc.

    Các mẹ có thể vừa viết vừa đọc các nhịp chant sau:

    Nhịp chant cho nét khuyết trên:

    Từ giữa li 1

    Lượn tròn hơn 2

    Mạnh tay kéo thẳng

    Khuyết trên mảnh mai

    Nhịp chant cho nét khuyết dưới:

    Từ đường kẻ 1

    Kéo xuống hơn 2

    Lượn tròn hất nhẹ

    Khuyết dưới đẹp hoài

    Phân tích cách viết

    * Nét khuyết trên:

    - Đặt bút giữa li 1

    - Đưa nét xiên qua điểm giao nhau giữa ĐK 1 và ĐK dọc

    - Lượn dần lên đến độ cao 2,5 ĐV

    - Kéo xuống trùng với ĐK dọc

    - Dừng bút tại ĐK đậm.

    + Lưu ý: Độ rộng phần khuyết là 0,5 ĐV, chiều cao nét khuyết là 2,5 ĐV, nét đưa lên và đưa xuống cắt nhau tại ĐK 1.

    * Nét khuyết dưới (ngược nét khuyết trên).

    - Đặt bút trên ĐK 1

    - Kéo xuống dưới ĐK đậm 1,5 ĐV

    - Lượn cong và đưa xiên lên

    - Dừng bút giữa ĐVC.
     
  6. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    học cái này phải kiên trì mới được
     
  7. Turi

    Turi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Hãy cùng Thiên Việt luyện chữ đẹp tại nhà cho bé.

    Bài 3: Luyện nét móc 2 đầu

    Cách viết

    - Đặt bút giữa giữa ô li 1.

    - Đưa lên theo hướng xiên phải đến gần ĐK1 lượn cong tròn đầu

    - Kéo xuống trùng với ĐK dọc đến ĐK đậm

    - Lượn cong đưa lên

    - Dừng bút giữa ô li 1.

    Bài 4: Luyện nét cong kín

    Cách 1:

    - Đặt bút dưới ĐK 1

    - Đưa nét cong lên ĐK 1 theo hướng trái

    - Tiếp tục viết cong tròn đều đến ĐK đậm

    - Đưa lên cong sang bên phải

    - Dừng bút trùng điểm đặt bút.

    Cách 2:

    - Đặt bút trên ĐK 1.

    - Viết nét cong tròn đều sang trái đến ĐK đậm

    - Lượn cong sang phải đưa lên

    - Dừng bút trùng với điểm đặt bút.

    Lưu ý:

    - Có thể áp dụng cả 2 cách viết tùy theo từng trường hợp khi nối chữ để đạt kết quả cao nhất.

    - Nét cong tròn đều hình ô van, hai đầu thon, ở giữa phình, nét đậm bên trái, nét thanh bên phải.

    - Độ rộng 3/4 ĐVC.
     
  8. Turi

    Turi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Để luyện chữ đẹp công đoạn đầu tiên là hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ dòng kẻ trong vở ô li, vở Tập viết, trên bảng con, bảng lớp.

    Tiếp theo, hướng dẫn cho bé nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ; nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt.

    Sau đó, dạy bé cách xác định tọa độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. Hướng dẫn bé hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ.

    Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ đa số điểm kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Riêng đối với con chữ o vì là nét cong tròn khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút.

    Dạy cách rê bút

    Rê bút là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên.

    Dạy cách lia bút

    Lia bút là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.

    Ví dụ: Khi hướng dẫn bé viết chữ m, hướng dẫn như sau

    Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 (ĐK 2) và đường kẻ 3 (ĐK 3), viết nét móc xuôi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1.

    Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở ĐK 1.

    Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2.

    Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ

    Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p

    Với nhóm này, các lỗi học sinh hay mắc là viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng.

    Cách khắc phục: Cho bé luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng.

    Khi bé viết thành thạo các nét đó, cho bé ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.

    Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y

    Các lỗi hay mắc: bé hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo.

    Cách khắc phục: Trước tiên cho bé viết nét sổ có độ cao 5 ô li một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh. Sau đó dạy bé viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1 ô li.

    Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s

    Các lỗi bé hay mắc: viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các bé viết chữ o xấu.

    Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định.

    Khi hướng dẫn bé viết chữ nét thanh, nét đậm, giáo viên vừa viết mẫu vừa nói rõ quy trình viết (viết như quy trình), chỉ khác bằng một mẹo nhỏ để bé dễ làm theo.

    Chú ý, viết các nét rê lên đưa nhẹ tay hơn một chút tạo nét thanh bé, nét kéo xuống theo chiều đầu ngòi bút tạo nét đậm hơn nét thanh một chút. Đối với bút mực bé cần viết úp ngòi xuống, cổ tay, cánh tay để vuông góc.

    Với bé trung bình, yếu, chỉ yêu cầu các bé viết đúng cỡ chữ, thẳng hàng, ngay ngắn, đều nét, liền mạch. Đối với bé khá giỏi, yêu cầu ở mức độ cao hơn các bé viết được chữ nét thanh, nét đậm.

    ể sau đó có nét viết khác đè lên.

    Dạy cách lia bút

    Lia bút là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.

    Ví dụ: Khi hướng dẫn bé viết chữ m, hướng dẫn như sau

    Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 (ĐK 2) và đường kẻ 3 (ĐK 3), viết nét móc xuôi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1.

    Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở ĐK 1.

    Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2.

    Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ

    Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p

    Với nhóm này, các lỗi học sinh hay mắc là viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng.

    Cách khắc phục: Cho bé luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng.

    Khi bé viết thành thạo các nét đó, cho bé ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.

    Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y

    Các lỗi hay mắc: bé hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo.

    Cách khắc phục: Trước tiên cho bé viết nét sổ có độ cao 5 ô li một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh. Sau đó dạy bé viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1 ô li.

    Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s

    Các lỗi bé hay mắc: viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các bé viết chữ o xấu.

    Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định.

    Khi hướng dẫn bé viết chữ nét thanh, nét đậm, giáo viên vừa viết mẫu vừa nói rõ quy trình viết (viết như quy trình), chỉ khác bằng một mẹo nhỏ để bé dễ làm theo.

    Chú ý, viết các nét rê lên đưa nhẹ tay hơn một chút tạo nét thanh bé, nét kéo xuống theo chiều đầu ngòi bút tạo nét đậm hơn nét thanh một chút. Đối với bút mực bé cần viết úp ngòi xuống, cổ tay, cánh tay để vuông góc.

    Với bé trung bình, yếu, chỉ yêu cầu các bé viết đúng cỡ chữ, thẳng hàng, ngay ngắn, đều nét, liền mạch. Đối với bé khá giỏi, yêu cầu ở mức độ cao hơn các bé viết được chữ nét thanh, nét đậm.
     
  9. Turi

    Turi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Tạo không gian học tập yên tĩnh, thoáng mát, cho bé học vào thời điểm thích hợp, giúp con rèn khả năng ghi nhớ, tập trung qua việc nhỏ mỗi ngày, không trách mắng khi kèm bé học... là những cách giúp bé hứng thú với bài vở.Trẻ kém tập trung khi học là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Ngoài lý do phụ huynh không thể thay đổi được là nội dung chương trình học mà ai cũng thấy là khô khan và nặng nề cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên, có nhiều yếu tố góp phần làm trẻ kém tập trung trong việc học từ môi trường xung quanh đến năng lực của bản thân. Với những yếu tố này, bố mẹ có thể tác động để cải thiện tình trạng kém tập trung của trẻ.

    Thông thường, trẻ kém tập trung trong việc học bởi các lý do sau:

    Lý do khách quan:

    - Không có không gian học tập thích hợp.

    - Bàn học không gọn gàng - thiếu dụng cụ học tập.

    - Thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.

    Lý do chủ quan:

    - Chưa có sự chuẩn bị tâm lý - thể chất.

    - Không xác định mục tiêu học tập.

    - Thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc.

    Lý do bản thân:

    - Thiếu kỹ năng học tập.

    - Thiếu kỹ năng tập trung.

    - Thiếu kỹ năng ghi nhớ.

    Các phụ huynh có thể thay đổi và cải thiện các yếu tố này bằng cách:

    Tạo một không gian học tập.

    Bàn học thích hợp

    Thời điểm thích hợp

    Chuẩn bị tâm lý học tập:

    Xác định mục tiêu học tập

    Kỹ năng ghi nhớ

    Lưu ý các nguyên tắc sau:

    - Khi học bài (các bài môn Tiếng Việt, Lịch sử...) cần có hình minh họa và sơ đồ tư duy đơn giản để diễn giải lại bài học qua các hình ảnh (học bằng mắt). Với các bài cần thuộc lòng thì việc vừa đọc vừa viết ra từng câu ngắn (học bằng thính giác, thị giác, xúc giác) sẽ giúp trẻ nhớ kỹ hơn.

    - Khi làm các bài toán cũng cần có những minh họa cụ thể.

    - Hãy khuyến khích trẻ tập tóm tắt bài học, diễn giải bài học thành các sơ đồ (tập cho trẻ biết dùng sơ đồ tư duy) và nói ra được ý chính của bài.

    - Hãy nhớ ôn lại trước khi ngủ: Sau giờ học trẻ sẽ được nghỉ ngơi nhưng trước khi đi ngủ - trẻ cần xem và đọc lại các ý tóm tắt, xem sơ đồ minh họa bài học. Hoạt động này sẽ giúp cho trí não của bé ghi lại những gì cần nhớ trong khi ngủ.

    - Vào buổi sáng, nếu có điều kiện cũng nên cho trẻ xem lại các phiếu ghi ý chính của bài học trước khi đến trường.

    Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ gia sư luyện chữ đẹp của Thiên Việt chúng tôi xin chia sẻ với các bậc phụ huynh: mỗi trẻ có nhịp sống (hay đồng hồ sinh học) khác nhau, vì vậy nếu được hãy xếp giờ học của trẻ vào thời điểm nào trong ngày trẻ tỏ ra thoải mái, sung sức nhất. Vì nói chung thì có 2 loại tính cách. Một là mẫu người họa mi, có thói quen ngủ sớm, dậy sớm và hoạt động tốt vào buổi sáng. Thứ hai là mẫu người chim cú, có thói quen ngủ muộn, thức khuya và dậy trễ - hoạt động tốt vào buổi chiều và buổi tối.


    Bố mẹ cần lưu ý con mình thuộc mẫu người nào để xếp đặt giờ học cho phù hợp. Dĩ nhiên điều này chỉ mang tính tương đối, nhưng nếu biết và vận dụng được, nó cũng góp phần đem lại hiệu quả cho việc học của trẻ.
     
  10. kato2016

    kato2016 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/5/2016
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu bố mẹ biết khích lệ con cái và ko chê bai mắng mỏ, con sẽ thích học, rồi sau đó là ham học. Đó là kinh nghiệm riêng của mình.
     
  11. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    bé nhà mình bây giờ dạy tô màu thôi mà lúc nào cũng thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc , phải làm sao hả các bạn?
     

Chia sẻ trang này