Bài phỏng vấn BS. Rafi Kot trên tạp chí Nữ Doanh Nhân

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi pkdk, 25/7/2014.

  1. pkdk

    pkdk Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/7/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Họ có sẵn bản năng kinh doanh

    [​IMG]
    Bằng giọng điệu hào hứng và đầy nhiệt huyết, bác sĩ Rafi Kot chia sẻ những quan điểm thú vị về các nữ doanh nhân Việt và những trăn trở với sự nghiệp cống hiến nhiều hơn nữa cho ngành y tế nhằm mang đến cơ hội khám, chữa bệnh tốt nhất cho tất cả bệnh nhân.

    Không coi trọng hào nhoáng

    Theo kế hoạch, trước năm 2016 ông sẽ mở thêm ba phòng khám và khai trương bệnh viện, hiện tại dự án này đã đến đâu và có vướng mắc gì không?
    Không có gì thay đổi, dự án vẫn đang được tiếp tục và sẽ khai trương trong khoảng 6 tháng đầu năm 2016. Tuy nhiên cũng có không ít trở ngại. Chẳng hạn, chủ trương của Bộ Y tế hay Bộ kế hoạch đầu tư là tốt khi muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài để phát triển hệ thống phòng khám, bệnh viện tư nhân giúp người Việt có cơ hội được khám chữa bệnh trong điều kiện tốt nhất mà không phải ra nước ngoài. Tuy nhiên, mâu thuẫn ở chỗ khi nhà đầu tư hào hứng vào cuộc họ lại e ngại bởi thủ tục rườm rà, cơ chế quản lý nhiều quy định. Chỉ riêng việc thuê đất xây bệnh viện cũng phải qua mấy cấp thẩm quyền phê duyệt với rất nhiều loại giấy tờ khác nhau và thời gian chờ đợi kéo dài. Điều này khiến nhà đầu tư nản và mất dần niềm tin vào tính khả thi của các dự án. Mặc dù vậy, tôi vẫn rất lạc quan và vượt qua những trở ngại này. Tất cả điều này khiến tôi đôi khi tự hỏi nếu các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam cần được giải quyết ở cấp bệnh viện, hoặc là tại một phòng khám ngoại trú trang bị thật tốt. Nói cách khác, có lẽ chúng ta cần số lượng bệnh viện ít hơn và cần nhiều phòng khám ngoại trú chất lượng cao, đây là đáp án dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.

    Với những trở ngại như vừa nói, theo ông chúng gây bất lợi gì cho chính những người Việt có nhu cầu khám chữa bệnh ở những bệnh viện uy tín cao cấp?
    Chắc chắn rồi. Để hoàn thiện bệnh viện, chúng tôi phải chi khoảng 43 triệu USD (trong đó 30% là của cá nhân tôi bỏ ra) - con số cao gấp đôi so với chi phí xây dựng bệnh viện mới tại Bangkok (Thái Lan) đặc biệt các trang thiết bị y tế nhập về Việt Nam giá luôn cao hơn nhiều, đôi khi lên đến 200%. Thực tế là Việt Nam không cho phép nhập thiết bị y tế đã qua sử dụng (mặc dù rẻ hơn 30%) điều này làm cho quá trình bệnh viện trang bị sẽ rất tốn kém và khi các nhà đầu tư phải chi phí quá nhiều cho các thủ tục, thuê đất, mua trang thiết bị… dĩ nhiên người sử dụng dịch vụ sẽ phải trả phí cao hơn. Đáng buồn khi sau này bệnh nhân phải chịu một phần các chi phí này trong viện phí của họ ... Họ mất đi cơ hội để được chữa khỏi bởi các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và tận hưởng những tiện nghi tốt nhất.

    Ngoài ra, tôi nhận thấy phần dành cho quỹ đầu tư về y tế trích từ nguồn thuế là quá thấp. Chính điều này khiến người dân không có cơ hội được khám chữa bệnh tốt hơn vì họ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ trong quỹ dành cho y tế so với các nước khác. Cơ sở y tế, trang thiết bị không được đầu tư đúng mực và thái độ phục vụ bệnh nhân của các bác sĩ tại các bệnh viện công cũng chưa tốt. Đó là lý do nhiều người sang Thái Lan hay Singapore để chữa bệnh, đôi khi không phải vì trang thiết bị tốt hơn mà vì thái độ của các bác sĩ trong nước khiến họ mất lòng tin. Trong khi thiết bị của chúng tôi là ngang bằng với Thái Lan và Singapore nhưng mọi người lại sang đó chữa bệnh. Tại sao? Đó là sự tự tin trong việc điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ luôn giải thích cho bệnh nhân rõ bệnh của họ, cho biết bước tiếp theo của việc điều trị là gì và thông báo kết quả chính xác. Những điều này tạo nên niềm tin cho các bệnh nhân. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nhìn thấu đáo vào thái độ của các bác sĩ và cách giao tiếp với bệnh nhân. Và tất nhiên tốt nhất nên là "Bác sĩ tốt điều trị tốt … không phải là những cái máy .."

    [​IMG]

    Đúng như ông nói, nhiều bệnh nhân còn rất e ngại bác sĩ mặc dù họ là khách hàng bỏ tiền sử dụng dịch vụ, tôi nghĩ họ nên thay đổi suy nghĩ này, còn ông, ông nghĩ gì?
    Tôi nghĩ rằng tất cả là do thái độ phục vụ và kỹ năng giao tiếp. Tính kiêu ngạo thái quá, dành quá ít thời gian và không sẵn sàng giải thích cho bệnh nhân, tất cả dẫn đến kết quả xấu. Tôi nghĩ rằng sự giáo dục và cách cư xử phải được bắt đầu từ trong gia đình, liên tục trong các trường y khoa và xây dựng mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân. Nếu bạn không có những yếu tố này, bất kể bạn làm gì, bất kể bạn chẩn đoán chính xác như thế nào, bệnh nhân cũng sẽ ra về trong thất vọng, tức giận, và không được biết rõ bệnh của mình. Điều này không tốt chút nào. Sau khi khám, tôi thường ngồi lại với bệnh nhân người Việt Nam và hỏi họ có thắc mắc gì hay không và nhiều lần tôi nhìn thấy sự ngạc nhiên trong mắt họ. Câu trả lời luôn luôn là "không" một cách nhanh chóng. Khi tôi nói "ok, vậy bây giờ tôi có một số câu hỏi, cho tôi biết điều bạn hiểu từ những gì tôi đã giải thích" .... Và một cuộc đối thoại bắt đầu ... Rất nhanh chóng cuộc thảo luận giữa bệnh nhân và bác sĩ sẽ trở thành một quan hệ hợp tác trong điều trị và sự hiểu biết .. đó là cách chúng ta nên làm.

    [​IMG]

    Vậy theo quan sát của ông, hiện người Việt quan điểm thế nào về những phòng khám cao cấp với mức phí khá cao như Family Medical Practice?
    Mọi người nên hiểu rằng, với 25USD cho mỗi lần khám, bạn được khám và tư vấn bởi bác sĩ giỏi, trang thiết bị tốt nhất. Bạn chọn chúng tôi vì biết đây là phòng khám quốc tế, cũng giống như khi đi mua túi xách bạn biết túi của Louis Vuitton thì đắt hơn Mango hay Zara. Đó là giá trị thương hiệu và chất lượng.

    Ông có mời bác sĩ Việt cộng tác với mình?
    Phòng khám chỉ có duy nhất một bác sĩ Việt từng làm việc tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Tuy nhiên vị bác sĩ này cũng có 3 năm ở Mỹ nên tư duy rất cởi mở và phù hợp với môi trường làm việc của chúng tôi. Điểm yếu của các bác sĩ Việt Nam là khả năng ngoại ngữ, hầu hết bác sĩ muốn cộng tác với phòng khám đều không đáp ứng được tiêu chí này.

    Với hầu hết bác sĩ là người nước ngoài, làm thế nào để Family Medical Practice gần gũi hơn với người Việt?
    Người Việt đến phòng khám cũng chưa nhiều. Vì thật sự định hướng của tôi là không quá tập trung vào quảng cáo vì quảng cáo quá nhiều sẽ khiến người ta gia tăng kỳ vọng và rồi rất dễ thất vọng nếu phòng khám không thỏa mãn được kỳ vọng này. Thay vào đó, tôi quan tâm đến hiệu quả của truyền miệng, bạn cứ đến phòng khám, sử dụng dịch vụ và thấy rằng nó vượt qua mong đợi, bạn sẽ hài lòng và muốn chia sẻ lại cho người khác ngay thôi. Đó là lý do tôi tập trung vào nâng cao chất lượng thay vì những quảng cáo đẹp đẽ với những hào nhoáng bên ngoài. Chúng tôi sử dụng phiên dịch cho bệnh nhân Việt Nam, hầu hết họ là y tá của chúng tôi, đây là theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.

    Tầm nhìn nữ doanh nhân Việt

    Với hơn 26 năm sống và làm việc tại Việt Nam, chắc ông cũng nhận thấy rất nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bị đau ở đâu đó thay vì khám định kỳ tầm soát bệnh, nhất là phụ nữ. Theo ông làm thế nào để thay đổi quan điểm này?
    Cách đây 7 năm, tôi là người đầu tiên cho nhập máy chụp nhũ ảnh giúp tầm soát ung thư vú ở Việt Nam. Đây là máy rất hiện đại. Sau đó có một người phụ nữ có địa vị là bạn tôi ngỏ ý muốn tôi tài trợ cho một sự kiện có có khoảng 500 khách mời, là các nữ nhân viên văn phòng, doanh nhân, nội trợ… Tôi đã chuẩn bị tài liệu rất công phu nói rõ tại sao phải tầm soát ung thư vú. Tôi đã chuẩn bị 200 phần miễn phí khám và chụp nhũ ảnh. Và, bạn đoán xem có bao nhiêu phụ nữ quan tâm đến điều này?

    Tôi nghĩ là khoảng 50%, đúng không thưa ông?
    Ngược lại, tôi rất ngạc nhiên khi không một phụ nữ nào quan tâm đến việc tầm soát này dù họ thông minh, hiểu biết và xinh đẹp... Tôi đã trực tiếp hỏi và câu trả lời là: tôi không bệnh, tôi khỏe mạnh, tôi không có thời gian… Một số người đinh ninh rằng họ sẽ không bao giờ bị ung thư vú. Theo tôi, vấn đề đúng như bạn nói là họ chỉ đi khám khi bị đau ở đâu đó. Ngày nay bệnh ung thư vú có tỉ lệ sống cao nhưng nó phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh giai đoạn sớm. Ở giai đoạn trễ là câu truyện khác rồi. Và, chi phí điều trị cũng có thể trở thành một vấn đề, thông thường họ chỉ mua bảo hiểm cho trẻ em, người già đồng thời họ chỉ chọn bệnh viện thay vì phòng khám vì cảm thấy yên tâm hơn. Suy nghĩ này ăn sâu vào tiềm thức dù họ là những doanh nhân hay nhân sự cao cấp. Tôi cho rằng, phải mất 20 hay 30 năm nữa, tức là khoảng vài thế hệ nữa thì người Việt mới thay đổi suy nghĩ này. Tuy nhiên, rất may mắn là hiện tại cũng đã có nhiều người đã tin tưởng chọn phòng khám thay vì bệnh viện, đó cũng là một sự thay đổi đáng kể. Nhưng sắc đẹp mới là sự quan tâm hàng đầu của họ, kỹ thuật về botox có lẽ thu hút họ hơn việc tầm soát ung thư (Cười).

    Ngoài chuyện họ ít chú tâm đến sức khỏe, trong số rất nhiều nữ doanh nhân hay nữ lãnh đạo người Việt ông từng tiếp xúc, họ để lại ấn tượng thế nào?
    Tôi thấy phụ nữ Việt rất mê kinh doanh. Thậm chí, họ làm kinh doanh còn tốt gấp trăm lần nam giới. Dường như ở họ đã có sẵn bản năng kinh doanh. Đôi khi, có những người không qua trường lớp chuyên ngành nào hoặc đạt các bằng cấp quản lý cao cấp và khởi điểm thấp nhưng họ kinh doanh và điều hành công ty rất tốt. Họ rất có tầm nhìn, một tố chất vô cùng quan trọng ở vị trí lãnh đạo.
    Đã qua rồi thời người phụ nữ Việt Nam gắn với công việc nội trợ, bếp núc, và nam giới trong gia đình phải ý thức rằng phụ nữ làm được nhiều hơn thế. Tôi hy vọng, trong tương lai khi họ thoát khỏi những suy nghĩ truyền thống một cách mạnh mẽ hơn sẽ có những người phụ nữ Việt nghĩ ra những điều mới mẻ và đi đầu thế giới.

    Cùng nhân viên phát triển

    Thế còn với các nữ nhân viên làm việc tại hệ thống phòng khám Family Medical Practice, ông đánh giá thế nào về sự đóng góp của họ?
    Hơn 80% nhân viên làm việc tại phòng khám là nữ và nếu không có họ, hệ thống phòng khám cũng sẽ không được như ngày hôm nay. Tôi là người nói nhanh nên tôi nhận thấy, khi truyền đạt công việc hầu như nhân viên nữ nắm bắt và hiểu vấn đề nhanh hơn so với các nhân viên nam. Họ cũng là những người gắn bó đường dài với phòng khám. Và khi rời nơi đây để đến với một công việc khác, môi trường khác thường là vị trí cao hơn. Điều đó chứng tỏ rằng, Family Medical Practice là môi trường đào tạo để nhân viên có nền tảng tốt đồng thời giúp họ hoàn thiện cả kỹ năng mềm lẫn kỹ năng cứng.

    Đức tính nào ở những cộng sự nữ này khiến ông hài lòng nhất?

    Họ nói tiếng Anh rất tốt, hiểu biết và hơn hết là rất tự tin. Sự tự tin giúp họ mạnh dạn và thoải mái trong giao tiếp, tương tác tốt với các bác sĩ và khách hàng là người nước ngoài.

    Ông từng chia sẻ mình là người thẳng thắn, bộc trực và không thích vòng vo nhưng với tất cả mọi người hay có ngoại lệ nào không, chẳng hạn với nữ nhân viên?
    Tôi không phải là người nóng nảy mà là bộc trực và thẳng thắn, nên nguyên tắc của tôi là không nhắm mắt làm ngơ trước lỗi của nhân viên. Vậy nên, nhân viên nào không chịu được áp lực sẽ khó làm việc ở đây. Khi họ sai tôi chỉ ra lỗi một các rất thẳng thắn và luôn cho họ cơ hội để làm tốt hơn.

    Cảm ơn ơn ông đã chia sẻ!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi pkdk
    Đang tải...


Chia sẻ trang này