Tranh luận: Bạn Có Thể Kiểm Soát Được Tiết Kiệm Nhưng Không Thể Kiểm Soát Được Rủi Ro

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi Mai_mebong, 28/11/2016.

  1. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ai cũng thấy được tầm quan trọng được tiết kiệm, thế nên hầu hết mọi người đều có thói quen tiết kiệm những khoản tiền cho mục đích tiêu dùng trong tương lai. Và chỉ là mỗi người có một cách tiết kiệm khác nhau, một mức tiết kiệm khác nhau.

    Thực tế cho thấy mọi người đều có khả năng kiểm soát được tiết kiệm

    Trước đây, cách tiết kiệm phổ biến vẫn là TIẾT KIỆM = THU NHẬP – CHI PHÍ, bởi mọi người chỉ nghĩ đến tiết kiệm sau khi chi tiêu thoải mái. Nhưng theo cách đó thì không biết bao giờ bạn mới có một khoản tiết kiệm. Vậy nên có cách tiết kiệm hiệu quả hơn là THU NHẬP – TIẾT KIỆM = CHI PHÍ. Với cách tiết kiệm này bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được mức tiết kiệm cho mục tiêu tương lai.

    [​IMG]

    Bạn có thể kiểm soát được tiết kiệm nhưng không thể kiểm soát được rủi ro

    Thông thường bạn sẽ đưa ra các mục tiêu muốn thực hiện trong tương lai như:

    • Mua nhà, mua xe
    • Cho con đi học đại học/cao học
    • Nghỉ hưu an nhàn ...
    • Cả quỹ y tế cho gia đình.
    Sau đó là tổ chức kế hoạch thu - chi:

    Bạn sẽ tính toán và đưa ra được mức thu nhập của gia đình, danh sách các khoản phải chi thường xuyên, càng chi tiết càng tốt, từ khoản bé đến khoản lớn.

    Dựa trên số tiền cần hoàn thành mục tiêu đã đặt ra và mức thu nhập hiện có, bạn đưa ra số tiền cần tiết kiệm trong khoản thời gian bao lâu. Từ đó, mỗi năm phải tiết kiệm bao nhiêu, mỗi tháng phải bỏ ra số tiền cố định là bao nhiêu.

    Cuối cùng, với số tiền còn lại, bạn có một quyền sổ để tính toán và ghi chép các khoản mục chi phí sao cho cân đối và dùng mọi biện pháp có thể tiết kiệm tối đa.

    Vậy khi gặp khó khăn về tài chính, bạn cần kiểm tra lại nhưng khoản đã chi, khoản nào làm trội lên chi phí thì cần điều chỉnh ngay lập tức, và luôn có phương án linh hoạt cân đối, bù đắp số tiền chi tiêu chứ không lạm dụng số tiền đang tiết kiệm.

    Thực tế cũng cho thấy mọi người không thể kiểm soát được rủi ro

    [​IMG]

    Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào

    Đúng, mọi chuyện không hay đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ai.

    Bạn đã nghĩ đến các trước hợp này:

    Thị trường biến động, môi trường việc làm thay đổi và bạn có thể bị thất nghiệp trong thời gian dài.

    Khí hậu biến đổi, môi trường ngày càng ô nhiễm, tỷ lệ người mắc bệnh nguy hiểm ngày càng tăng cao, liệu mình có nằm trong số đó?

    Không kể tuổi tác, sức khỏe có thể giảm sút bất cứ lúc nào, ốm đau thường xuyên, và bạn cần có tài chính để có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

    Còn rất nhiều trường hợp có thể xảy ra:

    Bố mẹ hay con cái của bạn không may gặp vấn đề về sức khỏe, và bạn cần chăm sóc họ.

    Hạnh phúc gia đình không như bạn mong muốn, và bạn quyết định ly hôn, tự nuôi nấng những đứa con.

    Đến một thời điểm nào đó, sức khỏe không cho phép và bạn quyết định nghỉ hưu sớm.

    Ngay cả khi tất cả rủi ro có thể xảy ra cùng lúc.

    Vậy bạn sẽ ứng phó như nào, vượt qua như nào? Đơn giản là bạn cần tiền cho những lúc khó khăn nhất. Nhưng điều này dường như là quá khó nếu như bạn đang tiết kiệm theo cách cũ. Đổi lại nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn tiết kiệm theo cách mới đó là tham gia bảo hiểm nhân thọ. Bỏi chỉ có bảo hiểm nhân thọ mới có thể cung cấp số tiền lớn cho bạn những lúc bạn khó khăn nhất trong cuộc sống.

    Là người trẻ tuổi, bạn hãy nhìn ra những vẫn đề nghiệm trọng có thể xảy ra từ những câu chuyện thực tế, từ những người xung quanh bạn để có kế hoạch dự phòng từ sớm.

    Hãy nhớ rằng: Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu lập kế hoạch tài chính và bảo hiểm nhân thọ chính là hình thức tiết kiệm mới hiệu quả nhất, vừa an toàn vừa dự phòng trước những rủi ro không lường trước.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mai_mebong
    Đang tải...


  2. hongkoi8x

    hongkoi8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/7/2016
    Bài viết:
    1,174
    Đã được thích:
    447
    Điểm thành tích:
    123
    nhà mình lúc nào cũng lập quỹ, mỗi tháng chia ra tiền sinh hoạt, chi tiêu, tiết kiệm :) vậy là mỗi tháng cũng để được 1 ít
     
  3. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Vậy thì tốt quá, tiết kiệm được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu chứ cứ xuề xòa tiêu hết đến lúc khổ lắm
     
    hongkoi8x thích bài này.
  4. hongkoi8x

    hongkoi8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/7/2016
    Bài viết:
    1,174
    Đã được thích:
    447
    Điểm thành tích:
    123
    đúng vậy bạn à, chi tiêu mà lúc cần k có mệt lắm
     
  5. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    nha me nay thuc hien khoa hoc nhi
     
    hongkoi8x thích bài này.
  6. hongkoi8x

    hongkoi8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/7/2016
    Bài viết:
    1,174
    Đã được thích:
    447
    Điểm thành tích:
    123
    tại vì thấy mỗi tháng chi tiêu chẳng đau vào đâu mà tốn kém quá nên chia ra luôn mn ạ
     
  7. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Thế cuộc sống mới ổn định và giàu dc mn ah :D
     
  8. haulis1995

    haulis1995 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/11/2016
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    140
    Điểm thành tích:
    83
    rủi ro xảy đến bất ngờ, không ai có thể lường trước được
     
  9. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Thế nên người ta mới sợ rủi ro, vì không ai biết nó đến khi nào :(
     
  10. gavang9x

    gavang9x Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    23/9/2016
    Bài viết:
    4,234
    Đã được thích:
    909
    Điểm thành tích:
    823
    rủi ro thì lúc nào cũng sẽ có
     
  11. cauvongtinhyeu

    cauvongtinhyeu Vui chơi-chém gió...^^!

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    9,702
    Đã được thích:
    4,559
    Điểm thành tích:
    2,113
    cũng sợ rủi ro nhưng bảo hiểm nhân thọ là chết rồi mới đc hưởng, giờ nói xui ốm nằm viện cái tiền gửi bảo hiểm muốn lấy ra chữa bệnh cũng khó ấy chứ
    M hơi cổ hủ nhưng nói thật là tích cóp, cần thì có cái mà dùng ngay đc
    Còn dư dả chắc chắn sẽ mua BH
     
  12. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Tìm hiểu kỹ hơn về bảo hiểm nhân thọ đi mẹ nó ơi, giờ thời đại nhanh và gọn, dùng thẻ rồi ạ :)
     
  13. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Vậy nên chúng ta mới dự phòng
     
    Ha An 0210 thích bài này.
  14. Ha An 0210

    Ha An 0210 0966 30 20 46 THANH LÝ BALÔ, cặp HS, túi đựng đồ

    Tham gia:
    28/6/2014
    Bài viết:
    10,004
    Đã được thích:
    1,866
    Điểm thành tích:
    913
    muốn dự phòng lại phải có xèng :D
     
  15. Mai_mebong

    Mai_mebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    hii không ai tự nhiên có xiền, chỉ có tiết kiệm mới có xèng thôi ạ
     
  16. Meyeuteo

    Meyeuteo Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2012
    Bài viết:
    1,756
    Đã được thích:
    361
    Điểm thành tích:
    123
    Nằm viện vẫn thanh toán bình thường và nhanh đấy mẹ nó. Ko phải cứ ra đi mới đc chi trả quyền lợi đâu.
    Tớ quan điểm: tiền cần tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.
    Mọi chi tiêu cần thiết và cố định trong gđ: Tiền gốc lãi trả mua nhà, tiền học cho con, tiền chia sẻ rủi ro ( BHNT), tiền để tiết kiệm. Tiền ăn tối thiểu, tiền xăng xe đt. Tiền hiếu hỷ, ăn tơi là ko cố định nhưng có tối thiểu.
     
  17. batieuduongduong

    batieuduongduong tiểu dương dương

    Tham gia:
    21/3/2017
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Nhà mình thường chia tiền sau khi nhận được lượng như này: 55% cho chi phí sinh hoạt,10% cho hiếu hỉ ốm đau,35% còn lại chia làm 2 quỹ tiết kiệm trung và dài hạn
     
  18. Cố-Gắng-Mỗi-Ngày

    Cố-Gắng-Mỗi-Ngày MỸ PHẨM MINISIZE CHÂU ÂU

    Tham gia:
    11/8/2015
    Bài viết:
    2,103
    Đã được thích:
    381
    Điểm thành tích:
    223
    Thu nhập cũng k kiểm soát đc, chi tiêu lại càng k kiểm soát đc, làm sao để biết đc mình tiết kiệm bao nhiêu giờ?
     
  19. SUSUROSE

    SUSUROSE Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/7/2016
    Bài viết:
    1,303
    Đã được thích:
    284
    Điểm thành tích:
    173
    mình thì cũng thực hiện theo phương pháp là thu nhập- tiết kiệm=chi tiêu, từ đó căn chi tiêu trong khoản cố định kia , thì thấy có hiệu quả hơn hơn so vs trc kia.
     
    batieuduongduong thích bài này.
  20. batieuduongduong

    batieuduongduong tiểu dương dương

    Tham gia:
    21/3/2017
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    đúng là hiệu quả hơn, cầm lương về là cắt luôn 1 khoản để tiết kiệm còn lại chi tiêu cố mà co kéo
     

Chia sẻ trang này