Hà Nội: Bán rau hữu cơ Asimco và Thịt sạch Đức Việt, giao hàng tại nhà miễn phí

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi blacklabelremi, 12/3/2011.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Chúng tôi là:

    - Đại lý chính thức cung cấp thịt sạch Việt Đức tại nhà với số lượng ăn hàng ngày của mỗi gia đình

    - Đại lý chính thức của rau hữu cơ Asimco, cung cấp tại nhà với số lượng ăn hàng ngày của mỗi gia đình

    - Cung cấp hoa quả nhập khẩu trực tiếp từ ÚC, Mỹ bằng đường hàng không và đặc sản hoa quả Việt Nam

    - Cung cấp sữa bột cao cấp xách tay, nhập khẩu cho bé, các đồ dung thiết yếu của mẹ và bé

    - Cung cấp các mặt hàng thiết yếu nhất cho gia đình: http://www.e-food.vn/


    Ngoài ra chúng tôi có các thực đơn, cách nấu ăn và cách chọn thực phẩm ăn trong 1 ngày. Cách nấu bột cho bé với thực phẩm an toàn cho bé…

    Chúng tôi giao hang miễn phí, cam kết chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ

    Siêu thị E-food 65 Sơn Tây, Ba Đình, HN, bán thực phẩm online chất lượng cao, giao hàng miễn phí
    Website: http://www.e-food.vn
    Email: contact@e-food.vn
    Điện thoại: (04) 36 400 300 hoặc (04) 37 34 90 39
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi blacklabelremi
  2. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Mua rau hữu cơ ở đâu? Cách phân biệt rau hữu cơ và rau thường

    Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực

    Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).

    Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận

    Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.

    Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc

    Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).

    Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản

    Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.

    Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)


    Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.

    Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.
     
  3. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Mua thịt sạch Việt Đức ở đâu? Thế nào là thịt sạch?

    Số vụ ngộ độc thực phẩm và số người bị ngộ độc thực phẩm ở nước ta tăng khá lớn và có xu hướng gia tăng. Quan tâm và giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn xã hội và toàn dân, từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

    Bạn là người chăn nuôi, là người lái xe vận chuyển hàng, là người làm nghề giết mổ và bán thịt ở chợ, là người nội trợ, bạn cần biết miếng thịt thế nào là sạch và làm thế nào để có thịt sạch.



    Giết mổ gia súc theo dây chuyền hiện đại vẫn đang chờ triển khai (Ảnh: N.Y).

    Thịt sạch phải đảm bảo được ba tiêu chuẩn là sạch về mặt lý học, hoá học và sinh học.

    * Về mặt lý học , thịt không được có những vật sắc nhọn, ví dụ như các mẩu kim gãy còn giắt vào trong thịt do con vật bị tiêm chích khi còn sống.
    * Về mặt hoá học, thịt không được có các chất tồn dư của thuốc, hoặc những hoá chất mà con vật ăn vào.

    Chất tồn dư của thuốc phổ biến ở trong thịt là kháng sinh. Tác hại của tồn dư kháng sinh là tạo ra những vi khuẩn kháng kháng sinh, làm mất hiệu lực điều trị của kháng sinh, làm tốn kém nhiều tiền của để tạo ra các loại kháng sinh mới, chữa trị những bệnh hiểm nghèo. Kháng sinh tồn dư còn gây độc, ví dụ tetracyclin gây bệnh về xương và răng ở thai và trẻ nhỏ.

    Kháng sinh tồn dư trong thịt gà và thịt lợn ở nước ta khá trầm trọng do sử dụng thức ăn bổ sung chứa kháng sinh không được kiểm soát. Trong một khảo sát gần đây ở TP.HCM đã phát hiện thấy 52% mẫu thịt gà, 69% mẫu thịt lợn chứa tồn dư kháng sinh. Nhiều tồn dư kháng sinh như ampicilin, oxytetracyclin cao hơn tiêu chuẩn cho phép của châu Âu hàng nghìn lần, có loại tồn dư kháng sinh như chloramphenicol nhiều nước cấm nhưng vẫn có trong mẫu thịt nói trên( Lã Văn Kính và ct.2001).

    Các loại hoá chất tồn dư khác có thể là các kim loại nặng như chì, asen, thuỷ ngân, cadimi... do nguồn nước uống bị ô nhiễm... Ví dụ, nước ô nhiễm thuỷ ngân do nước thải từ các ngành công nghiệp sản xuất Clo và sút bằng điện phân, do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm mốc rong rêu, do các chất phế thải từ bóng đèn huỳnh quang, bình điện; ô nhiễm chì do ô nhiễm khí thải của xe ôtô, xe máy...Hoặc có thể là do sử dụng các premix khoáng trong thức ăn bổ sung mà các kim loại có mặt vượt quá mức cho phép( như đồng, selen...); thậm chí có thể là những chất hoá học rất độc như dioxin( năm 1999 hàng triệu con gà, hàng nghìn tấn thịt gà ở Bỉ đã bị huỷ do nhiễm một loại dioxin có tên là polychlorobiphenyl ).

    * Về mặt sinh học, thịt sạch là thịt không có ký sinh trùng và vi trùng.

    Hai loại ký sinh trùng nguy hiểm thường có trong thịt động vật là giun bao (Trichinella) và sán dây (Taenia solium). Nếu chúng ta ăn thịt bị nhiễm giun bao do không nấu kỹ, trứng giun bao không chết vào ruột nở thành giun rồi qua vách ruột theo máu đi đến cơ, nằm lại ở cơ gây đau nhức cơ, có thể dẩn đến chết. Trứng sán dây cũng nằm trong cơ thịt động vật( thịt gạo), khi chúng ta ăn phải thịt này, trứng vào ruột sẽ nở thành sán trưởng thành bám chắc vào thành ruột, tranh giành các chất dinh dưỡng và làm cho chúng ta gầy yếu, bệnh hoạn.

    Các loại vi khuẩn nguy hiểm có trong thịt thường là: Salmonella, Campylobacter, E.coli, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, Clostridiuum spp., virus đường ruột... .

    Salmonella có trên 2000 serotype, trong số này có một số serotype gây ngộ độc thực phẩm. Người ăn phải thịt nhiễm Salmonella sau 6-72 giờ có thể bị nhiễm bệnh với các biểu hiện như nôn, đau bụng, sốt, ỉa chảy và đau đầu. Có tới gần 70% các vụ ngộ độc thực phẩm là do nhiễm salmonella. Trong chế biến, tay chân, dụng cụ nhà bếp bẩn làm thịt dể bị nhiễm salmonella.

    Staphylococcus aureus thấy có trong thịt, trứng, sữa, gây nôn và có thể gây ỉa chảy, đau bụng. Tháng 6 năm 2000 tại Osaka Nhật bản, mười hai ngàn người bị ngộ độc do uống sữa tươi đóng hộp giấy bị nhiễm độc tố vi khuẩn Staphylococcus aureus. Vi khuẩn sản sinh độc tố, độc tố này rất khó bị phá hoại khi nấu chín( đun sôi 30 phút không phá hoại được độc tố). Vi khuẩn này cũng thấy nhiều trên da và mũi miệng của người khoẻ. Như vậy người làm bếp phải sạch sẽ, đeo khẩu trang, tay chân không có vết thương hoặc vết thương phải được băng bó cẩn thận.

    E.coli gây viên dạ dày-ruột, nặng có thể gây tử vong, nhất là đối với trẻ em và người già. Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết mỗi năm có đến hai mươi ngàn vụ ngộ độc thực phẩm do E.coli, lần ngộ độc nghiêm trọng nhất xảy ra năm 1993 ở hệ thống bán thức ăn nhanh, bốn trẻ em nhỏ bị chết và sáu trăm người phải vào bệnh viện.

    Vậy làm thế nào để đảm bảo được cả ba tiêu chuẩn trên cho thịt sạch?

    Câu trả lời là phải quan tâm đến tất cả các khâu từ chuồng nuôi đến nhà bếp, (người Mỹ nói vắng tắt bằng 3 chữ FFF, from farm to fork tức là phải quan tâm từ trang trại đến cái dĩa ăn).

    Như vậy chúng ta có thể thấy: muốn có thịt sạch phải quan tâm đến tất cả các khâu:

    1. Thức ăn
    2. Nước uống
    3. Môi trường nuôi
    4. Thuốc thú y
    5. Phương tiện vận chuyển
    6. Lò mổ
    7. Cửa hàng
    8. Nhà bếp

    Kiểm soát thức ăn là hết sức quan trọng, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như kháng sinh, khoáng vi lượng ... phải tuân theo luật pháp quy định. Không sử dụng 18 chất cấm trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quyết định 54/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT(phát triển nông thôn). Mười tám chất đó là: Chloramphenicol Furazolidon và chất dẫn xuất của Nitrofuran (thuộc nhóm kháng sinh), Dimetridazol, Metronidazol ( thuộc nhóm kháng khuẩn và kháng protozoa), Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Fenoterol, Isoxuprin, Pactopamin, Salbutamol, Terbutalin, Stillbenes (thuộc nhóm â-agonisterol), Diethylstilbestrol ( DES), Methyl-testosterol, 19-Nor-testosterol, Trenbolone, Zeranol ( thuộc nhóm hormôn).

    Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi cũng phải sạch như dùng cho người. Phải có xe chuyên dùng cho việc vận chuyển thịt tươi và phải được tẩy rửa sạch sẽ thường xuyên. Nơi giết mổ, quầy hàng cửa hiệu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh; người làm bếp chế biến món ăn phải sạch, sạch là một tiêu chuẩn của ngon.

    Thông thường các lò mổ hiện đại mới đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên các lò mổ thủ công chỉ cần cải tiến một chút cũng đã làm cho thịt sạch thêm rất nhiều. Trong một báo cáo công bố tháng 4/2002, Lã Văn Kính và cộng sự cho biết: nơi giết mổ chỉ cần mổ treo con vật, số lượng vi khuẩn hiếu khí đã giảm 3-10 lần, tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E.coli cũng giảm đáng kể so với mổ nằm trên sàn xi măng.

    Vận chuyển thịt trên các phương tiện thô sơ như xe ba gác, máy cải tiến, xe vận tải nhẹ không có hệ thống bảo ôn, xe xích lô, các sạp hàng bán lẻ ở chợ...nếu được rửa hàng ngày, trước và sau khi đặt hàng thì số vi khuẩn giảm rõ rệt so với khi không cọ rữa. Số vi khuẩn hiếu khí trên sàn xe, sạp hàng có cọ rữa giảm 80 lần và 68 lần, vi khuẩn E.coli trên sàn xe và sạp hàng sạch cũng giảm 186 và 217 lần theo thứ tự, so với sàn xe và sạp hàng bẩn.

    Thịt cũng như các loại thực phẩm khác chỉ bị nhiễm khuẩn trong những điều kiện nhất định như thời gian, nhiệt độ, chất dinh dưỡng và độ ẩm. Trong bảy giờ một con vi khuẩn có thể sinh sôi thành hai triệu con, nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn phát triển là từ 5-60oC, đây là Vùng nhiệt độ nguy hiểm. Các chất dinh dưỡng thích hợp của vi khuẩn là các chất dinh dưỡng có trong thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa... Độ ẩm thấp làm cho vi khuẩn chậm phát triển, cho nên làm khô là cách rất tốt để bảo quản thực phẩm. Để tránh ngộ độc thực phẩm người làm bếp cần biết những điều này để phòng tránh. Trước hết phải rửa tay sạch sẽ khi làm bếp, rữa kỹ tất cả các dụng cụ chế biến như dao thái, thớt, xoong nồi; trong tủ lạnh phải đặt thức ăn sống xuống dưới thức ăn chín để tránh không cho vi khuẩn của thức ăn sống lây nhiễm sang cho thức ăn chín. Không dự trữ thực phẩm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm. Thực phẩm chế biến xong nên ăn ngay.

    Như vậy để đảm bảo thịt sạch ngoài những quy định có tính pháp luật thì hiểu biết của mọi người trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến điều phải được nâng cao. Người chăn nuôi hay người vận chuyển, bán hàng... Cần có trách nhiệm cao với cộng đồng. Giáo dục vệ sinh-an toàn thực phẩm cần làm rộng khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi.

    Để ăn uống được vui vẻ, an toàn hãy chú ý đến tất cả các khâu trong chăn nuôi để giữ cho thịt sạch.

    Theo GS.TS.Vũ Duy Giảng
     
  4. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Khái niệm về thịt sạch và mối quan tâm của người tiêu dùng về thịt sạch

    Chúng ta thường nghe đến rau quả sạch, trứng sạch..., nhưng lại quên rằng thịt cũng có thể được lấy từ gia súc nuôi bằng thức ăn thực vật “sinh học”... với một quy trình phù hợp với tự nhiên. Thịt đó chính là “thịt sạch”.

    Nói đơn giản hơn là chăn nuôi theo kiểu truyền thống, đó là một phương pháp chăn nuôi đáp ứng “sự thoải mái và tiện nghi” một cách tối ưu mà mỗi loài gia súc đòi hỏi . Mật độ tập trung, tăng trưởng và tăng cân một cách tự nhiên, theo nhịp sinh học của mỗi chủng loại; phối giống, sinh sản theo cách cổ truyền, “tôn trọng” bản năng tự nhiên của con vật, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống,loài...



    Thịt lợn sạch được đưa vào chế biến.



    Thịt sạch là sản phẩm không có thuốc, kháng sinh, hormon, chất kích thích tăng trưởng... Gia súc chỉ ăn cỏ rơm hay ngũ cốc có chứng nhận sinh học không thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Để được xác nhận là thịt sạch, thịt cần có những tiêu chuẩn sau đây

    Điều kiện chăn nuôi :

    Kỹ thuật nuôi và môi trường phải thuận lợi đối với sức khỏe gia súc mà không bỏ qua nhu cầu và tập quán bầy đàn. Người chăn nuôi phải đảm bảo cho gia súc của mình có đủ chỗ, không khí thông thoáng và ánh sáng tự nhiên; thả bầy ra ngoài trong thời gian tối đa khi khí hậu cho phép; thức ăn tự do và luôn đủ nước uống sạch, chất lượng tốt; chuồng trại đủ rộng để có thể đứng, ngủ, nghỉ ngơi, quay tới lui, tắm và làm mọi đông tác tự nhiên (như vươn giũi, sải-đập cánh và có ổ sạch - đối với gia cầm). Đối với bò, dê, cừu… thì sàn phải sạch mà không trơn và có chỗ nằm lót rơm đủ độ dày; cách nhốt từng con riêng biệt hay cột vào cọc là không được chấp nhận. Đối với thủy cầm thì phải có một diện tích nước ao hồ đủ rộng. điểm chung là phải có dẫy nhà trú ẩn thông thoáng và tách biệt với chỗ cư trú của người.

    Các thủ thuật can thiệp:

    Thường không được cho phép; tuy nhiên, việc thiến bê hay heo con, bẻ răng nanh heo con, cắt ngắn đuôi cừu con, cắt sừng hoặc cắt bớt mỏ... đều được cho phép nếu nằm trong hoàn cảnh vì lý do an toàn hay cải thiện sức khỏe và sự thoải mái của vật nuôi. Tất cả những thủ thuật này chỉ được thực hiện sau khi gây mê và ở độ tuổi thích hợp. Trường hợp đốt sừng hay thiến gia súc non bằng cách thắt dây thun thì không cần phải gây mê. Thủ thuật nuôi thúc ngỗng, gà, vịt cũng bị cấm.

    Chế độ ăn phù hợp :

    Chế độ ăn phải cân bằng, tuân thu nghiêm ngặt theo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, và đặc biệt có chất lượng.Thúc đẩy hay làm chậm lại quá trình tăng trưởng, với bất cứ sản phẩm tổng hợp nào, đều bị nghiêm cấm. Tất cả thực phẩm đều phải được chế biến hay sản xuất theo thông số và tiêu chuẩn sinh học được đề ra. Thức ăn của gia súc nhai lại phải có 60% là rơm hay cỏ, trong đó có 25% là rơm khô trong những lúc gia súc không được thả rong. Loại thực phẩm này không được cho thêm phụ gia hóa học. Chỉ có các thành phần vi sinh hay enzym, mật ong, muối và lactosérum, acid lactique trong trường hợp thời tiết không thuận lợi cho sự không lên men. Chất bã thực vật sử dụng làm thực phẩm phải được chứng nhận là sản phẩm sạch. Quy định cũng nghiêm cấm nuôi gia súc nhai lại bằng mọi sản phẩm từ động vật có vú, ngoài sữa và các chế phẩm từ nó. Chế phẩm từ cá và hải sản được cho phép ở số lượng nhỏ trong khẩu phần ăn, miễn sao không có chứa thành phần bảo quản không cho phép. Những thành phần khác từ động vật bị nghiêm cấm.

    Ngũ cốc, hạt xay, thực phẩm bổ sung chỉ được chiếm 40% khẩu phần ăn hàng ngày. Khoáng chất, vitamin và chiết xuất thực vật, muối và những thực phẩm khác có nguồn gốc tự nhiên có thể được dùng theo nhu cầu.

    So sánh chất lượng dinh dưỡng của thịt sạch và thịt thường:

    · Protein: 10-20% thấp hơn nhưng các acid amin cân bằng hơn - vì ngũ cốc sạch có hàm lượng protein thấp hơn làm thay đổi chất lượng thịt, song cũng khiến thành phần acid amin thiết yếu cân bằng hơn.

    · Glucid: không có sự khác biệt

    · Lipid (acid béo thiết yếu): hàm lượng acid linoleic (ALC), omega-3, omega-6 cao hơn 3,67 lần. Còn thành phần béo trans thì lại thấp hơn 2,73 lần.

    Có thể thấy, thịt sạch từ quá trình “chăn nuôi sạch” có lợi và an toàn hơn cho sức khỏe. Một lợi ích khác khi tiêu thu thịt sạch - là góp phần vào sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững, tôn trọng môi trường và phù hợp với thiên nhiên...
     
  5. mecherry_dn

    mecherry_dn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/2/2011
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bán rau hữu cơ Asimco và Thịt sạch Đức Việt, giao hàng tại nhà miễn phí

    danh dau...co tgian se quay lai ngam cuu
     
  6. e-food-10

    e-food-10 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/3/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bán rau hữu cơ Asimco và Thịt sạch Đức Việt, giao hàng tại nhà miễn phí

    Rất hân hạnh được phục vụ bạn!
     
  7. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Bán rau hữu cơ Asimco và Thịt sạch Đức Việt, giao hàng tại nhà miễn phí

    Dong chu de nhe!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này