Máy lạnh LG Inverter là một dòng sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng để điều hòa không khí. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, đôi khi việc xuất hiện mã lỗi máy lạnh LG có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và không biết cách xử lý như thế nào? Hãy để mình cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bảng mã lỗi này cùng cách khắc phục hiệu quả qua nội dung dưới đây nhé. Bảng tổng hợp bảng mã lỗi điều hòa LG Inverter Sau đây là chi tiết những mã lỗi mà bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng điều hòa LG Inverter. Khi vô tình gặp những hư hỏng này, bạn không nên tự khắc phục mà hãy liên hệ bên bảo hành và sửa chữa điều hòa để được hỗ trợ tốt nhất. 1. Mã lỗi CH01 – Điều hòa lỗi mạch, hở tiếp điểm Nguyên nhân: - Do máy điều hòa bị hở mạch, lỗi bên trong mạch - Mối hàn kém, chết IC Cách khắp phục: - Kiểm tra lại mối hàn, mạch điện tử. 2. Mã lỗi CH02 - Cảm biến nhiệt độ bị lỗi Nguyên nhân: - Hở mạch, lỗi bên trong mạch - Hư cảm biến nhiệt độ kẹp ở đường ống nén máy lạnh ngoài dàn nóng Cách khắc phục: - Kiểm tra lại mạch điện tử, thay cảm biến mới nếu hư hỏng 3. CH03 – Dây tính hiệu kết nối sai Nguyên nhân: - Dây tín hiệu kết nối từ dàn lạnh đến dàn nóng bị sai - Hở mạch, lỗi điều khiển Cách khắc phục: - Kiểm tra lại dây tín hiệu, điều khiển của điều hòa 4. Mã lỗi CH04 - Bơm xả nước hoặc công tắc phao bị lỗi Nguyên nhân: - Công tắc phao nước bị lỗi Cách khắc phục: - Kiểm tra lại tình trạng công tắc phao đóng hay mở. 5. Mã lỗi CH05 - Kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh bị lỗi Nguyên nhân: - Khi bo mạch dàn nóng, dàn lạnh bị hỏng, đứt dây kết nối, điều hòa sẽ báo lỗi này. Cách khắc phục: - Kiểm tra bo mạch, đường truyền tín hiệu. 6. Mã lỗi CH06 - Cảm biến nhiệt độ ống ra cục trong xảy ra lỗi Nguyên nhân: - Đây là do cảm biến nhiệt độ phòng hư, hỏng board mạch Cách khắc phục: - Tiến hành thay cảm biến nhiệt, board mạch 7. Mã lỗi CH07 – Chế độ hoạt động không đồng bộ Nguyên nhân: - Lỗi này chỉ ở dòng điều hòa 2 chiều, nguyên nhân suất phát từ việc dàn nóng và dàn lạnh không đồng bộ, các cục trong hoạt động không cùng một chế độ Cách khắc phục: - Hãy kiểm tra lại hoạt động của điều hòa. 8. Mã lỗi CH09 - Bo mạch dàn nóng và dàn lạnh bị lỗi Nguyên nhân: - Lỗi bo mạch dàn nóng và dàn lạnh là do chết IC, hở mạch làm mất nguồn cấp Cách khắc phục: - Kiểm tra lại IC, mạch điện tử 9. Mã lỗi CH10 - Quạt dàn lạnh không chạy, chạy yếu Nguyên nhân: - Nếu như quạt khô dầu, bụi bẩn, lỗi bo dạn lành hay thậm chí là hư cháy quạt, đều dẫn đến lỗi này. Cách khắc phục: - Kiểm tra lại tình trạng của quạt, nếu hư hỏng thì thay mới. 10. Mã lỗi CH22 - Điện áp, nguồn điện vào quá cao Nguyên nhân: - Do quá tải điện áp, kẹt, khô dầu dẫn đến quá tải Cách khắc phục: - Kiểm tra lại điện áp, nguồn điện 11. Mã lỗi CH23 - Điện áp, nguồn điện vào quá thấp Nguyên nhân: Do sụt áp nguồn quá tải nguồn cục bộ Cách khắc phục: - Kiểm tra lại điện áp, nguồn điện 12. Mã lỗi CH26 - Block (máy nén) inverter không chạy, lỗi bo Nguyên nhân: - Do máy nén của điều hòa cháy, kẹt Cách khắc phục: - Thay mới máy nén (Block) cho điều hòa 13. Mã lỗi CH27 - Mạch quá tải, bo mạch bị hỏng Nguyên nhân: - Điều hòa hoạt động quá tải Cách khắc phục: - Kiểm tra lại bo mạch, hoạt động của điều hòa 14. Mã lỗi CH29 - Sung khiển từ bo ra máy nén bị lệch pha Nguyên nhân: - Điều hòa bị khô dầu, kẹt trục, block máy Cách khắc phục: - Kiểm tra lại điều hòa 15. Mã lỗi CH32 - Nhiệt độ máy nén cao Nguyên nhân: - Mã lỗi này là do dàn nóng bị quá nóng do vị trí lắp đặt, quá tải cục bộ Cách khắc phục: - Kiểm tra lại, thay đổi vị trí lắp dàn nóng. 16. Mã lỗi CH33 - Nhiệt độ ống nén môi chất quá cao Nguyên nhân: - Nhiệt độ ống đẩy của máy nén cao (trên 105 độ C) - Cảm biến nhiệt ngoài dàn nóng bị lỗi Cách khắc phục: - Kiểm tra lại điều hòa 17. Mã lỗi CH41 – Nhiệt độ máy nén tăng cao Nguyên nhân: - Cảm biến nhiệt độ máy nén bị lỗi hư hở mạch, đứt dây Cách khắc phục: - Kiểm tra lại điều hòa, thay dây mới 18. Mã lỗi CH44 - Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi Nguyên nhân: - Nhìn thấy mã lỗi này có nghĩa là cảm biến này hư, hở mạch, đứt dây Cách khắc phục: - Hãy kiểm tra lại cảm biến nhiệt độ phòng, nếu hư thì thay mới 19. Mã lỗi CH45 - Cảm biến nhiệt độ ngoài dàn nóng bị lỗi Nguyên nhân: - Là do dứt dây, hở mối hàn, hỏng cảm biến nhiệt độ ngoài dàn nóng Cách khắc phục: - Kiểm tra lại dây, mối hàn, thay cảm biến mới nếu hư hỏng 20. Mã lỗi CH46 - Cảm biến đường ống môi chất về bị lỗi Nguyên nhân: - Mối hàn bị hở, hỏng cảm biến đường ống môi chất về Cách khắc phục: - Kiểm tra mối hàn, thay cảm biến mới khi cần thiết 21. Mã lỗi CH47 - Hư cảm biến ổng đẩy của máy nén Nguyên nhân: - Có lẽ cảm cảm biến bị hỏng, hở mối hàn Cách khắc phục: - Kiểm tra mối hàn, thay cảm biến mới khi cần thiết 22. Mã lỗi CH53 - Mất kết nối giữa giàn nóng và giàn lạnh Nguyên nhân: - Dây kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh bị đứt Cách khắc phục: - Thay dây kết nối giữa giàn nóng và giàn lạnh 23. Mã lỗi CH60 - IC cắm trên mạch dàn nóng bị lỗi Nguyên nhân: - Là do chết IC, hở mối hàn Cách khắc phục: - Kiểm tra lại IC, mối hàn 24. Mã lỗi CH61 - Dàn nóng không giải nhiệt được Nguyên nhân: - Sau thời gian sử dụng, cánh tản nhiệt bám nhiều bụi bẩn, dàn nóng bị bịt Cách khắc phục: - Kiểm tra và vệ sịnh cánh tản nhiệt 25. Mã lỗi CH62 - Nhiệt độ cao IC nguồn quá nóng Nguyên nhân: - Khi hoạt động được một thời gian, bộ giải nhiệt dễ bán nhiều bụi bẩn điện áp nguồn cấp cao Cách khắc phục: - Kiểm tra lại điều hòa 26. Mã lỗi CH65 - IC nguồn hư Nguyên nhân: - Từ việc chết IC, hở mạch Các khắc phục: - Kiểm ra lại mạch, thay IC nếu nó bị hư hỏng Lưu ý để sử dụng điều hòa hiệu quả Ngoài bảng mã lỗi điều hòa LG Inverter, khi sử dụng sản phẩm này bạn nên chú ý những điều sau: 1. Lựa chọn điều hòa có công suất hợp lý - Bạn cần biết rằng mỗi loại điều hòa sẽ có riêng cho mình một công suất phù hợp với từng diện tích phòng như sau: + Điều hòa ~1 HP (9000 BTU): Phòng dưới 15 m2. + Điều hòa 1.5 HP (12000 BTU): Phòng 15-20 m2. + Điều hòa 2 HP (18000 BTU): Phòng 20-30 m2. + Điều hòa 2.5 HP (24000 BTU): Phòng 30-40 m2. - Việc lựa chọn công suất phù hợp không những giúp tiết kiệm điện mà còn bảo đảm sức khỏe gia đình. >>> Xem ngay: Địa chỉ sửa điều hòa LG tại nhà giá rẻ 2. Bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút Mỗi chiếc điều hòa đều có thời gian để khởi động và khả năng làm mát là khác nhau. Vì vậy nếu điều hòa của bạn không có khả năng làm mát nhanh thì bạn nên bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút để có một giấc ngủ ngon, thư giãn và dễ chịu. Mời bạn tham khảo: Lỗi Ua Trên Điều Hòa Daikin Do Đâu? 3. Nhiệt độ điều hòa tốt nhất chỉ nên thấp hơn 5 độ C so với môi trường - Bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng bị sốc nhiệt như: ngất xỉu, khó thở, ảo giác, mất ý thức, tim đập nhanh,... nếu đang ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp mà đột ngột bước ra ngoài. - Để ngăn chặn điều này, bạn chỉ nên để điều hòa thấp hơn 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời là tốt nhất và những ngày nắng nóng đỉnh điểm lên đến 35 độ C thì căn phòng có điều hòa ở 29 độ C là đã có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái rồi. 4. Nên sử dụng thêm quạt cho phòng điều hòa Khi sử dụng thêm quạt, bạn có thể tăng nhiệt độ điều hòa lên một chút, như vậy sẽ giúp tiết kiệm điện hơn. Đồng thời, việc sử dụng quạt làm cho không khí lạnh trong phòng được lưu thông đồng đều, tốt cho sức khỏe của gia đình bạn hơn. Trên đây là thông tin liên quan đến mã lỗi máy lạnh LG Inverter, cách khắc phục và lưu ý sử dụng thiết bị an toàn, hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ của mình, bạn sẽ biết cách sử dụng thiết bị tốt hơn. Đồng thời, bạn sẽ biết cách xử lý lỗi thường gặp nhanh chóng.