Bảng mã lỗi tủ lạnh Beko sẽ cho bạn biết ý nghĩa của từng mã lỗi hiện trên thiết bị điều khiển. Qua đó, bạn sẽ biết cách xử lý trong từng tình huống như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc khắc phục. Đồng thời sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến việc bảo quản đồ ăn thức uống trong tủ. Danh sách bảng mã lỗi tủ lạnh Beko đúng nhất và cách khắc phục Các mã lỗi thường gặp nhất trên tủ lạnh Beko: E0 - Điện trở của tủ đông gặp lỗi bất thường, quạt máy nén hoạt động liên tục không ngừng nghỉ Vệ sinh thật sạch bề mặt máy nén. Sau đó kiểm tra lại cánh quạt phía dưới máy nén và hệ thống điện Trường hợp cảm biến bị hỏng, bạn cần tiến hành thay mới E1 - Cảm biến bị lỗi không xả đá ở ngăn đông Tiến hành kiểm tra lại bo mạch chủ và hệ thống dây điện Nếu phát hiện cảm biến bị hỏng, cần thay thế cảm biến mới lập tức E3 - Lỗi cảm biến hoặc nhiệt điện trở Tiến hành kiểm tra lại hệ thống điện Nếu phát hiện cảm biến hoặc bo mạch chủ bị hư, hỏng, bạn cần thay mới >>> Tham khảo địa chỉ sửa tủ lạnh tại Hải Dương giá rẻ uy tín E4 - Bộ sưởi rã đông bị hư, hỏng Tiến hành kiểm tra lại hệ thống dây điện và điện trở xả đông có hoạt động một cách ổn định không? Ngoài ra bạn cũng có thể là bo mạch điều khiển gặp sự cố E5 - Cảm biến gặp sự cố bất thường Bạn kiểm tra lại kết nối của 1 trong 3 cảm biến đó là cảm biến nhiệt độ với bo mạch điều khiển Các đầu nối giắc cắm đã bị ten hoặc bị lỏng do lâu ngày E6 - Nút nhấn gặp lỗi Bạn hãy vệ sinh thật sạch các nút ấn Nếu phát hiện nút ấn đã bị hỏng, cần tiến hành thay thế mới E7 - Máy nén gặp lỗi hoặc khí gas bị rò rỉ ra bên ngoài Kiểm tra lại hệ thống máy nén và bo mạch điều khiển Kiểm tra hệ thống tuần hoàn khí gas có xuất hiện tình trạng rò rỉ hoặc tắc nghẽn hay không? E8 - Máy làm đá hoặc cảm biến nhiệt trở đá bị hư, hỏng Tiến hành kiểm tra lại hệ thống dây điện Kiểm tra lại phần bo mạch điều khiển và cảm biến xem có xuất hiện sự cố nào không? E9 - Máy làm đá bị hỏng Kiểm tra lại hệ thống dây điện và hệ thống làm đá của tủ lạnh E12 - Chuyển mạch gặp sự cố Công tắc tiếp xúc không tốt với các vị trí kết nối với dây bảng mạch điều khiển hoặc công tắc, điện trở của dây gặp sự cố >>> ĐỌc thêm: Bảng Mã Lỗi Tủ Lạnh Sanyo Nội Địa Chi Tiết Nhất Một số lưu ý trong quá trình sử dụng tủ lạnh Beko Inverter Ngoài bảng mã lỗi tủ lạnh Beko bạn cũng nên tìm hiểu một số lưu ý trong quá trình sử dụng tủ lạnh Beko ở phần dưới đây: Nếu như mới mua tủ lạnh, bạn cần để cho gas của tủ lạnh được ổn định, sau đó mới tiến hành cung cấp nguồn điện cho tủ hoạt động. Sau khi đã kết nối nguồn điện, bạn nên duy trì nhiệt độ của tủ lạnh ở một mức ổn định để tủ hoạt động ổn định, sau đó mới cho thực phẩm vào bảo quản. Trước khi cho thực phẩm vào bảo quản, bạn cần rửa sạch sau đó để cho ráo nước hoàn toàn rồi mới cho vào tủ. Với những thực phẩm được bảo quản ở ngăn đông, khi được lấy ra nên sử dụng hết, không nên bảo quản lại lần nữa vì sẽ làm mất đi đáng kể các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời cũng tránh gây hại cho tủ và làm hao tốn điện năng tiêu thụ của tủ. Sắp xếp thực phẩm, chai, hộp,... một cách ngăn nắp, hợp lý, thuận tiện cho việc tìm kiếm và lấy ra sử dụng, đồng thời còn giúp hơi lạnh tỏa đều khắp mọi ngóc ngách của tủ. Cũng giống như các thiết bị điện tử khác như nồi áp suất, lò nướng, nồi lẩu điện,... bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên và bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ nhằm giúp hạn chế mùi thực phẩm ám vào các thực phẩm khác. Đồng thời phát hiện sớm các lỗi để đem đi sửa chữa tủ lạnh, tránh để tủ lạnh bị hỏng nặng hơn. Hy vọng những thông tin về bảng mã lỗi tủ lạnh Beko mà mình cung cấp sẽ hữu ích với các bạn.