“Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên đâu”

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mebonghongxanh, 15/8/2011.

  1. mebonghongxanh

    mebonghongxanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2011
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    15/08/2011 10:52:39
    - “Những thứ khoáng sản thiết yếu mà thế giới cần như dầu khí, vàng, kim cương... thì Việt Nam có rất ít hoặc không có. Những khoáng sản Việt Nam có nhiều như bauxit, đất hiếm, quặng titan, thế giới cũng có nhiều, đảm bảo tiêu thụ hàng trăm năm thậm chí đến hàng nghìn năm nữa”.

    Bee.net.vn xin lược đăng ý kiến của PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam trong buổi làm việc giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam sáng 13/8.

    “Lời nguyên tài nguyên”?

    Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với gần 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí, than, urani, địa nhiệt), khoáng sản không kim loại, vật liêu xây dựng đến khoáng sản kim loại. Tuy nhiên chúng ta không giàu về tài nguyên khoáng sản vì hầu hết các khoáng sản ở Việt Việt Nam có trữ lượng không lớn, lại phân bố tản mạn không tập trung.

    Về khoáng sản năng lượng, dầu khí của Việt Nam không nhiều, với sản lượng khai thác như hiện nay, nếu không phát hiện thêm trữ lượng thì chỉ vài ba chục năm nữa sẽ hết nguồn khai thác.

    Than ở đất liền cũng đã cạn kiệt dần, đang và sẽ phải nhập mới bảo đảm được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Than ở dưới sâu đồng bằng sông Hồng có thể có nhiều, theo số liệu tính toán có thể tới vài trăm tỷ tấn nhưng vấn đề công nghệ trong khai thác rất phức tạp, chưa giải quyết được, nếu có khai thác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và an sinh xã hội.

    Ngoài ra, tiềm năng urani và địa nhiệt không đáng kể.


    Việt Nam sắp phải nhập khẩu than
    Về khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng, Việt Nam có nhiều nhưng chỉ dùng trong nước. Chúng không phải là loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao và trên thế giới cũng không có nhu cầu nhiều.

    Về khoáng sản kim loại như vàng, bạc, đồng chì, kẽm, sắt, thiếc, molipden…, Việt Nam có rất ít không đáp ứng được các nhu cầu trong nước trong thời gian tới. Những loại khoáng sản này thế giới cũng cạn kiệt dần.

    Việt Nam có một số loại đá quý như ruby, saphia, peridot nhưng trữ lượng không nhiều. Việt Nam lại không có kim cương – loại đá có giá trị kinh tế rất cao và có nhu cầu rất lớn.

    Thế giới “thừa” khoáng sản Việt Nam có nhiều

    Ba loại khoáng sản có trữ lượng lớn là bauxit, đất hiếm và ilmenit (quặng titan) ở Việt Nam có trữ lượng lớn, nhưng trên thế giới cũng có nhiều loại này và phải hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm nữa vẫn chưa dùng hết.

    >>"Đề nghị Bộ Chính trị nghe VUSTA báo cáo định kỳ"

    >>GS Chu Hảo:"Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân"

    >>Là trí thức, chúng tôi có tư duy độc lập, sáng tạo

    >>GS Nguyễn Lân Dũng: "Nếu chúng tôi được tin thì..."

    Bauxit thế giới có tài nguyên 55 tỷ tấn, Việt Nam có hơn 5 tỷ tấn), mỗi năm chỉ cần 200 triệu tấn, như vậy 275 năm nữa mới khai thác hết.

    Đát hiếm thế giới có 150 triệu tấn (Việt Naḿ hơn 10 triệu). Mỗi năm chỉ cần 135.000 tấn, như vậy phải hơn 1000 năm nữa mới hết. Chưa kể, gần đây Nhật đã phát hiện ở đáy Thái Bình Dương có khoảng 100 tỷ tấn đất hiếm, nếu vậy thì hàng nghìn năm nữa cũng không lo thiếu đất hiếm.

    Về quặng titan thế giới có khoảng 2 tỷ tấn (Việt Nam dự báo có khoảng 600 triệu tấn), hàng năm thế giới chỉ cần hơn 6 triệu tấn, như vậy cũng phải hàng trăm năm nữa mới hết. Gần đây Paraguay đã phát hiện khoảng 20 tỷ tấn, như vậy hàng nghìn năm nữa cũng không lo thiếu quặng titan.

    http://bee.net.vn/channel/2981/2011...u-Viet-Nam-khong-giau-tai-nguyen-dau-1808470/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mebonghongxanh
    Đang tải...


  2. mebonghongxanh

    mebonghongxanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2011
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: “Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên đâu”

    Trong trí óc non yếu của tôi, nước Việt Nam ta rộng rãi và phì nhiêu, người Tàu chen chúc nhau phải di dân sang nước ta lập nghiệp. Đất nước ta, theo những bài học đầu đời của tôi và được nuôi dưỡng cho đến tuổi thanh niên, đầy tài nguyên phong phú. Nước ta đầy hứa hẹn và có một tương lai vô cùng xán lạn. ý nghĩ đất nước ta có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú là ý nghĩ rất lan tràn. Tôi đã gặp không biết bao nhiêu người quả quyết như vậy. Sau 30-4-1975, trong trại cải tạo, tôi được nghe rất nhiều sĩ quan, công chức của miền Nam cũ lên án đế quốc Mỹ là đã tới Việt Nam dề cướp bóc tài nguyên. Một anh cựu trung úy và tốt nghiệp văn khoa còn phát biểu rằng sở dĩ đế quốc Mỹ lập căn cứ Khe Sanh là vì ở đấy có một mỏ uranium lớn. Một công chức khác nói rằng Mỹ đến Việt Nam, hất Pháp ra là vì những giếng dầu khổng lồ của Việt Nam. Có anh còn nói các giếng dầu của Việt Nam, so với các giếng dầu ở Trung Đông như con voi so với con tem. Anh ta không giải thích tại sao Mỹ lại rút lui, bỏ rơi những giếng dầu khổng lồ đó.
     
  3. mebonghongxanh

    mebonghongxanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2011
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: “Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên đâu”

    Không hiểu vì lý do nào mà hầu hết mọi người Việt Nam đều có niềm tin sai lầm rằng đất nước Việt Nam bao la, tài nguyên của việt Nam vô tận. Cuốn Địa Lý Kinh Tế Việt Nam (Văn Trai, chủ nhiệm bộ môn Địa Lý Kinh Tế Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hò Chí Minh, xuất bản lần thứ 4 năm 1990) khẳng định: Các tài nguyên quặng mỏ nước ta có nhiều loại trữ lượng lớn, chất lượng cao, dễ khai thác, bảo đảm phát triển công nghíệp trong nước lâu dài và mạnh mẽ, đồng thời còn có thể xuất khẩu nữa. Niềm tin ở tài nguyên to lớn của đất nước rất thường gặp trong nhiều bài viết, bài nói và tác phẩm của các tác giả thuộc mọi khuynh hướng chính trị. Niềm tin này tạo ra một sự yên tâm tai hại. Hình như mọi người Việt Nam đều tin rằng đất nước mình thế nào rồi cũng sẽ phú cường, do đó mà mất đi sự lo lắng cần thiết đề giữ gìn đất nước và xây dựng tương lai. Và cũng vì thế mà có tâm lý phá hoại và vô trách nhiệm.
     
  4. mebonghongxanh

    mebonghongxanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2011
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: “Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên đâu”

    Sự yên tâm này không những chỉ tai hại mà còn làm chết người. họ đập phá tất cả các thành phố, đường bộ, đường sắt. Trong chiến tranh họ không bao giờ lưỡng lự khi phá hoại bất cứ một công trình nào. Một bài tình ca yêu nước có hai câu:
    Em đi phá lộ Đông Dương,.
    Anh về đánh bốt Mỹ Lương, Đông Hà.
    (Đánh bốt có nghĩa là đánh đồn. Trẻ em thường hát sai thành đánh đốt).
    Thơ mộng quá! Ghê gớm không? Sẵn sàng chấp nhận chiến tranh đến sông cạn, núi mòn, không lý gì đến sự tàn phá mà đất nước có thể phải chịu đựng. Tôi nghĩ rằng trong thâm tâm không nhiều thì ít ai cũng yêu nước. Có lẽ sai lầm cơ bản là chúng ta không đánh giá đúng tiềm năng của đất nước và mức độ chịu đựng tối đa của nó. Chúng ta nghĩ rằng nước ta có tiềm năng vô tận và vì thế có bị đập phá cũng không sao.
    Nếu ngược lại ta ý thức rằng đất nước ta nhỏ bé chật hẹp, tài nguyên của ta ít ỏi, có lẽ ta sẽ hành xử rất khác. Ta sẽ quí từng con đường nhỏ, từng cây cầu, từng dãy phố, từng căn nhà. Chúng ta sẽ tránh được những phí phạm và những cuộc chiến tranh làm chết hàng triệu người và tàn phá đất nước.
     
  5. mebonghongxanh

    mebonghongxanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2011
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: “Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên đâu”

    Mà sự thực ta có gì đâu?
    Mỏ quan trọng nhất trong đất liền của ta là than đá anthracite với trữ lượng 6 tỷ tấn. Sản lượng hàng năm là 8 triệu tấn, nếu khai thác tối đa có thể đạt tới 20 triệu tấn. Có nên khai thác tối đa hay không lại là một vấn đề khác. Nhưng ngay cả như thế sản lượng than dá của ta cũng chỉ bằng ba phần ngàn sản lượng hàng năm của thế giới, thua xa Cao Ly (77 triệu tấn), Ba Lan (150 triệu tấn), Đức (77 triệu tấn), Anh (93 triệu tấn). Đó chỉ là để kể một vài nước có diện tích tương đương hay nhỏ hơn nước ta. Và tất cả những nước này còn nhiều tài nguyên phong phú khác mà ta không có. Mỏ sắt của ta, được kể như một tài nguyên lớn, chỉ có trữ lượng tổng cộng 540 triệu tấn - nghĩa là rất khiêm nhường, tương đương với sáu tháng sản xuất trên thế giới -, đã thế lại phân tán ra trên 200 mỏ, cho nên không thể khai thác qui mô được. Các mỏ khác của ta đều không đáng kể. Thí dụ như nickel, một trong những tài nguyên được coi là quan trọng của ta chỉ có một trữ lượng tổng cộng cho các mỏ là 3 triệu tấn, nhưng phần lớn lại pha lẫn trong chrome, ở Cổ Định (Thanh Hóa), tương đương với một năm sản xuất của hòn đảo nhỏ xíu Nouvelle Calédonie.
     
  6. mebonghongxanh

    mebonghongxanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2011
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: “Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên đâu”

    Ngoài ra ta có hai mỏ khác có triển vọng khá là mỏ chrome ở Thanh Hóa (trữ lượng 21 triệu tấn) và mỏ apathite ở Lào Cai (trữ lượng công nghiệp 135 triệu tấn). Từ vài năm gần đây, Việt Nam trông đợi rất nhiều vào đầu khí. Nhưng đây cũng chỉ có thể là một hy vọng rất khiêm nhường.
    Trữ lượng của ta, theo những ước đoán lạc quan, không bao nhiêu, chỉ vào khoảng 400 triệu tấn (thế giới: 400 tỷ tấn). Sản lượng dầu lửa hợp lý của ta sau này chỉ có thể đạt tới mức tối đa 15 triệu tấn mỗi nam, nghĩa là tương đương với một tuần lễ sản xuất của Mỹ, hoặc Nga, hoặc Saudi Arabia, trừ khi ta áp dụng chính sách ăn xổi ở thì, khai thác cho hết thực nhanh chóng và bất chấp tương lai. Trong trường hợp này những đầu tư thiết bị vào dầu lửa sẽ thành vô dụng sau một thời gian ngắn. Mặt khác, nhu cầu năng lượng của ta sẽ tăng lên mau chóng (ít ra ta phải hy vọng như vậy) cùng với đà phát triển, và các mỏ dầu chỉ giúp ta giảm nhẹ hóa đơn dầu nhập cảng mà thôi.
    Khí đốt hy vọng mới của Việt Nam cũng vậy, với một trữ lượng 100 tỷ mét khối (hy vọng rằng ta còn tìm được thêm), 1 % của trữ lượng trong vùng và 7 phần mười ngàn (7/10.000) trữ lượng thế giới, ta cũng chỉ có thể hy vọng bớt đi phần khí đốt phải mua vào mà thôi. Nếu cần một con số nói lên sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên của ta thì đó là con số 13. Hiện nay, năm 2000 chúng ta đứng hàng thứ 1 3 trên thế giới về dân số với 78 triệu người, nếu không kiểm soát được đà gia tăng thì đến đầu thế kỷ 21 chúng ta sẽ qua mặt Đức (80 triệu dân) để lên hàng thứ 12, nhưng ta không đứng trong số 13 nước đầu, mà cũng không đứng trong số 30 nước đầu, về một tài nguyên nào cả.
    Tài nguyên đã giới hạn như thế hiện nay chúng ta lại rất nghèo, rất lạc hậu, rất thua kém. Liệu chúng ta có một tương lai nào không? Và nếu muốn có thì phải làm thế nào? Hãy khoan trả lời những câu hỏi đó. Nhưng ngay tại đây ta có thể nói rằng ý thức được hoàn cảnh khó khăn của mình tự nó cũng đã là một hành trang quí báu, bởi vì nó cho ta một cách ứng xử đúng đắn, nó đem lại cho ta một thái độ lo lắng và thận trọng trong việc dựng nước, nó giúp ta ý thức được sự cần thiết của cố gắng.

    Trích: bàn về Sơn Hà Gấm vóc- Nguyễn Gia Kiểng
     
  7. Baubi'mom

    Baubi'mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/1/2017
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    nước ta rừng vàng, biển bạc cơ mà nên các bố cứ tha hồ mà vơ vét đi nhá
     

Chia sẻ trang này