Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là phụ nữ. Sau mỗi lần đòn roi hay mỗi đêm bị bạo hành về thể xác và tinh thần, họ mất dần niềm tin vào hôn nhân, cuộc sống. Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Việt Nam cho thấy trong 5 năm trở lại đây, số vụ bạo lực gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm. Số liệu báo cáo của các tổ chức phi chính phủ cũng cho thấy cứ 2-3 ngày lại có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình, mà nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em. Những câu chuyện phụ nữ phải chịu đựng cuộc sống bạo lực có lẽ còn nhiều. Những câu chuyện đó làm người nghe thấy thương tâm, đau buồn cho kiếp phụ nữ, nhưng cũng phần nào oán trách vì tại sao sống giữa cảnh bạo hành, ngược đãi như vậy lại không tìm cho mình lối thoát. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến chuyện vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt. Yêu thì cưới là lẽ đương nhiên, thậm chí có đầy cặp cũng cưới mà chẳng cần phải yêu. Nguyên nhân về tiền, nguyên nhân về sự bất hòa trong cách cư xử của cả hai, nguyên nhân về ngoại tình, nguyên nhân về sự suy đồi đạo đức của một trong hai người (hoặc cả hai)... khiến vợ chồng hục hoặc. Khi đối đầu, đương nhiên phụ nữ thua. “Yếu trâu còn hơn khỏe bò”, sức nào cho lại với mấy gã vũ phu với cái máu “cạn tình” ngùn ngụt bốc lên đỉnh đầu. Tất nhiên, trong câu chuyện bạo hành gia đình không phải lúc nào phụ nữ cũng đúng. Tôi từng chứng kiến rất nhiều người phụ nữ hỗn láo, sống không biết rất dễ khiến đàn ông nổi cáu. Một trong những thói xấu của phụ nữ là hay chửi bới, xúc phạm chồng và gia đình nhà chồng, tỏ ý khinh bỉ hoặc ngang nhiên ngoại tình. Hầu hết trong các cuộc chiến thâm cung, vợ luôn là kẻ bại trận và “cao thượng” đến ngu dại. Tâm lí “xấu chàng hổ ai” khiến các cô các mẹ dù có bị đánh đến thâm tím mặt mày cũng không dám kể, không dám nói với ai vì xấu hổ. Cái sự xấu hổ đúng chất truyền thống, kiểu sợ thiên hạ nhìn ra cái không viên mãn, không tròn đầy, cái bất hạnh của mình, sợ thiên hạ chê cười “mụ kia vừa bị chồng đánh đấy...” đằng sau đó là cả một câu chuyện hư cấu Chính tâm lí đó khiến phụ nữ luôn ở thế bị động, chịu đựng đến cùng cực và phải lặng lẽ hỏi Google: “làm gì khi bị chồng đánh?”. 7,5 triệu kết quả không phải là con số chính xác, bởi có rất nhiều phụ nữ từ nông thôn đến thành thị không biết Google là gì mà hỏi, chỉ biết cắn răng chịu đựng rồi cắn cả lưỡi tự tử khi cùng quẫn, bế tắc trong cái nạn bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần ấy. Để thoát khỏi bạo lực gia đình, trước hết, chị em phải tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Chị em cần nói ra câu chuyện bạo lực với người thân, hàng xóm, cán bộ tại địa phương để được chia sẻ, tư vấn và hỗ trợ giải quyết; dặn hàng xóm một số dấu hiệu cho biết bạn đang bị bạo lực để họ sang can thiệp kịp thời. Ví dụ: Khi nào anh chị nghe thấy tiếng em kêu to “tôi có làm gì đâu” thì anh chị sang Biện pháp 2 là nhận diện bạo lực và tránh đi. Chị em cần quan sát và nhận biết một số dấu hiệu cho thấy bạo lực sắp xảy ra và tìm cách tránh đi chỗ khác. Ví dụ: Khi thấy anh ấy nghiến chặt hàm lại thì tôi biết anh ấy đang lên cơn tức giận và sắp đánh tôi. Tôi phải tìm cách ra khỏi nhà hoặc tránh mặt anh ấy ngay . Biện pháp 3 là tìm chỗ đứng an toàn. Chị em cần đứng gần cửa ra vào hay cửa ngách khi có tranh luận hay cãi cọ để dễ bề thoát hiểm. Không nên trốn vào những nơi chứa vật dụng có thể gây thương tích. Biện pháp 4 là chị em nghĩ trước những nơi có thể tạm lánh an toàn; gửi hàng xóm hoặc một người thân tin cậy các giấy tờ cá nhân quan trọng như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, một số quần áo tư trang và một ít tiền. Việc này giúp bạn có đủ giấy tờ và hành lý khi bạn muốn đi khỏi nhà và tạm lánh một thời gian. Biện pháp 5 là xử lý tình huống khẩn cấp. Phát tín hiệu “cấp cứu” để các con bạn hoặc hàng xóm biết bạn đang bị bạo lực và hỗ trợ bạn kịp thời; gọi ngay các số điện thoại hỗ trợ hoặc gọi 113 Biện pháp 6 là bạn phải biết kiềm chế cơn nóng giận vì kiềm chế sự nóng giận có thể giúp bạn nói chuyện tỉnh táo, mạch lạc hơn, và góp phần hạn chế nguy cơ bị bạo lực. Khi thấy mình sắp nóng giận, bạn nên đi ra chỗ khác; hít thở sâu; đếm từ 1 đến 20; uống một cốc nước lạnh...