Thông tin: Bảo nhau nhận biết Thực phẩm TQ - kẻ thù thâm hiểm của sức khỏe Việt

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi loan157, 22/6/2015.

  1. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Dear các mẹ,

    Rất lâu rồi em lại đọc được bài báo khiến em sôi sục. Bài báo vạch trần những loại thực phẩm vốn cực kỳ thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày, vậy mà người Trung Quốc vẫn nhẫn tâm làm giả bằng mọi loại nguyên liệu độc hại, không chừa một thủ đoạn kinh doanh nào để kiếm lời và đầu độc đồng loại.

    Em lập topic này lên, với mong muốn là kho cung cấp thông tin tổng hợp tương đối toàn diện, cập nhật nhất cảnh báo chị em về sự nguy hiểm của các loại thực phẩm xuất xứ từ TQ này. Đồng thời chia sẻ các cách bảo vệ bữa cơm gia đình trước sự tấn công của rau quả Trung Quốc.

    Các mẹ có nhiều thông tin giá trị, kinh nghiệm hay liên quan đến chủ đề này. Hãy cùng bảo nhau đi chợ tránh xa rau quả Trung Quốc trá hình nhé.
    P/s: Bài 1 sẽ được Post sau khi chủ top măm xong bữa trưa. :p

    Em tạo mục lục cho các mẹ dễ theo dõi nhé:
    Bài 1: Rùng mình với những thực phẩm "giết người" của Trung Quốc
    Bài 2: Củ quả nào của Trung Quốc?
    Bài 3: Còn những thực phẩm dưới đây nữa
    Bài 4: Cách phân biệt rau sạch, bẩn cực đơn giản
    Bài 4 '': Xử lý rau mua ngoài chợ thế nào đây???
    Bài 5: ĐỒ CHƠI, VẢI VÓC TRUNG QUỐC ĐỘC HẠI ĐẾN MỨC NÀO?
    Bài 6: Đồ dùng Trung Quốc nhiễm độc gây hoang mang người tiêu dùng
    Bài 7: Bảo vệ con trẻ tránh những món đồ chơi chứa độc, gây hại cho trẻ

    Bài 8: Mẹo vặt đi chợ chọn mua thực phẩm sạch
    Bài 9: Mẹo đi chợ chọn mua hải sản tươi ngon, an toàn
    Bài 10: Cách nhận biết thịt gia súc gia cầm tươi sạch
    Bài 11: Cách phân biệt hàng giả xuất xứ Trung Quốc

    Bài 12: Đồ chơi học chữ xuất xứ Trung Quốc dạy trẻ nói ngọng

    Bài 13: Cách phòng tránh ung thư khi mặc quần áo Trung Quốc
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi loan157
    Đang tải...


  2. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 1: Rùng mình với những thực phẩm "giết người" của Trung Quốc

    1. Gạo giả, gạo nhiễm độc: gạo giả được bán tràn lan trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây).
    [​IMG]


    Gạo giả được làm từ hỗn hợp gồm khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp resin. Loại nhựa resin này vô cùng độc hại với cơ thể con người. Được biết, ăn ba bát gạo nhựa tương đương với việc ăn cả một túi nilon vào bụng.


    2. Thịt, cá giả

    R[​IMG]


    Năm 2012, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện trên thị trường đang có bán tai lợn giả. Loại tai lợn này được làm từ gelatin và natri oleate. Natri oleate là loại hoá chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

    Tiếp đó, người ta lại phát hiện thịt bò giả được làm từ thịt lợn tẩm ướp "hương liệu thịt bò". Chỉ cần ướp thịt lợn với hoá chất này trong khoảng 1 giờ là tạo ra được loại thịt giống hệt thịt bò, mắt thường rất khó phân biệt. Người ta cũng sử dụng cách này để biến thịt lợn thành thịt cừu.

    [​IMG]


    Đầu năm 2013, một người dân ở thành phố Nam Kinh mua phải một loại cá ngân giả. Ông này cho biết con cá có độ dai hơn bình thường, dùng tay bóp không nát, phải kéo mạnh mới đứt, thậm chí ngửi không thấy mùi tanh của cá. Khi được hơ trên lửa, đuôi cá nhanh chóng bị teo lại trong khi thân cá hầu như không biến đổi.

    Được biết, những loại hoá chất và phụ gia dùng để làm giả thịt động vật đều chứa nhiều chất độc hại nguy hiểm đến sức khoẻ của con người.

    4. Sữa chứa chất gây ung thư

    Trong những năm qua, cơ quan chức năng Trung Quốc nhiều lần phát hiện các loại sữa nội địa chứa chất cấm.
    [​IMG]


    Cụ thể, năm 2008, sữa nhiễm melamine làm 6 trẻ em thiệt mạng và khoảng 300.000 em khác mắc bệnh. Melamine là chất thường được sử dụng để sản xuất nhựa tổng hợp, keo dán và phân bón hoá học. Melamine có thành phần khá giống protein nên người ta cho chất này vào sữa để tăng hàm lượng proteine trong sữa, qua đó giảm giá thành sản xuất.

    Năm 2012, một loại sữa bột cho trẻ sơ sinh bị phát hiện có hàm lượng thuỷ ngân cao bất thường. Thuỷ ngân trong sữa sẽ gây nguy hại đến thận, gan và não của người uống. Chỉ 0,1 gam thuỷ ngân có thể giết chết 1 đứa trẻ.

    [​IMG]


    Ngoài melamine và thuỷ ngân, độc tố aflatoxin cũng được phát hiện trong một nhãn sữa ở Trung Quốc. Đây là loại độc tố được sinh ra trong quá trình nấm mốc tấn công, có khả năng gây ra bệnh ung thư gan, thận và bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục chất gây ung thư hạng A.

    5. Trái cây chứa virus viêm gan A, hạt dưa, hạt hướng dương chứa chất làm teo não

    Khoảng 450.000 người Australia đứng trước nguy cơ bị nhiễm viêm gan siêu vi A sau khi ăn các sản phẩm trái cây đóng gói có xuất xứ từ Trung Quốc. Đã có 18 người được chẩn đoán mắc bệnh.
    [​IMG]


    Những gói trái cây từ Trung Quốc được cho là chứa virus gây bệnh. Tuy viêm gan A không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể trở nặng ở người lớn tuổi, người bệnh gan mãn tính và người có hệ miễn dịch kém.

    Nhôm và bột talc là những chất được phát hiện trong hạt dưa và hạt hướng dương ở Trung Quốc. Các nhà sản xuất cho hai chất này vào sản phẩm để bảo quản được lâu, giúp hạt giòn, bóng đẹp và thơm ngon.
    [​IMG]



    [​IMG]


    Được biết, lượng nhôm được hấp thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ khó đào thải ra ngoài, ảnh hưởng tới tế bào não, gây giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn là làm teo não, đãng trí, ung thư...

    6. Vỏ thuốc, thạch, trân châu làm từ da phế thải

    Cơ quan chức năng Trung Quốc đã phát hiện một số cơ sở sản xuất vỏ thuốc con nhộng và các loại thạch hoa quả, hạt trân châu từ da giày và da vụn.

    [​IMG]


    Được biết, người ta sẽ nấu chảy các loại da phế thải nói trên để thu được collagen công nghiệp. Đây là thành phần chính để chế biến vỏ thuốc con nhộng và các loại thạch hoa quả, hạt trân châu được trẻ em ưa thích.
    [​IMG]


    Những thành phẩm này chứa một hàm lượng crom vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ của con người. Đó là chưa kể đến các loại chất tẩy trắng công nghiệp và nhiều loại phụ gia khác được sử dụng trong quá trình chế biến.

    Trên đây chỉ là một vài trường hợp điển hình trong vấn nạn thực phẩm "bẩn" của Trung Quốc. Người tiêu dùng ở nước sở tại và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn đang từng ngày đối mặt với nguy cơ bệnh tật do tiêu thụ thực phẩm độc hại có xuất xứ từ quốc gia này.

    :confused::confused::confused:
     
  3. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 2: Củ quả nào của Trung Quốc?

    Hàng nông sản Trung Quốc nhập qua Việt Nam chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc theo đường tiểu ngạch, “đội lốt” nông sản địa phương đang “rất nhức nhối”.
    [​IMG]
    Súp lơ Đà Lạt phần bông to, chia thành từng cụm nhỏ. Ảnh: MAI VINH

    Khoai tây Trung Quốc đưa về Đà Lạt rồi rửa sạch, chà lớp đất như đất Đà Lạt và cung cấp ngược lại cho thị trường phía Bắc và TP.HCM.

    “Khoai tây chỉ là ví dụ điển hình, ngoài ra còn có cà rốt, khoai tây, súp lơ xanh… Vô tình chúng ta đang làm mất dần thương hiệu rau Đà Lạt.


    Những chỉ dẫn phân biệt

    Đối với khoai tây da hồng:


    Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, không đồng đều. Vỏ mỏng, dễ trầy xước, mắt của củ nhỏ và ít. Khi bổ ra, khoai tây Đà Lạt có màu nhạt

    Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, độ đồng đều cao. Vỏ dày, có chấm nhỏ li ti, mắt củ to. Màu vàng đậm hơn so với khoai Đà Lạt.

    Đối với khoai tây da vàng:

    Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục tròn, ít đồng đều. Da mỏng, dễ trầy xước, mắc của củ nhỏ và ít.

    Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục dài, độ đồng đều rất cao.

    [​IMG]
    Khoai Trung Quốc (bên trái) củ to hơn và hình dáng củ đồng đều, có sậm màu. Ảnh: MAI VINH


    Cà rốt Trung Quốc thường dài và bị ngắt cuống do bảo quản đông lạnh. Củ không có lông, không đuôi, màu đỏ tươi, đậm hơn so với cà rốt Đà Lạt và độ đồng đều cao.

    Trong khi đó, hành tây Trung Quốc có vỏ bóng hơn, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. Khi bổ củ hành ra thì hành tây Đà Lạt màu trắng, còn hành tây Trung Quốc hơi ngả xanh.

    [​IMG]
    Cà rốt Trung Quốc thường không còn phần cuống do bảo quản đông lạnh dài ngày cuống đã bị thối phải cắt bỏ. Ảnh: MAI VINH

    Cà rốt Đà Lạt có phần lõi củ to, đồng đều màu hồng nhạt ngả sang vàng. Còn cà rốtTrung Quốc lõi củ nhỏ hơn, thẫm màu ở phần cuống. Ảnh: MAI VINH

    Củ tỏi Đà Lạt nhỏ, vỏ ngoài nâu tím, rất khó bóc. Trong khi củ tỏi Trung Quốc rất to, màu trắng và rất dễ bóc. Khi tách ra, các tép của tỏi Đà Lạt chụm lại, còn tép tỏi Trung Quốc lại xòe ra. Tỏi Đà Lạt có vị the, mùi thơm, cay nồng. Tỏi Trung Quốc không thơm, hăng và the.


    [​IMG]
    Hình dạng bên ngoài của Tỏi Trung Quốc, tỏi Lý Sơn và Tỏi Đà Lạt


    Đối với hai sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt là cải bắp và súp lơ, cách phân biệt như sau:

    Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc và có mùi thơm đặc trưng. Bắp cải Trung Quốc thì nhỏ hơn, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, vị hăng và không có mùi thơm.

    [​IMG] Bắp cải Trung Quốc nhỏ hơn bắp cải Đà Lạt và có trọng lương thấp. Ảnh: MAI VINH

    [​IMG] Bắp cải Trung Quốc khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo. Ảnh: MAI VINH

    Súp lơ xanh Đà Lạt có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Súp lơ xanh Trung Quốc búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm, không có mùi thơm.


    Nhìn từ bên ngoài súp lơ Đà Lạt có thân và phần bông to vượt trội so với súp lơ Trung Quốc. Phần bông súp lơ Đà Lạt không đồng đều. Ảnh: MAI VINH

    [​IMG]


    Dâu Đà Lạt quả vừa phải, ít đồng đều. Quả mềm, không nhẵn mịn. Màu đỏ không đều, trên chín và dưới hơi trắng. Mùi vị đặc trưng, chua thanh. Dâu tây Đà Lạt bảo quản được 2 ngày trong nhiệt độ thường.

    Dâu Trung Quốc quả to, có độ đồng đều cao, mềm, quả cứng, nhẵn mịn. Chín đều, màu đỏ sậm cả quả. Không có mùi thơm. Dâu tây Trung Quốc bảo quản được 7 - 10 ngày trong nhiệt độ thường.


    [​IMG]
    Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc

    Do đó, phải rửa rau củ quả nhiều lần với nước và ngâm các loại thực phẩm này ngập trong nước khoảng 15-20 phút để thuốc trừ sâu tan vào trong nước các chị nhé.
    Đồng thời, loại nào có thể gọt vỏ được thì nên gọt vỏ đi và lưu ý là chỉ nên gọt vỏ trước khi ăn hoặc nấu. Khi nấu cũng nên mở nắp nồi để khi nước sôi, thuốc trừ sâu còn sót lại có điều kiện bay ra ngoài.

    Mẹ Chít (tổng hợp)
     
  4. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    hữu ích đấy chủ thớt up nữa đi.
     
    loan157 thích bài này.
  5. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Hi, cảm ơn mn đã khích lệ. Em up tiếp luôn nhé.
     
  6. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 3: Còn những thực phẩm dưới đây nữa
    Giá đỗ độc


    [​IMG]

    [​IMG]

    Giá đỗ thường có tuổi thọ ngắn, để ngăn chặn giá đỗ bị úa hỏng nhanh chóng, một số công ty vô đạo đức ở Trung Quốc đã cho chất tẩy rửa vào giá đỗ để đảm bảo độ trắng của giá. Thậm chí, một sốt nơi khác còn sử dụng hormone tăng trưởng để thúc đẩu sự nảy mầm. Tiêu thụ loại giá đỗ này một thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư cùng sự ra đời của nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, ngoài giá đỗ, các loại hoa quả khác cũng được phát hiện là bị tiêm thêm các loại thuốc cấm.

    Bánh bao nhân độc, bánh bao nhân…giấy

    [​IMG]

    Một công ty thực phẩm ở Thượng Hải đã bị phát hiện sử dụng bánh bao quá hạn làm nguyên liệu sản xuất bánh bao mới. Bên cạnh đó, một tờ báo Trung Quốc đã cho biết có một gian hàng trên đường phố Bắc Kinh đã trộn các vật liệu từ hộp các tông vào nhân thịt làm bánh bao hấp. Hộp các tông được cho là đã được ngâm trong NaOH, để ráo nước, cắt nhỏ rồi trộn vào thịt. Có rất nhiều khách hàng đã phản ánh mùi khó chịu đến từ chiếc bánh của mình.

    Nước tương làm từ tóc

    Nhằm tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất đã thu mua tóc vụn từ các tiệm làm tóc với giá rẻ sau đó làm thành dung dịch axit amin cho vào trong nước tương. Những loại tóc được thu mua từ nhiều nguồn này ngoài việc có thể chứa hóa chất trong thuốc nhuộm thì những chất trong dung dịch sau khi trộn còn rất có hại cho sức khỏe thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vậy là các bạn đã có thể phát hiện ra ở Trung Quốc khái niệm tái chế, bảo vệ môi trường quả thật là khác thường đến kì lạ.

    Thịt vịt ngâm nước tiểu cừu

    [​IMG]

    Các nhà kinh doanh tại Thanh Đảo bị phát hiện đã ướp thịt vịt với nước tiểu dê hoặc cừu để cho thịt vịt có mùi và hương vị của thịt cừu. Thịt vịt loại này sau đó được bán như thịt cừu cho khách hàng. Thực ra thịt chuột, thịt mèo đeo đi ngâm nước tiểu cừu để làm giả thịt cừu cũng đã từng được nhắc tới trước đây.

    Bò ăn rác

    [​IMG]

    Nếu như bò các nước phương Tây có thể được nghe nhạc Mozza để lớn thì bò ở Trung Quốc ăn… rác để lớn. Theo thông tin từ China Hush, có rất nhiều gia súc được chăn thả ở bãi rác ở Trường Sao, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Chúng được nuôi bằng cách ăn rác thải đến khi đủ lớn sẽ đem đi giết mổ. Vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí thủy ngân và các chất hóa học độc hại khá gia súc thường xuyên tiếp xúc và hấp thụ có thể dễ dàng lây lan qua con người khi giết mổ hay ăn thịt chúng.

    Trứng gà giả

    Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.

    [​IMG]

    Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.

    Rượu giả

    [​IMG]

    Rượu giả tràn lan ở Trung Quốc đại lục đã không còn là tin mới. Rượu giả có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.

    Đậu phụ thối ngâm nước…phân

    Món đậu phụ này không chỉ ngửi thấy thối mà ăn cũng thấy thối! Chính bởi chúng đã được ngâm qua...phân. Những nhà sản xuất đã lọc lấy nước phân rồi đem ngâm đậu phụ vào đó.

    [​IMG]

    Ngoài ra, gần 100 nhà sản xuất "đậu phụ thối" tại tỉnh Quảng Đông đã từng bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình. Liệu sau thông tin này bạn có còn yêu thích món đậu phụ thối?

    [​IMG]

    Dầu cống

    Dầu cống là loại dầu được chiết lại từ thức ăn bỏ đi hoặc thức ăn thừa. Business Insider đã từng đưa tin về việc công nghệ làm 'dầu mỡ siêu bẩn' bị phanh phui ở Trung Quốc. Theo đó, người ta đã đưa ra ánh sáng toàn bộ quy trình sản xuất dầu ăn từ nước thải cống rãnh ở Trung Quốc, một điều mà ngay trong tưởng tượng ít ai nghĩ tới.

    [​IMG]

    Những 'phù thủy' chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về. Lượng nguyên liệu được tập hợp thu gom về những xưởng sản xuất thủ công, thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh. Toàn bộ rác thải sẽ nấu trong những bể xi măng.

    [​IMG]

    Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết.Cuối cùng, dầu sau khi nấu lại, dù có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi. Có nhà phân tích còn từng cho biết loại dầu độc hại này chiếm khoảng 1/10 thị phần dầu cung cấp cho các nhà hàng tại Trung Quốc.
    Mẹ Chít (sưu tầm và đọc xong ...:confused::confused::confused:)
     
  7. Vistar

    Vistar Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/6/2015
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    hu hu! vậy hết dám ăn gì luôn rồi nè
     
  8. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Mn bình tĩnh, phải có cách bảo vệ sức khỏe tổ ấm của mình chứ.
    Tớ sẽ post thông tin ở các bài sau nhé.
     
  9. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 4: Cách phân biệt rau sạch, bẩn cực đơn giản

    Rau giá (giá đỗ xanh)

    Đây là loại thực phẩm được ưa chuộng và dùng trong nhiều món ăn khác nhau, nhất là vào mùa hè nóng nực, loại rau này có tính thanh nhiệt, cực tốt cho sức khoẻ.

    Tuy nhiên, giá đỗ cũng là loại rau được người trồng ngâm ủ hoá chất kích thích nảy mầm rất khó tránh khỏi.

    Khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường.

    Vì vậy, những cây giá đỗ sẽ có kích thước mập mạp hơn bình thường, cọng giá tròn lẳn, không có rễ hoặc rễ rất ngắn. Khi xào nấu lên, nước có màu đục trắng.

    Vì vậy, bà nội trợ thông thái khi chọn mua giá đỗ nên chọn những loại giá thân nhỏ, dàu, nhiều rễ và có lá mầm trắng. Đây là những loại giá được ủ nảy mầm tự nhiên không có háo chất, an toàn cho sức khoẻ.

    [​IMG]

    Bạn nên chọn những cọng giá dài, mỏng và có rễ dài, lá mầm là loại rau sạch được ngâm ủ tự nhiên
    Đậu các loại

    Những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.

    Khi chọn mua, bạn đừng ngại ngần lựa những quả đỗ có bề ngoài không đẹp, màu xanh tự nhiên để đảm bảo an toàn cho bữa ăn của gia đìn bạn nhé.

    Cà chua

    Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.

    Rau muống

    Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

    Rau muống ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng hơn nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn hơn hẳn. Nếu ngắt cuống sẽ có vệt nhựa loãng

    Rau cải

    Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

    Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
     
  10. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 4 : Xử lý rau mua ngoài chợ thế nào đây???

    Lỡ phải mua rau ngoài chợ rồi thì ta đành phải nhắm mắt để ăn, cố gắng hạn chế các chất độc hại bằng một số cách sau:

    Cách 1: Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

    Cách 2: Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần…sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%., sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

    Cách 3: Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

    Cách 4: Dùng nước muối 5% rửa rau.

    Cách 5: Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.
    [​IMG]
     
  11. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    Nguy hiểm quá :(
     
  12. medeptrai

    medeptrai Đồ khuyến mại giá rẻ

    Tham gia:
    21/3/2013
    Bài viết:
    1,385
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    153
    loan157 thích bài này.
  13. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
  14. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 5:
    ĐỒ CHƠI, VẢI VÓC TRUNG QUỐC ĐỘC HẠI ĐẾN MỨC NÀO?
    (E định chỉ bàn về thực phẩm TQ thôi nhưng lần đến đâu cũng thấy hàng độc hại nên quyết định phải mở rộng hơn nữa)

    Trong số các sản phẩm nhập từ Trung Quốc được cho là gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng thì vật dụng dành cho trẻ em và chất làm xốp vải được cảnh báo là nguy hại nhất.

    Báo Dân trí đăng bài phỏng vấn với TS Nguyễn Xuân Lãng (ảnh), Trưởng phòng phân tích và Môi trường, Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia - Viện hóa học công nghiệp.

    Không có chất chuẩn để đối chiếu

    Có ý kiến cho rằng, đồ chơi nhập từ Trung Quốc chủ yếu dùng nhựa PVC (hay còn gọi là nhựa tái chế) và chất hóa dẻo làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Xin ông cho biết mức độ ảnh hưởng đó như thế nào?

    Theo quyết định 867 của Bộ Y tế thì nhựa PVC không nằm trong danh mục cấm dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ chơi. Mà theo chúng tôi, trong nhựa PVC người ta thường cho thêm chất hóa dẻo, vì chất hóa dẻo làm tăng tính năng của nhựa. Đây cũng là chất dễ tan, gây hại cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như trong can nhựa, người ta khuyến cáo không nên đựng rượu vì rượu làm tan chất hóa dẻo.

    Với chất hóa dẻo được dùng trong nhựa PVC làm đồ chơi, khi trẻ em sử dụng liệu có gây hại tới sức khỏe?

    Để làm tan chất hóa dẻo trong nhựa cần phải có thời gian ngâm và đặc biệt là chất ngâm đó là gì. Đối với trẻ em, việc tác động vào nó chỉ là cầm trên tay hay thậm chí là ngậm vào mồm thì cũng không thể làm thẩm thấu từ trong ra nhiều chất hoá dẻo. Theo tôi, không phải chỉ có đồ chơi Trung Quốc mà ngay cả đồ chơi Việt Nam cũng có dùng chất liệu nhựa PVC.

    Đồ chơi Trung Quốc còn được hấp dẫn bởi màu sắc sáng, bắt mắt. Theo ông, chất màu trong nhựa này có phải là một chất độc?

    Chất màu hữu cơ hiện nay được phân ra 2 loại, chất màu thực phẩm và chất màu công nghiệp. Nhưng theo quyết định 867 của Bộ Y tế thì chỉ được sử dụng chất màu thực phẩm để sản xuất đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên khi chất màu đã được trộn vào trong đồ chơi như nhựa thì việc phân biệt được đây là chất màu gì là khá khó khăn, và không phải bất cứ phòng thí nghiệm nào cũng có thể kiểm tra được

    Thú nhồi bông có chứa vi rút gây bệnh

    Mới đây, ngày 28/5, trên trang China Daily điện tử cũng đã dẫn lời của cơ quan an toàn người tiêu dùng Trung Quốc đưa ra một thông tin gây sốc: "Có đến hơn 20% đồ chơi Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí một số đồ chơi do các nhà máy địa phương sản xuất còn tiềm ẩn khả năng gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng"

    Một cuộc điều tra toàn quốc đã cho kết quả: các chất thải công nghiệp gồm sợi thảm bẩn, giấy và vỏ gói mì ăn liền được tìm thấy trong đồ chơi do các nhà máy ở tỉnh Hà Bắc sản xuất! Đồ chơi nhồi bông thì chứa vi khuẩn, thậm chí vi rút gây bệnh, làm trẻ bị mẩn ngứa và mang bệnh nếu tiếp xúc lâu dài. Một số đồ chơi dễ bị rách và gây chấn thương.

    Đối với những đồ chơi bằng kim loại thì như thế nào, thưa ông?

    Nếu đồ chơi được làm bằng kim loại không tinh khiết thì cũng sẽ rất độc, ví dụ như kim loại có lẫn kim loại nặng như chì. Để đồ chơi không có chất độc hại liên quan rất nhiều đến việc kiểm soát thị trường, đồng thời phụ thuộc vào uy tín cũng như thương hiệu của những nhà nhà sản xuất lớn. Nhưng nhìn chung, việc xác định những chất độc hại khi đã thành thành phẩm là khá khó khăn đối với các phòng thí nghiệm thông thường.

    Ông có thể nói cụ thể hơn về việc này?

    Phân tích độc tố nhất là các độc tố hữu cơ đang là vấn đề khá mới ở Việt nam và chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và càng khó khăn hơn khi chúng ta không thể biết nhà sản xuất đã cho vào thành phẩm chất gì.

    Chẳng hạn như chất màu trong nhựa. Mình không thể biết được người ta cho loại chất màu gì trong hàng lọat các loại hiện có trên thị trường. Mà để tách được chất màu ra khỏi nhựa thì không đơn giản chút nào. Trước mắt, vấn đề này cần sự tự giác của các nhà sản xuất.

    Bên cạnh đồ chơi, trên thị trường Việt Nam còn xuất hiện những sản phẩm là vật dụng thiết yếu của trẻ nhỏ như bú bình, ti giả... nhập từ Trung Quốc, trong đó có những loại hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá thành rẻ. Liệu việc sử dụng những sản phẩm này có nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ?

    Theo tôi đây là vấn đề rất quan trọng cần phải có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Đối với những nhà sản xuất có uy tín, người ta thường sản xuất những vật dụng này bằng các nguyên liệu có chất lượng bảo đảm. Bởi sữa là một trong những dung môi hòa tan khá tốt, vậy nếu sản phẩm là cao su hay nhựa không tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

    Người dân không thể tự nhận biết được

    Đối với quần áo, vải vóc thì sao? Chúng ta vẫn nhìn thấy những quần áo bị thôi màu. Vậy khi màu bị thôi, nó có làm ảnh hưởng tới sức khỏe không, thưa ông?

    Có rất nhiều loại để làm màu trong vải may mặc và từ trước đến nay vẫn đang được sử dụng, trong đó có loại thôi và không thôi màu. Tuy nhiên chưa chắc các chất màu bị thôi là độc, ví dụ như các chất màu thiên nhiên.

    Tôi chỉ nghe nói đến formalin làm xốp vải có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Tôi được biết, ở nước ngoài, hóa chất này được kiểm soát rất chặt chẽ.

    Cách đây 5 năm, chúng tôi đã tham gia kiểm nghiệm, phân tích cho một công ty giày ở Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài, rồi sau đó bị trả về do đối tác tìm thấy formalin trong lớp vải lót giầy. Sau đó, công ty này đã nhờ chúng tôi kiểm nghiệm để sàng lọc ra những loại vải có chứa chất formalin với mục đích tránh không dùng chúng nữa.

    Người tiêu dùng có thể tự nhận biết được không?

    Chúng ta không thể nhận biết được foocmalin bằng mắt thường. Việc kiểm nghiệm cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước vì chi phí khá tốn kém.

    Xin cảm ơn ông!

    :confused::confused::confused::confused:Mẹ Chít (sưu tầm)


     
  15. thienbinh_83

    thienbinh_83

    Tham gia:
    3/5/2014
    Bài viết:
    18,522
    Đã được thích:
    4,100
    Điểm thành tích:
    2,113
    Đồ j của Trung Quốc cũng sợ mn nhỉ?
     
  16. ngophuongan

    ngophuongan ĐỒ SƠ SINH CHỈ TỪ 3K

    Tham gia:
    6/1/2013
    Bài viết:
    15,723
    Đã được thích:
    2,089
    Điểm thành tích:
    913
    gưng trung quoc ben trai, gưng viet nam ben phai
    [​IMG]
     
    loan157 thích bài này.
  17. bạch_dương_hn

    bạch_dương_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/2/2011
    Bài viết:
    1,249
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    Oánh dấu để ngâm dần dần. Cảm ơn chủ thớt đã chia sẻ ttin hữu ích!
     
  18. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Giờ em cũng mới biết đấy. :eek:
    Thế mà chính mình cũng cứ thích cái củ mọng nước dễ gọt ấy. Tức quá cơ.:mad:
     
  19. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 6:
    Đồ dùng Trung Quốc nhiễm độc gây hoang mang người tiêu dùng

    Những đồ dùng hàng ngày như chén đĩa, đồ chơi cho trẻ em, dép... có xuất xứ từ Trung Quốc mang những chất độc, lạ gây tổn thương tới sức khỏe người sử dụng.
    [​IMG]
    Hàng hóa nhiễm độc có xuất xứ từ Trung Quốc xuất hiện tràn lan trên thị trường Việt Nam khiến người tiêu dùng không khỏi rùng mình mỗi khi phát hiện ra những chất độc, lạ trong đồ dùng thường ngày.

    Áo ngực có chất lạ

    Trong quá trình kiểm tra các mặt hàng áo lót tại khu chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đào. Qua đó, phát hiện, thu giữ hàng trăm chiếc có chứa túi chất lỏng cùng hạt nhựa.

    [​IMG]

    Kiểm tra, phân tích cho thấy chất lạ có trong áo ngực Trung Quốc, ngoài chất nhựa Polystyrene, dung dịch dầu khoáng (mineral Oil), còn có chất polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH). Chất này không chỉ gây cảm giác ngứa, mà có khả năng gây ung thư, gây rối loạn nội tiết.

    [​IMG]

    Dung dịch dầu khoáng chứa độc chất PAH lấy từ áo ngực Trung Quốc phát quang xanh lè dưới đèn tử ngoại.

    Dù khẳng định, hạt nhựa trong áo ngực không ảnh hưởng đến sức khỏe, song các nhà khoa học lại đưa ra cảnh báo trong dung dịch lỏng có chứa dầu khoáng còn nhiều tạp chất, nếu không được kiểm soát có thể gây ung thư.

    Theo ông Vương Trí Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cơ quan này đã lấy 10 mẫu áo ngực nhãn hiệu Trung Quốc Yalichun và Mengnaeroi đưa đi kiểm nghiệm tại Viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an). Sau khi phân tích, Viện đã đưa ra kết luận: miếng dán trong áo ngực mang nhãn mác Mengnaeroi được xác định là silicon (polydimethylsiloxane). Miếng dính này dùng dán ngoài không độc với người, nhưng nếu lạm dụng thường xuyên trong thời gian dài, gây bí không thoát nước, có thể làm viêm lỗ chân lông, ngứa và viêm da.

    Còn trong các loại áo ngực có chứa dung dịch không màu, các hạt tròn màu trắng, trong suốt mang nhãn mác Trung Quốc đều là nhựa PS (Polystyrene Composit). Hạt nhựa PS trong các túi dung dịch trên các áo lót đều không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dung dịch không màu, không mùi, trong suốt trong các túi polyme dẻo trong các mẫu phân tích là dầu khoáng (mineral seal oil), có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người.

    Đĩa Trung Quốc chứa gói chất lạ

    [​IMG]

    Hai gói chất lạ phát hiện trong đĩa Trung Quốc

    Đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần.

    Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.

    Chính điều này khiến người dân hoang mang vì hàng ngày sử dụng đĩa, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người và việc xác định có sự nguy hại trong từng sản phẩm bát đũa chén, đĩa có xuất xứ từ Trung Quốc không hề dễ dàng.

    Người dân tẩy chaydép Trung Quốc gây lở loét, tê chân

    [​IMG]

    Hình ảnh dép có nguồn gốc Trung Quốc được cắt xẻ lan truyền cảnh báo gây lở loét và đau chân

    [​IMG]

    Cư dân mạng truyền tay về vụ việc

    Trước thông tin trên, nhiều nghi vấn đặt ra liệu những viên thuốc có trong dép nhựa Trung Quốc là gì, liệu có gây độc hại cho người dùng không? Đồng thời cũng có không ít người đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ.

    Tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), nơi tập trung giầy dép Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam, nguồn tin cho biết, người dân ở đây cũng đang khá xôn xao về thông tin trên. Người dân đã đồng loạt đem bỏ những đôi dép loại nhiều nghi vấn này dù khi cắt thử nhiều đôi dép có xuất xứ từ Trung Quốc không phát hiện được mẫu có chứa chất độc hại.

    Bởi đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những thông tin cảnh báo dép nhựa có nguồn gốc Trung Quốc có chứa chất độc hại. Được biết vào tháng 9/2008, cảnh sát Ý đã tịch thu 1,7 triệu đôi giày da do Trung Quốc sản xuất trong cuộc điều tra giày độc. Các kết quả xét nghiệm cho thấy những đôi giày này chứa chất độc có thể gây ung thư cho người sử dụng. Chỉ sau một thời gian dùng, các chất độc này sẽ ngấm vào cơ thể và sẽ làm cho chân người sử dụng bị lở loét, khi gặp môi trường nhất định.

    Bên cạnh đó, nguyên liệu chính để làm dép là nhựa hoặc cao su không phải loại nguyên chất mà từ một số sản phẩm khác tái chế ra như rác thải, ống tiêm, găng tay, bịch chứa hóa chất... từ bệnh viện. Càng khiến người dùng nghi ngại về những đôi dép gây lở loét chân.

    Cốc thủy tinh có hàm lượng chì vượt mức cho phép vài nghìn lần

    [​IMG]

    Cốc thủy tin in hình ảnh các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc.

    Thông tin về cốc nhiễm chì đã làm nhiều người hoang mang, và để xác minh rõ vấn đề Cục Quản lý chất lượng sản phẩm - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm cho biết, loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.

    Chẳng hạn, cốc thủy tinh Flower Beautiful vượt 2.083 lần, cốc Romantic Blue rose vượt 2.187 lần; cốc Beautiful the World Flower vượt 2.191 lần...

    Tuy nhiên, tại những chợ đầu mối lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố, bất chấp cảnh báo của cơ quan chức năng, đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.

    Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người sử dụng hàng hóa nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, nguồn gốc xuât xứ cùng như tiêu chuẩn quy định trên bao bì sản phẩm.

    Mẹ Chít (sưu tầm)
     
  20. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bài 7: Bảo vệ con trẻ tránh những món đồ chơi chứa độc, gây hại cho trẻ
    Các bậc cha mẹ cần tránh mua những loại đồ chơi có khả năng gây hại cho sức khỏe của trẻ, đảm bảo an toàn và niềm vui cho trẻ trong dịp lễ.

    Các loại bóng và hạt nở trong nước gây co giật

    [​IMG]
    Loại đồ chơi này có kích thước nhỏ, khi ngâm vào nước hay dung dịch có thể nở ra đến 400%. Loại đồ chơi này, nếu nuốt phải, sẽ nở to phình rộng bên trong cơ thể, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, khó chịu và mất nước, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

    Hạt nở có độc chứa chứa 1,4-butanediol, chất được chuyển hóa vào loại chất kích thích gamma-Hydroxybutyric acid (GHB, một chất gây mê được dùng làm chất kích thích để giải trí). Những trẻ em bị ảnh hưởng đã có các triệu chứng co giật - hiệu ứng phụ đôi khi gặp của việc dùng GHB quá liều.

    Khi ở dạng cứng, hạt nở sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu rơi vào mắt, gây viêm mạc, chưa kể những viên bi lấp lánh xinh xắn này làm trẻ dễ bỏ vào miệng nhai.

    Tại Việt Nam, học sinh ở Thanh Hóa đã bị ngộ độc hàng loạt do loại hạt này. 22 học sinh và 1 giáo viên của trường trung học cơ sở xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa phải nhập viện với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, một số ca buồn nôn. Nguyên nhân do cốc hạt nhựa nở ngâm nước phát tán mùi và chất nhựa khiến gây buồn nôn, chóng mặt cho người xung quanh.

    Đồ chơi trẻ em bán cân

    [​IMG]
    Loại đồ chơi này được đổ đống trên vỉa hè, không đóng túi, nhãn mác. Màu sắc của các món đồ không tươi sáng mà xỉn màu, xù xì và tương đối thủ công, dễ phân biệt so với các loại thông thường khác.

    Với các đặc điểm xỉn màu, giá thành siêu rẻ của loại đồ chơi này, các chuyên gia hóa sinh đều khẳng định nó được làm từ nhựa tái sinh. Theo các chuyên gia Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam, nhựa có nhiều loại, nếu là nhựa nguyên sinh thì độ an toàn cao, còn nhựa tái sinh thì rất nguy hiểm nếu tiếp xúc gần gũi với con người.

    Tuy nhiên, xét cho cùng, tất cả các loại nhựa dù nguyên sinh hay tái sinh khi tiếp xúc với nhiệt độ cao đều sản sinh ra chất độc hại. Trong quá trình gia công nhựa, người ta có thể đưa vào một số chất hóa dẻo, chất phụ gia. Đặc biệt, các sản phẩm có chứa chất hóa dẻo khi ở nhiệt độ cao sẽ thải ra chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe con người như tim mạch, tuần hoàn máu hay thậm chí có thể gây ra bệnh tâm thần, ung thư…

    Phân tích về vấn đề này, chuyên gia ngành nhựa Nguyễn Giang cho biết: ở Việt Nam không chủ động được nguyên liệu nên đa phần nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất hay sử dụng nhựa tái chế để tái chế loại để làm bao bì, hộp nhựa đựng thực phẩm, trong đó có đồ chơi siêu rẻ. Mà các cơ sở sản xuất tư nhân, do điều kiện cơ sở, công nghệ, máy móc chưa cao nên thường sơ chế một cách sơ sài, miễn sao ra được hạt nhựa để bán ra ngoài.

    Chuyên gia Nguyễn Giang cho biết, theo cảm quan, người tiêu dùng nên dùng loại đồ chơi bằng nhựa có màu sắc rõ ràng, sắc nét, trong; hoặc trên bề mặt nhựa trông sạch sẽ thì yên tâm hơn. Bởi khi đã độn nhựa tái chế vào thì không thể trong suốt được nữa, không nên sử dụng bao bì độn nhựa có màu.

    Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ huynh không nên ham rẻ mà mua đồ chơi không rõ nguồn gốc cho trẻ. Có thể ngay hiện tại, trẻ chưa có biểu hiện của bệnh, nhưng về lâu dài, những chất độc hại của đồ chơi không an toàn sẽ gây ảnh hưởng đến phế quản, khí quản, hệ tiêu hóa... Cần phải bỏ ngay những đồ chơi này, bởi không thể tẩy rửa bằng các dung dịch thì đồ chơi nguy hại thành an toàn được.

    Bóng bay có thể gây ung thư
    [​IMG]
    Nhiều bậc phụ huynh vô tư cho trẻ thổi bóng bay cao su mà ít ai biết rằng, sản phẩm này làm từ mủ cao su cùng các chất phụ gia dễ gây độc hại cho trẻ.

    Theo KS Vũ Tân Cảnh, Phòng Nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nguyên liệu chính làm bóng bay được làm bằng mủ chích từ cây cao su cùng các hóa chất: lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Trong đó, lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích lưu hóa mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính.

    Chất xúc tiến giúp mủ cao su khi nấu lên được nhanh khô. Chất quặng bột tan thường có màu trắng được dùng để phết lên bóng bay sau khi hoàn thành để bóng bay không bị dính, dễ tách ra khi thổi. Còn phẩm màu nhằm tăng các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom...

    Hầu hết các loại bóng bay hiện nay đều sử dụng công thức trên nên rất độc cho trẻ nhỏ khi thổi, ngậm hay cầm tay. Bởi các chất như lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu đều là hóa chất công nghiệp. Các chất này khi còn dư sẽ rất độc hại đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

    Hệ lụy nặng nhất các chất này để lại là gây ung thư cho trẻ. “Chất này dễ dàng dây ra khi trẻ ngậm, thổi. Điều này dễ nhận thấy như khi trẻ cầm, thổi sẽ có màu trên tay, miệng. Chất bột có mùi hôi, hắc...”, KS Vũ Tân Cảnh khuyến cáo.

    Tuýp keo thổi bóng - Gây ngộ độc cấp tính
    [​IMG]
    Đó là một ống dài dẹt hai đầu, trẻ em có thể thổi thành hình bong bóng trong suốt, đẹp mắt. Loại keo này có mùi rất hăng, độc hại như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.Các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ bắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn

    PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện hóa học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, cho biết: Các đồ chơi thổi bong bóng bằng dung dịch chủ yếu sử dụng các chất hoạt động bề mặt, sức căng bề mặt càng lớn quả bóng sẽ càng to, càng dai. Để làm tăng tính dai của những quả bóng này, nhà sản xuất có thể cho thêm một số chất, chủ yếu là glycerin, với tỷ lệ đậm đặc tùy độ dai mong muốn.

    Các chất dẫn xuất có thể được dùng như aceton, butanol, izoamyl ancol, butyloeetat... thường là các chất bay hơi, hàm lượng lớn xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ bắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn Theo PGS.TS Phạm Gia Điền, muốn tạo màu sắc cho các quả bóng này, nhà sản xuất nhất thiết phải thêm vào các chất tạo màu. Để hạ giá thành sản phẩm nhiều người cũng không ngại sử dụng các chất tạo màu công nghiệp rất độc hại đối với cơ thể.
    Mẹ Chít (sưu tầm)
     

Chia sẻ trang này