Toàn Quốc: Bật Mí Chi Tiết Công Việc Của Ngành Trade Marketing

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 21/1/2021.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    Ngành Trade Marketing hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác kinh doanh của các doanh nghiệp FMCG. Công việc Trade Marketing bao gồm những hoạt động, làm những công việc gì. Thắc mắc trên sẽ được Headhunter HRchannels chia sẻ ngay sau đây.

    I. Công việc của ngành Trade Marketing
    1. Tổ chức triển lãm thương mại
    Nhân sự ngành Trade Marketing sẽ thực hiện các sự kiện triển lãm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua đó cung cấp các sản phẩm của doanh nghiệp tới thị trường tiêu thụ và các khách hàng tiềm năng. Đây được xem là hình thức khá lý tưởng và thường xuyên để duy trì và thu hút khách hàng. Thông qua đó, thương hiệu doanh nghiệp cũng được phổ biến rộng rãi, các sản phẩm mới được đón nhận dễ dàng hơn.

    2. Thực hiện Trade Marketing thông qua trưng bày sản phẩm
    Công việc Trade Marketing được thực hiện thông qua việc trưng bày các sản phẩm tiêu dùng. Đó là các khu vực quầy hàng, quầy trưng bày,... với các sản phẩm mới được bày tạo các khu vực khách hàng dễ thấy. Chiến lược trade marketing đòi hỏi việc trưng bày các sản phẩm tại những vị trí dễ tiếp xúc với khách hàng, tăng cường tiếp thị và thu hút người mua.

    3. Tổ chức các chương trình khuyến mãi
    Các chương trình khuyến mãi, giảm giá được xem là vũ khí quan trọng nhất đánh trúng tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Hầu hết các khách hàng đều thích những sản phẩm khuyến mãi. Các chương trình ưu đãi tỏ rõ những ưu thế tuyệt vời trong việc kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm.

    Các chương trình khuyến mãi, giảm giá cần được nghiên cứu và lên kế hoạch kỹ lưỡng. Các nhân sự ngành Trade Marketing cần lựa chọn thời điểm cũng như các chương trình khuyến mãi phù hợp. Đó có thể là thời điểm khai trương, lễ tết, sinh nhật doanh nghiệp,... Tuy nhiên, cần tránh tình trạng lạm dụng khuyến mãi một cách thường xuyên. Điều này dễ khiến thương hiệu doanh nghiệp bị đánh giá thấp trên thị trường.

    4. Xây dựng các mối quan hệ
    Công việc Trade Marketing là xây dựng các mối quan hệ win-win, các bên cùng có lợi. Trong đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp- nhà phân phối được hết sức chú trọng. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà phân phối. Các nhân sự ngành Trade Marketing cần xây dựng mối quan hệ với các đại lý phân phối, kích thích họ bán các sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp.

    Hiện nay nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược kích thích các đại lý phân phối thông qua việc tăng cường phần trăm hoa hồng cho các đại lý. Bên cạnh đó, các chính sách như hỗ trợ vận chuyển, giảm giá hàng hóa hay hỗ trợ đào tạo nhân sự cấp cao,...để xây dựng chiến lược đôi bên cùng có lợi… Một doanh nghiệp có chiến lược Trade Marketing hiệu quả sẽ xây dựng được những mối quan hệ vững chắc, tốt đẹp với các đơn vị phân phối.

    [​IMG]

    5. Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng
    Khi các doanh nghiệp và đơn vị phân phối càng thấu hiểu khách hàng và người tiêu dùng thì càng có cơ hội bán sản phẩm và dịch vụ cao bất nhiêu. Công tác nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, thói quen, cách mua hàng,... cần được nhân sự ngành Trade Marketing tiến hành thường xuyên. Bộ phận Trade Marketing cần là những người đi đầu trong việc cập nhật các xu hướng tiêu dùng của khách hàng, phát triển đội ngũ nhân sự nắm chắc thị hiếu của người tiêu dùng.

    6. Xây dựng thương hiệu
    Thương hiệu doanh nghiệp chính là yếu tố tiên quyết để khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm. Cùng dòng sản phẩm như nhau, các sản phẩm đắt tiền hơn có thể sẽ được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Điều này xuất phát từ chính thương hiệu doanh nghiệp.

    Thương hiệu tuy không mang lại giá trị kinh tế nhanh chóng nhưng chúng có tác động rất lớn tới hành vi tiêu dùng của khách hàng. Chiến lược trade marketing cần đánh vào xu hướng mua hàng hiện nay là lựa chọn những đơn vị chất lượng, đảm bảo uy tín hoặc thậm chí lựa chọn sản phẩm bởi thương hiệu này lâu đời hơn các thương hiệu khác.

    Do đó, Công việc Trade Marketing là cần chú trọng xay dựng thương hiệu doanh nghiệp. Khi đã xây dựng được thương hiệu vững mạnh thì các đối tác tiềm năng và khách hàng sẽ nhanh chóng tìm tới doanh nghiệp.

    II. Những tố chất cần có của Trade Marketers
    1. Khả năng dự báo, xây dựng chiến lược dài hạn
    Các Trade Marketers cần là những người có khả năng nghiên cứu thị trường và dự báo xu hướng. Thị trường tiêu dùng có nhiều thay đổi dẫn tới xu hướng khách hàng có thị hiểu thay đổi. Do đó, công việc Trade Marketing cần nắm bắt các cơ hội kinh doanh, xây dựng chiến lược dài hạn mang tính khả thi.

    2. Phối hợp và dẫn dắt
    Công việc Trade Marketing không thể thực hiện độc lập nà cần phối hợp với các nhóm Marketing và Sale để tác động tới các hoạt động bán hành, thu hút khách hàng tại điểm bán. Sự phối hợp giữa các đội nhóm này sẽ mang tới sự thành công nhất định cho hoạt động kinh doanh.

    [​IMG]

    3. Sự nhạy cảm về kinh doanh
    Các Trade Marketer đòi hỏi phải có đầu óc thực tế trong kinh doanh cũng như nhạy cảm trước những biến động của thị trường. Hiện nay, các chiến lược trade marketing đều hướng tới đạt được các doanh số kinh doanh nhất định. Do đó, sự nhạy cảm trước các xu hướng kinh doanh là điều không thể thiếu.

    Công việc ngành Trade Marketing tương đối thú vị với những nhân sự yêu thích sự mạo hiểm và có tầm nhìn. Đây cũng là ngành có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai, mang tới cho doanh nghiệp những khoản lợi nhuận khổng lồ.

    Nguồn ảnh: Internet
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này