Kinh nghiệm: Bé khó ngủ, mất ngủ có phải do thiếu dinh dưỡng?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi seonguyenan, 20/11/2014.

  1. seonguyenan

    seonguyenan Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Bé khó ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ có rất nhiều nguyên nhân như: Thiếu hụt vitamin D và canxi (hay gặp ở trẻ còn bú), thiếu các vi chất (kẽm, magie), trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên (viêm VA mũi mạn tính) làm trẻ ngạt mũi...
    [​IMG]
    Trẻ ngủ ngon mới mau lớn cả về cân nặng lẫn chiều cao, vì hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất vào lúc bé đã ngủ say, khoảng 2h-3h sáng. Bé ngủ không ngon có thể do thiếu vitamin D vì bé không được phơi nắng đều đặn mỗi ngày (15-30 phút lúc nắng ấm), thiếu canxi, thiếu magie hay quá đói, quá no, sinh hoạt không phù hợp (không gian ồn ào, gia đình ngủ muộn, xem phim kích động, đùa giỡn quá mức trước khi ngủ…). Tùy theo nguyên nhân mà cha mẹ cần có hướng can thiệp cho đúng.
    Uống cốm bổ có thể cải thiện được phần nào tình trạng khó ngủ vì chúng cung cấp một ít vitamin, khoáng chất, canxi… nhưng không giải quyết triệt để nguyên nhân nên không có hiệu quả lâu dài. Bạn nên cho cháu đến khám chuyên khoa nhi và dinh dưỡng tại bệnh viện tỉnh để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị cho bé sớm.
    Trước mắt bạn nên cho bé tập thể dục, hạn chế ăn đồ ngọt và chất béo. Bạn không nên cho bé ăn đêm (đặc biệt là trước khi đi ngủ). Bạn cũng nên hạn chế cho bé ngủ ngày. Nên tạo cảm giác ấm cúng và an toàn cho bé vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    Trẻ mất ngủ ban đêm có thể khắc phục bằng ngũ cốc
    Dinh dưỡng: Ngũ cốc và các loại hạt giàu Vitamin nhóm B, chất tryptophan, chúng giúp cơ thể cân bằng, giải tỏa bất an, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
    Súp bông cải xanh
    Nguyên liệu: 100g bông cải xanh, 1 chén nước dùng, 1/2 thìa súp kem bép, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê tỏi xay, 1/2 thìa cà phê bơ.
    Cách chế biến: Rửa sạch bông cải xanh, cắt miếng nhỏ. Cho vào luộc chín trong nước dùng rồi cho vào máy xay nhuyễn. Đun nóng bơ, phi thơm tỏi, cho súp trở vào nồi nấu sôi. Nêm hạt nêm cho vừa ăn. Cuối cùng thêm kem béo vào khuấy đều là được.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi seonguyenan
    Đang tải...


  2. seonguyenan

    seonguyenan Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh đi tiểu liên tục ở trẻ em

    Một nghiên cứu chỉ ra 22% bố mẹ có con đi tiểu nhiều nghĩ do bé lười biếng. Thực tế đi tiểu nhiều không liên quan gì với sự căng thẳng, thiếu tự tin.

    Đi tiểu liên tục là rắc rối phổ biến ở trẻ em. Không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và có thể dẫn tới sự căng thẳng cao độ trong gia đình.

    Tác động tâm lý tiêu cực nhất của đi tiểu nhiều là làm xói mòn lòng tự tin ở trẻ. Khi mắc chứng bệnh này, đa số trẻ nghĩ mình có điều gì đó không ổn. Nhiều bé tin đó là sự trừng phạt cho những suy nghĩ hay việc làm sai lầm của bản thân. Tương tự như vậy, nhiều phụ huynh cũng tự trách mình không giỏi làm cha mẹ.
    Cảm giác tội lỗi càng bị đẩy cao nếu bạn bè hay người thân cho rằng sự bất ổn về tâm lý là nguyên nhân khiến bé đái dầm. Sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể khiến cha mẹ nổi nóng, thậm chí còn trừng phạt khi con đi tiểu nhiều. Hiểu thấu đáo nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cha mẹ tìm ra những biện pháp điều trị hiệu quả.
    Đi tiểu nhiều là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ. Nói chung đái dầm ở trẻ dưới 5 tuổi không phải điều đáng lo ngại vì lúc này trẻ vẫn đang hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
    Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khoảng 9% trẻ em trong cộng đồng mắc chứng đái dầm. Khi lên 5 tuổi, khoảng 20% trẻ em mắc chứng này, tỷ lệ giảm xuống còn 1% ở tuổi 16. Đái dầm tự khỏi cùng với thời gian, mỗi năm khoảng 15% trẻ thoát khỏi tình trạng này mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị, một số trẻ sẽ đái dầm suốt đời.
    Phần lớn trẻ em giữ được khô ráo về đêm khi 3-5 tuổi. Trẻ đạt được điều này nhờ hai cách: Thứ nhất, bàng quang gửi tín hiệu tới não nói rằng túi đã đầy, não sẽ gửi tín hiệu ngược lại, ra lệnh cho bàng quang giãn ra để có thể chứa thêm nước tiểu. Thứ hai nếu bàng quang không thể giữ toàn bộ nước tiểu cho tới sáng, nó sẽ tiếp tục gửi tín hiệu tới não cho tới khi trẻ thức dậy và đi vệ sinh. Đái dầm xuất hiện nếu trẻ chậm phát triển một trong hai kỹ năng nói trên.
    Đái dầm được chia làm hai loại: tiên phát và thứ phát. Đái dầm tiên phát là khi trẻ chưa bao giờ có khả năng giữ khô liên tục trong 6 tháng, đây là dạng đái dầm phổ biến nhất. Đái dầm thứ phát là khi trẻ từng hoàn toàn khô ráo về đêm trong 6 tháng nhưng sau đó lại đái dầm.
    Ở dạng thứ phát, điều mấu chốt là tìm kiếm những thay đổi mới xảy ra: căng thẳng tâm lý mới xuất hiện (cha mẹ ly dị, chuyển nhà, người thân qua đời...), thay đổi thể chất (bệnh nhiễm trùng tiết niệu hay tiểu đường), thay đổi tình huống (thay đổi chế độ ăn uống hay thói quen đi ngủ). Rõ ràng là có gì đó khác thường. Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là tìm ra bất kỳ thay đổi nào trong cuộc đời của trẻ.
     
  3. seonguyenan

    seonguyenan Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Nhóm nguyên nhân gây đái dầm, đi tiểu liên tục ở trẻ

    1. Di truyền
    Trẻ đi tiểu liên tục, đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ đái dầm của con cái sẽ là 77%. Tỷ lệ này giảm còn 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm.
    [​IMG]
    2. Giảm dung tích chức năng bàng quang
    Ở nhóm trẻ này, thể tích bàng quang vẫn bình thường nhưng khả năng chứa nước tiểu lại thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ban ngày, trẻ phải đi tiểu thường xuyên hơn, đôi khi phải chạy vội vào nhà vệ sinh để tránh sự cố. Khả năng giữ nước tiểu qua đêm cũng thấp hơn.
    3. Tăng sản xuất nước tiểu về đêm
    Ban đêm não sản xuất một loại hoóc môn gọi là vasopressin, giúp làm giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận, cho phép chúng ta ngủ tới sáng mà không phải dậy đi tiểu. Sản xuất không đủ hoóc môn này có thể gây đái dầm.
    4. Không thể tỉnh giấc
    Một số trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.
    5. Táo bón
    Khi trực tràng bị đầy, phân có thể ép vào bàng quang, khiến cơ quan này "hiểu nhầm" và gửi tín hiệu thần kinh tới não như khi bàng quang bị đầy. Trực tràng đầy phân cũng làm giảm dung tích bàng quang hoặc khiến trẻ không thể làm rỗng tối đa cơ quan này.
    6. Các yếu tố tâm lý
    Trẻ có thể bị đái dầm thứ phát sau những căng thẳng đáng kể như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, cha mẹ ly dị hay bị lạm dụng tình dục. Đái dầm thường mất đi khi rắc rối tâm lý được xử lý. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng rắc rối tâm lý không gây đái dầm tiên phát.
    7. Lạm dụng tình dục
    Lạm dụng tình dục có thể là một yếu tố gây đái dầm ở trẻ trước đó không gặp khó khăn trong vấn đề này. Cần nghĩ tới lạm dụng tình dục nếu thấy trẻ có các biểu hiện: nhiễm trùng tiết niệu mạn tĩnh, ra nhiều chất tiết vì bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, ngứa hoặc đau ở bộ phận sinh dục.
    8. Các tình trạng bệnh lý
    Đái dầm, đi tiểu liên tục có thể xuất hiện ở một số bệnh lý như bệnh thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường và một số bệnh lý thần kinh. Nguyên nhân này chỉ chiếm 3% trường hợp đái dầm.
    v
     
  4. Nhim_XuXi0301

    Nhim_XuXi0301 MiTu House

    Tham gia:
    21/8/2012
    Bài viết:
    3,343
    Đã được thích:
    810
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Nhóm nguyên nhân gây đái dầm, đi tiểu liên tục ở trẻ

    Trôm vía con nhà mình ngoài lần tâp bỏ bỉm tè dầm 2,3 hôm xong là từ đó đến giờ đang ngủ cũng bò dậy kêu me cho đi tè ^^
     
  5. ken2013

    ken2013 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/11/2013
    Bài viết:
    2,758
    Đã được thích:
    253
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nhóm nguyên nhân gây đái dầm, đi tiểu liên tục ở trẻ

    ối không biết bé mấy tuổi thì biết kêu đi tè đêm nhỉ????
     
  6. Nhim_XuXi0301

    Nhim_XuXi0301 MiTu House

    Tham gia:
    21/8/2012
    Bài viết:
    3,343
    Đã được thích:
    810
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Nhóm nguyên nhân gây đái dầm, đi tiểu liên tục ở trẻ

    mình nghĩ là tùy tính từng bé thui chứ bé nhà mình hơn 2 tuổi rưỡi đã bít rùi ^^
     
  7. phamhue.ttqd

    phamhue.ttqd dịch vụ xe 4-7 giá rẻ-tốt

    Tham gia:
    6/8/2012
    Bài viết:
    4,810
    Đã được thích:
    738
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Nhóm nguyên nhân gây đái dầm, đi tiểu liên tục ở trẻ

    Mình nghĩ đái dầm ở trẻ nhỉ là chuyện nhất bình thường....nên ko có gì phải cáu với bé khi bé ko khiểm soát được việc tiểu tiện
     
  8. giangmy9x

    giangmy9x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/9/2014
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Nhóm nguyên nhân gây đái dầm, đi tiểu liên tục ở trẻ

    trẻ co mình thấy bé nào chẳng đái dầm chứ, con mình bé thì chưa nói làm gì, thằng cháu mình tiểu học rồi bà chị kể thỉnh thoảng vẫn đái dầm không giám nhắc với ai vì nói đến là đỏ mặt rồi giận mẹ tới mấy ngày. theo mình tật này thì đến cấp 2 thì gần như là khỏi hoàn toàn
     
  9. seonguyenan

    seonguyenan Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Những món ăn giúp chữa bệnh mất ngủ của trẻ

    Trẻ mất ngủ ban đêm khiến rất nhiều cha mẹ vất vả. Vì thế, mẹ có thể học một số món ăn dưới đây giúp trẻ ngủ ngon hơn.
    Trẻ mất ngủ đêm không chỉ khiến cha mẹ mất giấc ngủ, vất vả hơn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Vì vậy, mẹ hãy tăng cường những loại thực phẩm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ trong thực đơn hàng ngày cho bé.
    [​IMG]
    Dưới đây xin mách bạn một số món ăn giúp bé ngon giấc hơn:
    Sữa ngũ cốc
    Nguyên liệu: 1,5 lít sữa tươi, 1 thìa súp đậu phộng rang, 1 thìa súp hạt hạnh nhân, 1/2 thìa súp quả bồ đào, 1/2 thìa súp mè, 1 thìa súp hạt đậu nành, 1/2 thìa súp hạt pinenut, 150g đường cát, 1 ống vani.
    Cách chế biến: Cho tất cả các loại hạt vào máy xay, xay thành bột nhuyễn mịn. Đun nóng sữa tươi trong nồi nhỏ. Cho các bột xay vào nấu với sữa tươi. Khuấy đều tay để không bị cháy khét. Nấu trên lửa nhỏ khoảng 15 phút để sữa chín. Thêm vani và đường vào khuấy tan. Lọc lại sữa qua rây để sữa mịn màng rồi cho bé uống khi còn ấm.

    Trẻ khó ngủ ban đêm có thể khắc phục bằng ngũ cốc
    Dinh dưỡng: Ngũ cốc và các loại hạt giàu Vitamin nhóm B, chất tryptophan, chúng giúp cơ thể cân bằng, giải tỏa bất an, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
    Súp bông cải xanh
    Nguyên liệu: 100g bông cải xanh, 1 chén nước dùng, 1/2 thìa súp kem bép, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê tỏi xay, 1/2 thìa cà phê bơ.
    Cách chế biến: Rửa sạch bông cải xanh, cắt miếng nhỏ. Cho vào luộc chín trong nước dùng rồi cho vào máy xay nhuyễn. Đun nóng bơ, phi thơm tỏi, cho súp trở vào nồi nấu sôi. Nêm hạt nêm cho vừa ăn. Cuối cùng thêm kem béo vào khuấy đều là được.

    Dinh dưỡng: Bông cải xanh chứa nhiều magie, giúp thư giãn cơ bắp, tế bào não làm cho cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn.
    Ngoài ra, để giúp trẻ có một giấc ngủ tốt, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
    - Nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.
    - Hai giờ trước khi ngủ không nên cho bé ăn nhiều, nhất là những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc, cơ thể khó có thể thư giãn hoàn toàn để có một giấc ngủ ngon.
    - Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế tâm lý trước khi ngủ như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi như xem phim ảnh kinh dị. Trẻ có tiểu tiện trong khi ngủ ta cũng nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không la mắng trẻ.
    Lưu ý: Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ như trẻ khó ngủ liên tiếp vài đêm cần đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.
     
  10. seonguyenan

    seonguyenan Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Phương pháp chữa bệnh đi tiểu liên tục của bé

    Chọn phương pháp điều trị đi tiểu liên tục
    Điều trị hiệu quả chứng đi tiểu liên tục giúp cải thiện đáng kể sự tự tin của trẻ. Để đạt kết quả cao, có thể phải kết hợp cả điều trị hành vi và dùng thuốc. Đái dầm tiên phát và thứ phát được điều trị như nhau, trừ khi xác định được bệnh lý, là thủ phạm gây đái dầm thứ phát.
    [​IMG]
    Trước khi bàn về vấn đề điều trị đi tiểu liên tục, có hai điểm quan trọng cần bàn tới. Thứ nhất, cha mẹ cần thông suốt rằng đái dầm không phải hành vi cố ý. Thứ hai, phần lớn bác sĩ nhi khoa chỉ bàn luận vấn đề đái dầm khi trẻ 6 tuổi hoặc hơn. Trong điều trị, quan trọng nhất là xác định xem bé đã sẵn sàng hợp tác hay chưa, điều này đặc biệt quan trọng trong điều trị hành vi. Nếu bé chưa sẵn sàng hợp tác, việc điều trị cần được trì hoãn hay đơn giản hóa cho tới khi bé sẵn sàng.
    Các dấu hiệu nhận biết bé muốn thoát đi tiểu liên tục:
    Phần lớn trẻ em bắt đầu tỏ ra quan tâm tới vấn đề này lúc 6-7 tuổi. Có 5 dấu hiệu nhận biết con đã sẵn sàng hợp tác để thoát đái dầm:
    - Buổi sáng khi thức giấc, bé bắt đầu nhận ra đêm trước mình bị đái dầm và không thích điều này.
    - Bé nói không muốn mặc bỉm nữa.
    - Bé nói muốn thôi đái dầm ban đêm.
    - Bé hỏi xem trong nhà có ai bị đái dầm khi còn nhỏ hay không.
    - Bé không muốn phải mặc bỉm vì đái dầm.
    Cha mẹ có thể làm gì để con bớt căng thẳng:
    - Nhắc bé rằng đi tiểu liên tục chẳng phải lỗi của ai.
    - Nói với bé rằng rất nhiều bạn khác cũng có vấn đề tương tự.
    - Không phạt hay làm bé xấu hổ vì tội đái dầm.
    - Nhắc nhở các anh chị trong nhà không chế nhạo bé.
    - Kể cho bé nghe chuyện người lớn trong gia đình cũng từng đái dầm (nếu có).
    - Không làm ầm ĩ khi thấy bé đái dầm.
    - Khen ngợi khi bé giúp cha mẹ xử lý hậu quả của đi tiểu liên tục: giúp mẹ thay ga trải giường, mang đồ bẩn vào phòng giặt...
    - Khen ngợi nếu bé có tiến bộ: tỉnh dậy ban đêm để đi tiểu, tè dầm bãi nhỏ hơn, ngủ qua đêm mà không tè dầm...
     
  11. seonguyenan

    seonguyenan Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Các phương pháp điều trị bé đi tiểu liên tục

    Sau đây là các phương pháp điều trị chứng đi tiểu liên tục của trẻ
    1. Hạn chế đồ uống: Hạn chế lượng nước trẻ được uống sau bữa tối giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm sẽ giúp giảm bớt dần chứng đi tiểu liên tục. Tuy nhiên, cũng không nên tỏ ra quá nghiêm ngặt vì bé có thể hiểu nhầm là đang bị trừng phạt và sẽ tỏ thái độ thù địch. Cần chú ý cho bé uống đủ nước vào ban ngày.
    [​IMG]
    2. Đánh thức bé vào ban đêm: Đánh thức và đưa bé vào nhà vệ sinh vài giờ sau khi đi ngủ. Trong đa số trường hợp, bé sẽ nửa tỉnh nửa mê khi đi vệ sinh.
    Một số bác sĩ cho rằng phương pháp này khiến tình trạng đái dầm trở nên trầm trọng hơn, lý do là thay vì để bé học cách nhận biết bàng quang đã đầy khi đang ngủ, phương pháp này chỉ tập cho bàng quang tống nước tiểu ra ngoài vào khoảng thời gian nhất định mỗi đêm. Một số bác sĩ coi đây là biện pháp đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng trong khi chờ đợi bé tự thoát khỏi đái dầm.
    Cha mẹ cần chú ý khuyến khích bé chịu một phần trách nhiệm cho việc đái dầm như đi tiểu đều đặn trước khi đi ngủ, để áo quần bị ướt vào chậu giặt. Động viên và khen thưởng khi bé qua được một đêm khô ráo. Giúp bé lập lịch theo dõi sự tiến bộ và dán cho bé một tấm hình ngộ nghĩnh cho mỗi đêm không đái dầm. Tập luyện đúng cách có thể mang lại kết quả tích cực.
    3. Điều trị bàng quang: Khuyến khích bé tăng lượng nước uống vào ban ngày, nghĩ về cảm giác bàng quang đầy nước tiểu, đáp ứng ngay với tín hiệu đầu tiên từ bàng quang và đái kiệt mỗi lần tiểu tiện.
    4. Đồng hồ báo thức cho trẻ đái dầm: Thiết bị này giúp đánh thức bé khi bé đái dầm. Nó gồm 2 phần chính: bộ phận cảm nhận ẩm ướt được cài vào quần lót và chuông để đánh thức bé. Một số thiết bị có thêm khả năng rung, giúp đánh thức bé hiệu quả hơn.
    Khi trẻ đái dầm, nước tiểu sẽ kích hoạt bộ phận cảm biến, làm chuông kêu to, đánh thức bé dậy đi vệ sinh. Sau nhiều tuần nghe chuông, bé học được cách nhận biết các tín hiệu của bàng quang và tỉnh dậy trước khi đái dầm. Bé có thể khỏi đái dầm sau 3 tháng luyện tập.
    Nghiên cứu cho thấy đồng hồ báo thức mang lại hiệu quả cao nhất, lên tới 75%, và tỷ lệ tái phát thấp nhất so với các phương pháp điều trị chống đái dầm khác. Một nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi rất nhiều công sức của bé và gia đình. Cả nhà phải thức giấc thường xuyên vào ban đêm trong suốt thời gian dài, điều không phải ai cũng có thể chấp nhận.
    5. Liệu pháp tâm lý: Đây là lựa chọn cho trẻ đái dầm thứ phát do những thay đổi hay chấn thương tâm lý trong cuộc đời, hoặc cho trẻ quá mất tự tin vì tật đi tiểu liên tục.
     
  12. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Các phương pháp điều trị bé đi tiểu liên tục

    trước tiên cần đi khám xem có bệnh gì ko đã, nếu ko thì mới áp dụng pp nhé
     
  13. seonguyenan

    seonguyenan Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Vì sao trẻ mắc chứng khó ngủ?

    Rất nhiều nghiên cứu về chứng mất ngủ ở trẻ em và đã chỉ ra rằng, trẻ em sẽ có những vấn đề về hành vi và hành động nếu chúng không được ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Vậy vì sao trẻ khó ngủ?
    Do bố mẹ chăm lo quá mức
    [​IMG]
    Đi vào giấc ngủ là một cơ chế sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy. Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá mức sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như: hát ru, đu đưa, vỗ về. Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.

    Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ

    Cha mẹ thức khuya, có chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng là tấm gương xấu để trẻ bắt chước hoặc cha mẹ quá nuông chiều cho trẻ chơi khuya và chỉ ngủ khi đã quá mệt.

    Trẻ bị căng thẳng tâm lý

    Khi trẻ có những căng thẳng về tâm lý, trong giấc ngủ, trẻ có thể gặp ác mộng, mộng du hay những cơn khiếp sợ. Ác mộng là giấc mơ gây sợ hãi thường xảy ra trong thời gian nửa đêm đến sáng. Khi thức giấc, trẻ có thể kể cho cha mẹ nghe điều trẻ đã thấy trong giấc mơ. Trẻ có thể khóc và hoảng sợ, khó ngủ lại được.

    Trẻ đái dầm

    Đái dầm thường thấy trong 40% ở trẻ dưới 3 tuổi. Đái dầm có thể do bàng quang của trẻ chưa phát triển đủ để chứa lượng nước tiểu suốt đêm hoặc do trẻ chưa nhận biết khi nào bàng quang đầy và thức dậy đi tiểu. Cũng có thể do trẻ bị căng thẳng tâm lý vì thay đổi trong sinh hoạt gia đình, mẹ mới sinh em bé, cha mẹ chia tay, đổi chỗ ở. Những tình huống này có thể làm cho một trẻ đái dầm tái phát sau khi đã hết một thời gian.

    Do thiếu dấu hiệu

    Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích như: búp bê, mền… Làm thế nào để giúp trẻ có giấc ngủ tốt? Nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào. Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng, vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc.

    Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ. Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị...).

    Trường hợp trẻ có tiêu tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho ngủ lại, không la mắng. Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như: “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”... để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

    Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi. Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm), cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến bác sĩ.
     
  14. Mẹ Dale

    Mẹ Dale Guest

    Ðề: Các phương pháp điều trị bé đi tiểu liên tục

    tốt nhất nên tập dần cho con từ khi còn bé, tập thói quen si cho bé vào những giờ cố định thì bé sẽ có thói quen đi đúng giờ
     

Chia sẻ trang này