Thông tin: Bé Không Tăng Hoặc Chậm Tăng Cân – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi philipsavent, 11/4/2016.

  1. philipsavent

    philipsavent Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn con cái được chóng lớn, mạnh khỏe. Tuy nhiên, dù đã cố gắng chăm chút rất nhiều, bé nhà bạn vẫn không tăng hoặc chậm tăng cân? Vậy, vì sao bé lại không tăng hoặc chậm tăng cân? Làm thế nào để bé tăng cân? Hãy cùng Philips Avent tìm hiểu bố mẹ nhé!

    [​IMG]


    1. VÌ SAO BÉ KHÔNG TĂNG HOẶC CHẬM TĂNG CÂN

    - Bé sinh non, sức khỏe yếu và chậm tăng cân hơn những trẻ khác.

    - Bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai làm ảnh hưởng đến cân nặng khi bé chào đời và phát triển.

    - Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách, bé ăn nhiều thức ăn vặt, trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn. Ngoài ra, bé lười ăn và kém hấp thụ do thiếu chất kẽm, vitamin nhóm B, lysine…

    - Mẹ tắm cho bé ngay sau ăn, điều này làm chậm quá trình tiêu hóa, trao đổi chất chậm. Một số bé có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas

    - Khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài, bụng trẻ sản sinh ra khí ga làm đầy hơi. Lúc này bé không muốn ăn, dinh dưỡng hấp thu ít và sụt cân.

    - Bé bị nhiễm trùng mãn tính đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản....), đường tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, đại tràng...) hoặc rối loạn nội tiết hay rối loạn giấc ngủ. Lúc này, bé ăn uống đầy đủ những vẫn không tăng cân do bé bị rối loạn tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh thường xuyên.

    - Cơ thể bé sử dụng năng lượng cho các hoạt động cơ bản như tim đập, phổi thở...cao hơn người bình thường, cơ thể nóng hơn những người khác. Lúc này không có cách gì cải thiện trọng lượng cơ thể.

    - Bé không dung nạp đạm sữa khiến bé phải ăn kiêng làm sức khỏe bé không được phát triển toàn diện, khó hấp thu chất dinh dưỡng.

    - Be uống nước lọc trước bữa ăn (trong trường hợp bé đã hơn 6 tháng).

    - Bé bị nhiễm giun

    - Yếu tố di truyền, gia đình có vóc dáng gầy nhỏ thì trẻ cũng có thể bị như vậy

    - Bé sụt cân sau cai sữa.

    2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÉ TĂNG CÂN?

    Biện pháp 1: Áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cách

    - Đối với trẻ sơ sinh, cho bé bú đủ sữa mẹ mỗi ngày cả về lượng và chất.

    + Bé mới sinh có thể uống 30-90ml sữa sau 2-3 tiếng đồng hồ.
    + Bé 1-2 tháng tuổi, uống 90-120ml, chia khẩu phần thành 4,5 lần cho bé ăn.
    + Bé 2-6 tháng tuổi có thể tăng lên 120-180ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng.

    - Bố mẹ nên cho bé ăn dặm đúng tuổi (từ 4 tháng tuổi trở đi).

    - Khi bé được 1 tuổi, nguồn sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng, bé cần bổ sung thêm dinh dưỡng theo tiêu chuẩn hợp lý, mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm: bột, béo, đạm, rau.

    - Hạn chế ăn vặt, chỉ cho bé ăn vặt sau khi đã ăn bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung.

    Biện pháp 2: Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ

    Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu chất chất kẽm, vitamin nhóm B, lysine...để giúp bé ngon miệng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

    + Thực phẩm giàu kẽm: hải sản, thịt bò, rau lá xanh đậm, các loại hạt,
    + Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại đậu, gạo lứt, thịt gà, chuối,
    + Thực phẩm giàu lysine: lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa tươi, các loại đậu,
    + Thêm sữa chua vào món ăn vặt của trẻ.

    Biện pháp 3: Tăng bữa ăn hàng ngày

    - Cho bé ăn ngày từ 5-6 bữa, thay vì chỉ ăn 3 bữa

    - Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ

    Biện pháp 4: Sử dụng thực phẩm giúp bé tăng can

    - Sữa nguyên kem (chỉ sử dụng với trẻ trên 1 tuổi): chứa đầy đủ canxi, các chất dinh dưỡng, nhiều calo và chất béo. Mẹ cho uống 1 ly vào buổi sáng, tránh uống sữa trước khi đi ngủ.

    - Khoai lang nghiền, trộn sữa hoặc pho mát: khoai lang giàu đường và beta carotene

    - Khoai tây nghiền trộn pho mát hoặc nấu súp: khoai tây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời.

    - Trứng: chứa nhiều protein. Trẻ trên 8 tháng tuổi bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.

    - Ngũ cốc: giàu vitamin E, protein và chất béo. Các loại hạt nên ninh nhừ, nghiền nhuyễn để trẻ không bị hóc. Mẹ có thể trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng tuổi.

    - Thay dầu ăn thường bằng dầu dừa để tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch.

    Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động thể chất cho bé giúp bé đói và ăn nhiều hơn

    - Bé sơ sinh: cho bé nằm trên giường, cho chân tay bé hoạt động

    - Cho bé tập bò để lấy đồ vật

    - Cho bé đi bộ

    Biện pháp 6: Tham khảo ý kiến bác sĩ, bổ sung men vi sinh

    Nếu sau thời gian dài, bé vẫn không tăng cân thì bố mẹ nên cho bé khám bác sĩ để có giải pháp chính xác và kịp thời.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi philipsavent
    Đang tải...


Chia sẻ trang này