Anh Le Khanh oi! Be nha e rat hay khoc nhe (Ko biet co phai do anh huong cua me ko .Hoi nay be rat hay doix me, vi du nhu em di lam ve, be vua chaof vua lao vao em, om chat lay chan. Em om be, xoa dau, chao lai be va nhac:me dang rat ban va nhieu mo hoi lam, con de me thay quan ao da nhe. The la be khoc, gian, doi...noi: Con u choi voi me nua roi di xuong phongf ong ba. Den bua an be cung ko ngoi canhj em, di ngu be cung noi: con ko thich ngu voi me. Em hoi: Sao con gian me lau the, me co lam gi dau? thi be oa len khoc nuc no. Tai sao be lai nhu the ha anh? em rat thuong be vi hoan canh (nhu anh da biet) nhung cung khong vi the ma em chieu chuong be. Em thay con cang lon thi viec day do con cang kho khan vi doi khi minh co gang de con hieu con nhung cung ko the hieu noi khi co nhung dieu minh ko the ngo toi.Em phai lam the nao ha anh????? Co mot cau nhu the nay: "Moi dua tre khi sinh ra deu la mot thien taif. Nhung chung ta lai lam mai mot to chat bam sinh ay cua dua tre trong 6 nam dau" - R.M>Restak. Em vua thay dung, vua thay sai. Con anh hieu the nao ha anh Khanh?
Minh Hương mến Việc cháu gắn bó với mẹ trong hoàn cảnh này, cũng là điều bình thường thôi, vì vậy cũng không nên lo lắng lắm, Hương có thể điều chỉnh lại cách nói với cháu, hỏi thăm cháu về những gì cháu đã làm được ở nhà , và trong bữa ăn gợi ý hỏi cháu về những " kế hoạch " cho ngày mai - Nếu cháu có khóc lóc, nhõng nhẽo thì vửa tỏ thái độ quan tâm, vửa phớt tỉnh về việc khóc lóc, đừng hỏi han gì , đừng nói những câu đại loại như : tại sao con khóc, ai làm con khóc ... Coi chuyện khóc lóc là hết sức bình thường, không đáng quan tâm, không hỏi han gì mà đợi khi trẻ " khóc chán chê " rồi sẽ hỏi qua chuyện khác trẻ sẽ dần dần không áp dụng " chiêu" này nữa. Việc tạo cho cháu thêm các mối quan hệ là cần thiết, cho cháu tham gia các hoạt động ở nhà thiếu nhi - giao vài trách nhiệm ở nhà cho trẻ ... Mặc dù mẹ có thể đa cảm, nhưng đừng nên " mềm hóa " trẻ, vì dần dần sự bám mẹ sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ ngày càng nhiều . Trẻ con đều có những năng lực bẩm sinh, và cách giáo dục của cha mẹ, nhà trường có thể làm tăng trưởng hay thui chột những năng lực ấy. Vấn đề là phải hiểu rõ, con em mình có năng lực trong lĩnh vực nào ( Khoa học hay nghệ thuật ) Cá tính trẻ ra sao ( hướng nội hay hướng ngoại) để tìm cách phát triển cho đúng. Con không có năng khiếu hay sự ham thích về âm nhạc, hội họa hay văn chương mà cứ ép con phải học đàn, học vẽ và đòi hỏi con là 1 Trần Đăng Khoa thứ 2 thì cũng tệ hại không kém gì việc bỏ qua những năng lực của trẻ. Vì vậy hiểu con và hiểu mình ( hoàn cảnh và năng lực của cha mẹ ) là điều quan trọng nhất. Một vài gợi ý và suy nghĩ, hy vọng có thể giúp Minh Hương tìm ra cách ứng xử với cháu hợp lý.
Có khi bé cũng chưa hiểu vì sao bạn phải ... đi thay quần áo. Bé cảm thấy bạn không ôm ấp bé như bé muốn, thế là giận dỗi. Có khi bạn cũng nên thay đổi cách nói của mình, làm sao để bé tự nguyện chấp nhận. Con gái mình 2 tuổi, cũng tương tự như con của bạn, cũng vòi mẹ bế khi đi làm về. Mình ngồi xuống bảo "con ngửi xem người mẹ có hôi không ? người mẹ "ẹ" lắm, tóc mẹ lại xù xù nữa nè, ghê chưa. Con ôm mẹ sẽ bị dính đầy đất bẩn đấy, ghê lắm ...Con chờ 1 chút, mẹ vào rửa sạch đất bẩn cho hết hôi, rồi tha hồ bế con nhe .... !!" Vừa nói vừa diễn tả, vừa giả vờ đến gần bé, bé cảm thấy ngại và đồng ý để mình đi thay quần áo. Mình nghĩ làm cho bé hiểu đôi khi không phải chỉ nói theo cách của người lớn. Không biết có đúng như vậy không Anh Khanh ?
Thua anh Khanh va me Mami! Cung da rat nhieu lan em giai thich cho be that ky cang, be deu hieu ngay va rat vang loi. Nhung hinh nhu den giai doan nay tinh cach cua chau phat trien nhu vay thi phai (co phai the ko anh Khanh?) Doc nhung bai viet cua anh Khanh em da tich luy cho minh duoc mot so von kien thuc, kinh nghiem de co the hieu chau va dieu chinh ca hai me con. Chau rat hay noi, thang 9 nay di hoc roi, em lo neu chau cu hay noi nhu vay se mat trat tu trong lop, khong nghe duoc co giang bai. Lam the nao de han che tat noi nhieu cua chau? anh Khanh va cac me khac co cach nao giup em voi...
Mình nghĩ làm cho bé hiểu đôi khi không phải chỉ nói theo cách của người lớn. Không biết có đúng như vậy không Anh Khanh ? Cung da rat nhieu lan em giai thich cho be that ky cang, be deu hieu ngay va rat vang loi. Nhung hinh nhu den giai doan nay tinh cach cua chau phat trien nhu vay thi phai (co phai the ko anh Khanh?) Minh Hương ơi Đúng như Mami noí, làm cho trẻ hiểu không phải chỉ là noí theo cách người lớn - Hãy giải thích cho trẻ : Đơn giản, ngắn gọn - theo cách hiểu của trẻ - Không cần giải thích thật kỹ càng - vì trẻ thắc mắc, trẻ đòi hỏi... chỉ với một mục đích là tạo sự quan tâm - khi trẻ đã hiểu rằng mẹ đang quan tâm đến mình, là có thể không cần thắc mắc nữa - Hãy cứ thử giải thích thật đầy đủ nhưng với thái độ lơ là xem sao ! trẻ sẽ cứ hỏi mãi cho đến khi mẹ ôm trẻ , mi một cái rồi chỉ cái khác và nói : này, con xem này - trẻ sẽ thôi hỏi ngay, không cần hiểu nữa ! Lứa tuổi từ 2 -3 tuổi là lứa tuổi có rất nhiều mâu thuẫn : Vừa muốn tự chủ, làm theo ý mình, vừa thích bắt chước, kể cả bắt chước " cái sự sợ hãi " của người lớn " chuyển giao" một cách vô tình ( Qua việc doạ dẫm trẻ, qua việc tỏ ra lo lắng thái quá cho trẻ ... ) và vì thế, cũng rất khó mà xác định được thế nào là một phương cách giáo dục thích hợp cho từng trẻ. Điều này, cha mẹ đành phải " ngâm cứu " và áp dụng theo kiểu " thử - sai - sửa" Tuy nhiên, để đối phó với tính hờn dỗi, và sự sợ hãi - thì thái độ " tỉnh bơ" và quan tâm để hướng trẻ chú ý của trẻ sang chuyện khác có lẽ thích hợp nhất - Tuy nhiên, với một người mẹ " nhạy cảm " và luôn luôn lo lắng cho con thì cũng hơi khó vận dụng, vì sẽ có nhiều chuyện mẹ " sợ " hơn con ! Và khi trẻ đi học, thì tác động của đám đông, khả năng sư phạm của GV sẽ giúp cho trẻ tự " thích nghi" - Và nếu trẻ có lắm mồm , GV sẽ điều chỉnh thôi. Điều quan trọng là nên lưu ý đến những biến chuyển này, để có những tác động thích hợp theo chiều hướng tích cực .
Bạn đừng lo lắng quá ! :lol: :lol: Cô giáo có nhiều kinh nghiệm sẽ điều chỉnh được thái độ của con bạn. Trẻ khóc nhè, biếng ăn cô giáo còn tập được nữa mà. Nhưng mình nghĩ bạn không nên hạn chế bé như thế. Hãy để bé phát triển tự nhiên. Cô giáo sẽ giúp bé hiểu được các việc phải làm và những việc không nên làm khi đến lớp. Còn về nhà, bạn nên để bé được thoải mái. Mình nghĩ hay nói như bé của bạn là 1 điều tốt vì như thế là bé phát triển tốt về ngôn ngữ. Con mình thường cũng hát nghêu ngao và đôi khi "nói láp váp" cả ngày. Mình nghĩ chẳng sao cả.
Mami than men! Dung la lam luc minh cung muon han che con noi nhieu nhung nghi lai thuong be. Be nha minh noi nhung cau nghe "nguoi lon" va "trach nhiem lam". Vi nhu minh met ko muon an com, be dan ong ba phan com cho minh roi len phong noi voi minh:Me ko muon an thi cung co an mot bat, con va ong ba phan com cho me roi day.Me xuong an com cho nong.Me ko xuong con buon lam...Co hom be noi voi minh the nay: Hom nay o lop con ngui thay mui cua me (chac co giao dung loai dau goi dau giong minh) tu dung nuoc mat con no cu chay ra thoi...Co le minh se co gang de den khi be den lop roi ket hop cung co giao thoi. Minh rat thuong con, chung chi so day con khong co phuong phap se lam be phat trien sai lech... Mami co may chau roi????
Minh Hương ơi đừng lo lắng quá thế! mình thấy con trai nhiều bé cũng tình cảm lắm! con trai mình cũng thế, ngủ dậy là phải ôm mẹ một cái mới chịu được. Trước đây mình hay dậy sớm hơn , tranh thủ là quần áo, cu cậu tỉnh dậy nhìn thấy mẹ cứ đứng khóc, mình hỏi tại sao dứt khoát không nói, về sau mới hiểu lý do nên cứ thấy cu cậu dậy là phải bế lên thơm chút chít là nó tươi tỉnh ngay! ngay cả đến lớp mẫu giáo cũng thế, vui vẻ đi học lắm nhưng cứ đến cửa lớp là bắt mẹ phải bế vào xong rồi mẹ mới về được. Trước thì mình cũng lo vì sợ nó có bị nữ tính quá không nhưng cô giáo nó bảo bây giờ nó thế thôi chứ lớn lên khi đi học thì giới nào sẽ lại về với bản chất của giới ấy thôi. Mà theo mình thì các mẹ đứng nên tiết kiệm thể hiện tình cảm với con mình, kể cả con trai lẫn con gái. Có lúc mình đi làm về, mồ hôi rồi bụi bẩn nhưng ôm con một chút mình nghĩ cũng không sao đâu ( trừ khi là vừa vào bệnh viện hay đi đám tang thì dứt khoát phải tắm rửa sạch sẽ ) vì đúng là trẻ con nó chưa hiểu tại sao mẹ phải thay quần áo đâu, bé chỉ thấy mẹ đi làm cả ngày về đến nhà nhìn thấy bé lại dửng dưng không ôm bé luôn thì bé sẽ bị hụt hẫng vô cùng! đây là chỉ là một chút kinh nghiệm của bản thân mình , không biết có đúng không, mong các mẹ góp ý nhé!