Thông tin: Bệnh Da Nghề Nghiệp

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi inmed, 18/5/2020.

  1. inmed

    inmed Thành viên mới

    Tham gia:
    29/2/2020
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    1.ĐẠI CưƠNG

    -Bệnh da nghề nghiệp là những bệnh da do tác động hay tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường lao động. Có hàng nghìn chất hóa học, chất tiếp xúc độc hại khác nhau trong các nghề nghiệp khác nhau có thể tác động lên da theo nhiều cơ chế khác nhau.
    [​IMG]
    -Bệnh da nghề nghiệp tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, tác giả người Ý Bernardino Ramazzii (1633-1714) là người đầu tiên mô tả các bệnh da liên quan đến các nghề nghiệp khác nhau.

    2.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

    a)Các yếu gây hại trên da được phân chia như sau:

    – Cơ học: cọ sát, áp lực, rung động, rối loạn vật lý.

    -Hóa học: yếu tố và thành phần hóa học (thuộc cơ quan, ngoại cơ quan và protein).

    -Vật lý: nóng, lạnh, tia bức xạ (tia cực tím UV và tia ion hóa).

    -Sinh học: tác nhân gây bệnh như virút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

    b)Các chất hay gây viêm da tiếp xúc: – Xà phòng, chất tẩy rửa

    – Công việc tiếp xúc nước, ẩm – Trang bị bảo hộ cá nhân

    – Cao su – Nickel

    – Sản phẩm hóa dầu – Dung môi và cồn

    – Dầu cắt và chất làm nguội – Epoxy và nhựa thông

    – Aldehyd

    – Keo không chứa epoxy và sơn

    – Chất khác

    c)Phân loại lâm sàng bệnh da nghề nghiệp: – Viêm da tiếp xúc

    + Viêm da tiếp xúc kích ứng + Viêm da tiếp xúc dị ứng – Bỏng hóa chất

    – Mày đay tiếp xúc – Ung thư

    +Ung thư do ánh nắng hoặc UV

    +Ung thư do hóa chất

    -Bệnh nang lông + Trứng cá

    + Trứng cá do clo

    -Bệnh tổ chức liên kết tự miễn + Xơ cứng bì do silic

    + Giống xơ cứng bì do vinyl chlorid, chất dung môi

    -Rối loạn sắc tố

    +Giảm sắc tố

    +Tăng sắc tố

    -Phản ứng vật lạ

    -Nhiễm trùng

    +Virút

    +Vi khuẩn

    +Nấm

    3.CHẨN ĐOÁN

    a)Chẩn đoán xác định

    – Lâm sàng

    Để gây viêm da tiếp xúc, một hóa chất đầu tiên phải thâm nhập vào lớp sừng và sau đó tương tác trực tiếp với các tế bào sừng gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc với hệ thống miễn dịch của da để gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng.

    Viêm da tiếp xúc

    +Vị trí: vùng da tiếp xúc, vùng da hở.

    +Viêm da tiếp xúc dị ứng: xuất hiện muộn sau khi tiếp xúc và vị trí tổn thương ở xung quanh hoặc xa nơi tiếp xúc. Thương tổn là ban đỏ, sẩn, có thể có mụn nước, tăng sừng và dày sừng, loét hoặc sùi.

    +Viêm da tiếp xúc kích ứng: biểu hiện thường cấp tính, xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc. Thương tổn là ban đỏ, mụn nước/bọng nước, loét, cảm giác rát bỏng.

    +Bỏng hóa chất:

    . Triệu chứng ban đầu bao gồm rát bỏng, và đau nhức nhối.

    . Tiến triển tiếp theo ban đỏ, mụn nước, loét và sau đó.

    . Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh và liên kết chặt chẽ với các tiếp xúc, như một số hóa chất axít mạnh, kiềm mạnh, hóa chất hữu cơ và vô cơ, dung môi và một số loại khí.

    . Tuy nhiên, đối với các chất như phenol và axít HF yếu, triệu chứng có thể xuất hiện muộn và kéo dài.

    + Viêm da do sợi thủy tinh:

    .Sợi thủy tinh được chia thành các loại khác nhau tùy thuộc vào đường kính sợi và được sử dụng để bọc cách điện (nhiệt điện, âm thanh và điện), tăng cường khả năng lọc.

    . Lâm sàng: nhiều sẩn đỏ tập trung thành từng đám, viêm quanh móng, mắt bỏng rát, đau họng và ho.

    + Phản ứng độc ánh sáng:

    . Do tiếp xúc trong tự nhiên hoặc trong sản xuất các chất bị hoạt hóa bởi ánh sáng. Phổ biến nhất là tiếp xúc với psoralen nguồn gốc tự nhiên như từ một loại thực phẩm như là cần tây hoặc củ cải, hoặc cỏ dại hoặc từ nhựa than đá và các sản phẩm của nó.

    . Lâm sàng: cảm giác nóng rát hoặc đau nhức xuất hiện sau khi ít nhất là 15 phút tiếp xúc với ánh mặt trời, dát đỏ, mụn nước và bọng nước.

    .Tiến triển lành để lại đám da tăng sắc tố. + Cơ học:

    . Do tác động ma sát trên da gây nên.

    . Lâm sàng: chai chân, tay, dày sừng lichen hóa, dày sừng lòng bàn tay, phản ứng chàm sau chấn thương.

    -Cận lâm sàng

    +Thử nghiệm da: chất thử dùng làm thử nghiệm trên da ở dạng rắn, mỡ, chất lỏng hoặc ở thể hơi. Tùy thuộc vào tính chất và hoạt tính hóa học của từng chất mà chất thử được dùng dưới dạng nguyên chất hay pha loãng trong các chất dẫn với các nồng độ thích hợp. Các phương pháp sử dụng:

    . Thử nghiệm áp da

    . Thử nghiệm lẩy da

    . Thử nghiệm nhỏ giọt

    +Thử nghiệm trung hòa kiềm (phương pháp Burchardt): tính thời gian mất mầu (màu hồng) sau khi nhỏ dung dịch NaOH và phenolphtalein lên da vùng mặt trước cẳng tay, cánh tay phần da lành. Kết quả:

    . Tốt: dưới 5 phút.

    . Trung bình: từ 5 đến 7 phút.

    . Kém: hơn 7 phút.

    +Đo liều sinh vật: áp dụng cho bệnh nhân tiếp xúc với một số chất quang động học. Liều sinh vật là thời gian qui định được chiếu tia tử ngoại để thấy xuất hiện trên da một dát đỏ hồng.

    +Định lượng sinh hóa coproporphyrin niệu: áp dụng cho công nhân tiếp xúc

    với chì.

    +Các xét nghiệm khác: cấy nấm, vi khuẩn, sinh hóa, huyết học.

    Chẩn đoán xác định

    Chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp không khác chẩn đoán bệnh da thông thường. Đối với các trường hợp nghi ngờ, cần xác định các đặc điểm sau:

    -Xác định loại và vị trí các tổn thương: với tính chất vùng hở hoặc tiếp xúc biết rõ liên quan đến nghề nghiệp.

    -Thiết lập mối liên quan giữa bệnh da với nghề nghiệp và môi trường lao

    động.

    -Đánh giá các yếu tố cơ địa và các yếu tố khác góp phần gây tác hại.

    -Đặc điểm biểu hiện lâm sàng.

    -Xét nghiệm thử nghiệm da.

    b)Chẩn đoán phân biệt

    -Viêm da tiếp xúc do các nguyên nhân khác không liên quan đến nghề

    nghiệp.

    -Viêm da cơ địa

    -Nấm da

    -Vảy nến

    -Bệnh da do ánh sáng: nhiễm độc hoặc dị ứng do thuốc

    -Porphyrin da
    Mọi thông tin chi tiết liên hệ

    CTCP Thương mại & Đầu Tư Y tế Quốc tế
    Address : G3 0615 Vinhomes Greenbay Mễ Trì Nam Từ Liêm Hà Nội
    Mobile: 096 99 324 99
    Email: www.ganikderma@gmail.com
    website: inmed.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi inmed
    Đang tải...


Chia sẻ trang này