Kinh nghiệm: Bệnh loét dạ dày tá tràng làm thế nào?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Thơ Thanh, 18/3/2015.

  1. Thơ Thanh

    Thơ Thanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/3/2015
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh loét dạ dày tá tràng thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ở nam gấp ba lần so với nữ. Ở Nhật, tỷ lệ loét tá tràng giữa nam và nữ là 2/1 và với loét dạ dày là 3/1.

    1.Bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?

    Loét dạ dày tá tràng (LDDTT) là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là ở các nước phát triển. Đây là một sự phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng do acid chlorhydric và pepsin. Ở các nước nói tiếng Anh gọi là “peptic ulcer”. Tổn thương vượt qua lớp cơ niêm của niêm mạc dạ dày tá tràng – đây là đặc điểm để phân biệt với loét trợt (xảy ra trong loét cấp) khi tổn thương không vượt qua lớp cơ niêm.

    Trên thực tế, loét dạ dày và tá tràng ít phối hợp với nhau. Mặc dù hình thái tổn thương thì giống nhau, nhưng loét tá tràng thường gặp hơn và cơ chế bệnh sinh cũng có một số điểm khác biệt.

    [​IMG]


    2. Bệnh có thường gặp không?

    Tần suất bệnh tiến triển theo thời gian và thay đổi tùy theo nước, hoặc là theo khu vực. Hiện nay có khoảng 10 - 15% dân số trên thế giới bị bệnh LDDTT. Tỷ lệ này ở Anh và Úc là 5,2 - 9,9%, ở Mỹ là 5 - 10%. Nhìn chung trong nửa thế kỷ qua, tần suất loét tá tràng đã giảm, nhưng tỷ lệ loét dạ dày dường như vẫn ổn định. Tỷ lệ nhập viện do LDDTT vào khoảng 30/ 100000 dân.

    Bệnh loét dạ dày tá tràng thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ở nam gấp ba lần so với nữ. Ở Nhật, tỷ lệ loét tá tràng giữa nam và nữ là 2/1 và với loét dạ dày là 3/1. Tuy nhiên, trong những năm gần đây LDDTT có xu hướng cân bằng giữa nam và nữ.

    Ở Việt Nam cho tới nay tuy chưa có thống kê chung cho cả nước. Theo Phạm Khuê và cộng sự thống kê ở Miền Bắc năm 1979 tỷ lệ loét dạ dày tá tràng chiếm khoảng 5 - 7% dân số, tỷ lệ mắc loét dạ dày tá tràng trong quân đội là 5,3% và tỷ lệ loét dạ dày so với loét tá tràng là khoảng một phần tư.

    Thống kê qua nội soi dạ dày tá tràng của Tạ Long (1994) tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Miền Bắc) tỷ lệ LDD là 11,2%. Tuổi trung bình của bệnh nhân loét dạ dày là 36 ± 13,9, đa số gặp ở lứa tuổi từ 20 - 49.

    3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

    Thuật ngữ không có acid thì không có loét đã được chấp nhận gần một thế kỷ qua, nay chỉ đúng một phần. Cơ chế bệnh sinh của loét hiện nay còn có phần của vi khuẩn Helicobacter pylori nữa; có thể nói rằng cơ chế bệnh sinh của loét hiện nay vẫn còn phức tạp mà vai trò phối hợp giữa yếu tố tấn công là vi khuẩn HP, acid chlorhydric, pepsin và sự suy giảm của yếu tố bảo vệ là lớp niêm dịch của dạ dày tá tràng.

    Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho loét, nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguyên nhân tham dự vào, đôi khi chúng phối hợp nhau. Các yếu tố này còn có sự tham gia của di truyền, yếu tố tâm thần và môi trường.

    - Yếu tố hay được nhắc đến đó là yếu tố di truyền, tần suất xuất hiện cao ở các gia đình có người thân bị bệnh loét, ở những người có nhóm máu O....

    - Yếu tố tâm lý đặc biệt là các sang trấn tâm lý và áp lực công việc.

    - Sự rối loạn vận động dạ dày ruột , đặc biệt là sự rối loạn quá trình làm vơi dạ dày.

    - Các yếu tố môi trường như thức ăn, thuốc lá, và các thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, các thuốc giảm đau non steroid.

    - Do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại xoắn khuẩn thường cư trú trong dạ dày mọi người, tỉ lệ nhiễm HP ở nước ta khá cao khoảng 40% dân số, nhưng vi khuẩn HP muốn gây được bệnh VLDD - TT cũng phải cần có những điều kiện là niêm mạc dạ dày bị suy yếu trước. HP được tìm thấy khoảng 70% ở các ổ loét dạ dày - tá tràng.

    Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp loét dạ dày tá tràng, chủ yếu là do sự tăng toan của acid dịch vị, hay nói một cách khác trong loét dạ dày tá tràng sự bảo vệ suy yếu không có khả năng chống lại sự tấn công.

    4. Biểu hiện của bệnh như thế nào?

    Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu thường thấy, tuy nhiên có những đặc điểm khác biệt giữa đau do loét dạ dày và đau do loét tá tràng.

    Loét dạ dày:Đau bụng vùng thượng vị đôi khi lan lên ngực sau mũi ức, đau với đặc điểm đau quặn bụng cảm giác như đói cồn cào hoặc đôi khi nóng rát nhưng có khi đau âm ỉ từng đợt có tính chất chu kỳ, những đợt đau thường kéo dài từ 2 - 8 tuần rồi đỡ trong vài tháng có khi vài năm và tái phát đau trở lại. Đau có nhịp điệu trong ngày, thường liên quan đến bữa ăn, xuất hiện từ 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn. Tuy nhiên một số trường hợp không có biểu hiện đau nhưng tình cờ khi soi phát hiện loét dạ dày, hoặc phát hiện ra khi có biến chứng thủng, chảy máu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có một số biểu hiện khác như: đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, phân táo lỏng thất thường.

    Trong phần lớn trường hợp loét tự lành sẹo sau 2 - 3 tháng, nhưng trong 2 năm đầu tái phát > 50% trường hợp. Tần suất tái phát trung bình là 2 - 3 năm và càng về sau càng giảm dần.

    Loét tá tràng: Đau là đặc trưng của loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ dày, vì ở đây không có viêm phối hợp. Các đợt bộc phát rất rõ ràng. Giữa các kì đau thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 2 - 4 giờ sau khi ăn tạo thành nhịp ba kỳ, hoặc đau vào đêm khuya 1 - 2 giờ sáng. Đau kiểu quặn thắt nhiều hơn là đau kiểu nóng ran. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải (l/3 trường hợp). Cũng có 10% trường hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc do biến chứng và 10% trường hợp loét lành sẹo nhưng vẫn còn đau.

    Trên một nửa loét tá tràng tái phát trong năm đầu. Lâu dài sau 10 - 15 năm 60% bệnh nhân có các triệu chứng được cải thiện, 20% bệnh nhân có biến chứng phải phẫu thuật, 20% diễn tiến loét theo chu kỳ.

    5. Làm thế nào để chẩn đoán

    Hiện nay, chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi dạ dày tá tràng, kết hợp với sinh thiết để chẩn đoán nguyên nhân.

    Nội soi đường tiêu hóa trên thường được biết đến với thuật ngữ thông dụng là nội soi dạ dày - tá tràng. Nội soi đường tiêu hóa trên bao gồm nội soi thực quản, dạ dày và tá tràng. Khi soi bác sĩ sẽ tiến hành đưa một dây soi mềm có đường kính khoảng 0.7 - 0,9 cm qua miệng ( nếu đưa qua mũi thì dây soi có đường kính nhỏ hơn) rồi luồn xuống dưới để quan sát đánh giá các tổn thương trên bề mặt niêm mạc của thực quản, dạ dày và tá tràng.

    Ở đầu dây soi có hệ thống thiết bị đèn phát ánh sáng và các tín hiệu ánh sáng thu được sẽ được truyền về qua bộ xử lý và chuyền tải thành hình ảnh trung thực trong quá trình soi lên màn hình. Chính vì vậy nội soi cho phép đánh giá và chẩn đoán chính xác hơn chụp phim x - quang.

    6. Biến chứng nào có thể xảy ra

    Nếu không được điều trị đúng, sẽ các các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hoá - tuy nhiên với loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hoá. Trong đó chảy máu và thủng ổ loét là hai biến chứng hay gặp nhất.

    Chảy máu: là biến chứngthường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần số chính xác. Khoảng 15 - 20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy máu cao hơn so với loét dạ dày, người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu thường xảy ra trong đợt loét tiến triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên. Thường là chảy máu ẩn và rỉ rả làm bệnh nhân và thầy thuốc khó phát hiện, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây thiếu máu mạn. Nếu chảy máu nặng sẽ làm bệnh nhân nôn và đại tiện ra máu.

    Thủng ổ loét: Đây là biến chứng đứng thứ nhì sau chảy máu, nam giới nhiều hơn phụ nữ. Biểu hiện bằng cơn đau đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, sau đó là dấu viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc. Chụp phim bụng không chuẩn bị hoặc siêu âm có liềm hơi dưới cơ hoành. Điều trị cấp cứu bao gồm hút dịch vị, truyền dịch, kháng sinh. Trong phần lớn trường hợp cần mổ khâu lỗ thủng.

    Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận: Thường là tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang thường gặp là loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn. Các loét này thường đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp, loét thủng vào đường mật chụp đường mật hoặc siêu âm có hơi trong đường mật hoặc baryt vào đường mật. Nếu rò dạ dày đại tràng gây đi ngoài phân sống và kém hấp thu, cần điều trị phẫu thuật.

    Hẹp môn vị: Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Do loét dạ dày hoặc tá tràng hoặc phản ứng co thắt môn vị trong loét dạ dày nằm gần môn vị, hẹp có thể do viêm phù nề môn vị. Biểu hiện đa dạng tùy theo từng giai đoạn, nhưng có một số triệu chứng gợi ý:cảm giác đầy, nặng bụng sau ăn; Nôn ra thức ăn cũ > 24 giờ; có dấu hiệu óc ách lúc đói, cơ thể gầy và dấu hiệu mất nước. Chẩn đoán dựa vào nội soi. Tùy theo nguyên nhân mà có chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa

    Loét ung thư hóa: Tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5 - 10% và thời gian loét kéo dài > 10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo thường đưa đến ung thư hóa nhiều hơn (30 %), còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa.

    7.Điều trị như thế nào

    Ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng. LDDTT hiện nay chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa với mục tiêu điều trị là: diệt sạch HP, giảm đau nhanh, chóng liền sẹo và ngăn ngừa tái phát

    Trong LDDTT, đa số đều có tăng toan và tăng tiết nên thường áp dụng phác đồ phối hợp: 2 kháng sinh diệt HP + 1 kháng tiết mạnh + 1 bảo vệ niêm mạc. Trong đó thuốc kiểm soát tiết acid được ưu tiên sử dụng là thuốc ức chế bơm proton do hiệu quả kháng tiết mạnh và thời gian tác dụng kéo dài, liều dùng thay đổi tùy thuộc vào bệnh nhân nhưng thường cao gấp nhiều lần liều thường dùng. Các thuốc có thể sử dụng nhưomeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol hay esomeprazol. Kháng sinh hay được sử dụng bao gồm amoxicilin, clarythromycin, tinidazole

    Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân cũng như điều kiện gia đình mà bác sỹ sẽ có chỉ định cụ thể sử dụng phác đồ 3 thuốc hay 4 thuốc.

    Chỉ điều trị phẫu thuật khi điều trị nội khoa nhiều lần không khỏi hoặc có các biến chứng như chảy máu nặng, thủng ổ loét, ung thư hóa….

    Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sỹ thì sự chủ động bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích, các sang trấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.

    8. Làm thế nào để dự phòng?

    Như trên đã nói, cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho loét, có sự đan xen của rất nhiều yếu tố nguy cơ: dinh dưỡng, tâm lý, môi trường, di truyền, nhiễm khuẩn…. Vì vậy, để dự phòng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, có thể áp dụng một số biện pháp sau:


    - Chế độ ăn: Ăn thức ăn mềm, không quá nóng, không quá lạnh. Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng dạ dày như: trà, cà phê, đồ uống có ga, đồ uống có cồn, các thực phẩm cay nóng, các thực phẩm có độ chua cao, các thực phẩm chiên nướng….

    - Không hút thuốc lá

    - Chế độ luyện tập - sinh hoạt: tránh các căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi thư giãn. Chỉ nên luyện tập hoặc lao động sau khi ăn tối thiểu 30 phút. Tập aerobic, yoga hoặc đi bộ. Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần. Nghiên cứu cho thấy đi bộ có thể giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá. Hơn nữa, đi bộ còn làm cho cơ thể tiết ra chất dopamin và serotonin có thể giúp giảm stress và dẫn đến thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh.

    - Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc, nhất là các thuốc giảm viêm chống đau non - steroid, khi chưa có ý kiến của bác sỹ.

    9. Điều trị bằng Đông y được không?

    Bên cạnh y học hiện đại, có nhiều vị thuốc trong cuộc sống hàng ngày có thể sử dụng trong điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý, chỉ nên sử dụng các vị thuốc này sau khi đã điều trị đợp cấp, theo phác đồ chuẩn bằng thuốc tây y.

    Một số thuốc thường được sử dụng trong đông y như màng trong của mề gà (còn gọi là kê nội kim); mai mực (còn gọi là ô tặc cốt) và nghệ trộn mật ong. Trong đó nghệ trộn mật ong thường được sử dụng nhiều nhất do rẻ tiền và dễ tìm.

    Ngày nay, để giảm thiểu sự phiền toái của bệnh nhân khi phải sử dụng nghệ trộn mật ong với số lượng nhiều hàng ngày, dưới sự phát triển của khoa học và công nghiệp dược phẩm, các nhà khoa học đã phát hiện và chiết xuất tinh chất Curcumin từ củ nghệ, đây là nhân tố quan trọng nhất giúp cho củ nghệ có tác dụng điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng nói riêng và dự phòng điều trị khối u nói chung.

    Curcumin kết hợp chặt chẽ vài nhóm chức. Cấu trúc của curcumin được xác định lần đầu tiên vào năm 1910 bởi các nhà khoa học Kazimierz Kostanecki, J. Miłobędzka và Wiktor Lampe.

    Nghiên cứu của các nhà khoa học vào cuối thế kỷ 20 đã xác định curcumin đóng vai trò quan trọng trong các hoạt tính sinh học của củ nghệ [1].

    Theo nhiều nghiên cứu cho thấy curcumin có tính chất chống ung thư [5], chống ôxi hóa, chống viêm khớp, chống thoái hóa, chống thiếu máu cục bộ và kháng viêm. Khả năng kháng viêm có thể là do sự ngăn chặn tổng hợp sinh học của eicosanoit [2], [3].

    Đặc biệt trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng curcumin còn có tác dụng chống lại 65 chủng khác nhau của vi khuẩn Helicobacter pylori - loại vi khuẩn đóng vai trò căn nguyên quan trọng trong bệnh lý viêm - loét dạ dày - tá tràng; đồng thời nó còn có tác dụng giúp tăng tiết lớp dịch nhầy trong niêm mạc dạ dày, nhờ đó mà tác dụng bảo vệ dạ dày được tốt hơn [4], [5].

    Tuy nhiên, hạn chế chính giới hạn khả năng ứng dụng Curcumin trong điều trị chính là độ tan, độ hấp thu rất thấp. Vì vậy, Nano Curcumin được các nhà khoa học bào chế bằng công nghệ nano đã khắc phục được rào cản này, giúp tăng độ hấp thu lên 95% và hiệu quả điều trị của Curcumin gần 40 lần so với Curcumin thường, đem đến hy vọng mới cho các bệnh nhân mạn tính.

    Bác sỹ Nguyễn Bạch Đằng – Học viện Quân y
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thơ Thanh
    Đang tải...


  2. Thuthuy26072

    Thuthuy26072 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/3/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
     
  3. Thuthuy26072

    Thuthuy26072 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/3/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    mình chưa bị bệnh dạ dày, nhưng qua bài viết này mình biết cách để phòng tránh bệnh này, cảm ơn bạn.
     
    Thơ Thanh thích bài này.

Chia sẻ trang này