Bệnh Sán Dây Lợn - Cách Điều Trị Và Các Biện Pháp Phòng Bệnh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Option1 Healthcare, 20/3/2019.

  1. Option1 Healthcare

    Option1 Healthcare Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    1,613
    Đã được thích:
    182
    Điểm thành tích:
    103
    1. Bệnh sán lợn là gì ?

    Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm, có những u chắc không đau khoảng 1–2 cm ở dưới da và ở cơ, hoặc có triệu chứng thần kinh nếu não bị ảnh hưởng. Sau nhiều tháng hay nhiều năm các u này chuyển sang đau và sưng phù rồi hết sưng. Ở các nước đang phát triển, tình trạng u hết phù chính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây co giật.

    Có hai thể bệnh: bệnh ấu trùng sán lợn và bệnh sán trưởng thành ở ruột.

    Với bệnh ấu trùng sán lợn: Người bệnh ăn phải trứng sán dây lợn có trong thức ăn hoặc nuốt phải trứng sán, trứng đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng rồi đi đến ruột non. Ấu trùng này sẽ xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể như các cơ vân, não, mắt... Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô. Ấu trùng sán theo máu đi đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa thành nang sán.

    Bệnh sán trưởng thành ở ruột: Trường hợp này là do ăn phải thịt lợn sống hoặc chưa qua nấu chín, có chứa các nang sán (lợn gạo). Khi đi xuống dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển lên thành sán dây trưởng thành.

    2. Dấu hiệu của nhiễm bệnh sán lợn

    Dấu hiệu nhiễm sán tùy thuộc vị trí ký sinh của ấu trùng mà gây ra các triệu chứng đau khác nhau.

    - Ví dụ sán ở não gây ra các rối loạn chức năng khác nhau như động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức, có những cơn nhức, đau đầu dữ dội. Tại mắt gây ra các triệu chứng chèn sép sau nhãn cầu như tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị. Tại cơ vân, xuất hiện những nang dưới da kích thước từ 0,5 đến 2cm di động dễ, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực, thường gây máy giật cơ.

    - Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược). Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).

    benh sán day lợn.jpg

    3. Hậu quả của bệnh sán lợn

    Nếu nang sán ký sinh trong não:

    Trẻ có thể bị động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức, đau đầu dữ dội, suy giảm trí nhớ, làm ảnh hưởng đến việc học. Thậm chí, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến viêm màng não do ký sinh trùng.

    - Nang sán ký sinh ở mắt:

    Tại mắt gây ra các triệu chứng chèn sép sau nhãn cầu như tăng nhãn áp, giảm thị lực, hoặc mù vĩnh viễn.

    - Nang sán ký sinh trong cơ:

    Tại cơ vân, xuất hiện những nang dưới da kích thước từ 0,5 đến 2cm di động dễ, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực, thường gây máy giật cơ.

    - Sán làm ổ trong tim:

    Trẻ có thể bị rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến van tim, dẫn đến suy tim.

    Trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng có thể gây trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột.

    4. Cách điều trị bệnh sán lợn

    Xét nghiệm chẩn đoán có nhiễm sán lợn hay không ?

    Tiêu chuẩn vàng là thấy được trứng, nang sán, hoặc đốt sán trưởng thành từ cơ thể người nghi ngờ bệnh, như soi phân tiêu ra sán hoặc ghi nhận nang sán ký sinh trong cơ, não da trên hình ảnh học.

    Xét nghiệm máu tìm huyết thanh chẩn đoán dương tính có nghĩa là cơ thể hoặc đã tiếp xúc với con sán hoặc có thể đang mắc sán.

    Điều trị bệnh sán lợn như thế nào ?

    Theo phác đồ điều trị do Bộ Y tế ban hành, việc tiêu diệt sán trưởng thành chỉ mất 1 ngày, tiêu diệt hết trứng sán mất khoảng 2 tuần. Người có dương tính với xét nghiệm uống theo đúng chỉ định thì sau 15 ngày có thể sạch sán hoàn toàn.

    Bệnh ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành có thể điều trị khỏi bằng thuốc Praziquantel và Albendazole. Tuy nhiên, người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn. Đồng thời, việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị cấp cứu và phải theo dõi thường xuyên hàng ngày.

    5. Cách phòng ngừa bệnh sán lợn

    - Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm.

    - Ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi.

    - Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, rau sống không đảm bảo vệ sinh.

    - Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. Người có sán trưởng thành cần phải điều trị, không phóng uế bừa bãi; có biện pháp quản lý phân tươi thích hợp.

    - Rửa tay thường xuyên, đặc biệt ở trẻ, vệ sinh tất cả các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Option1 Healthcare
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    mấy cái sán này nó ở xung quanh chúng mình nhiều lắm
     

Chia sẻ trang này