Bệnh sỏi mật

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tristone, 17/7/2012.

  1. tristone

    tristone Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2012
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa, do sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật.

    Sỏi cholesterol do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng đọ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác. Nguyên nhân: do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật, do sinh đẻ nhiều (phụ nữ), biến chứng từ một số bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, do dùng nhiều một số dược phẩm clofibrate, estrogen… Sỏi cholesterol thường đơn độc, không cản tia X và có màu nhạt.
    Sỏi sắc tố mật chủ yếu là calicium bilirubinate, có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành khi bilirubinate tăng, không liên hợp hoặc nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật. Nguyên nhân: tuổi tác, ăn thiếu chất béo và protein, ứ đọng dịch mật, mật nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùn, xơ gan, bệnh tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu liềm.
    Chế độ ăn

    Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

    Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi. Sỏi mật có 2 loại:

    Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.

    Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của đại học kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.

    Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân sỏi mật có béo phì.

    Điều trị sỏi mật thì ăn uống thế nào?

    Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…
    Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
    Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
    Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.
    Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.
    Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
    Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
    Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tristone
    Đang tải...


  2. tristone

    tristone Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2012
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bệnh sỏi mật

    Bệnh sỏi mật là gì? phần 2

    Như đã nói ở bài trước, sỏi mật được tạo thành khi các đặc trưng vật lý có sự thay đổi làm cho cholesterol bị giảm tính hòa tan. Hầu hết những trường hợp sỏi mật ở Mỹ (80%) là do sỏi cholesterol tạo nên. Tiếp theo ở phần 2 sẽ được làm rõ hơn triệu chứng và phương pháp điều trị sỏi mật.

    Triệu chứng có sỏi mật

    Triệu chứng thông thường nhất là cứ đau hoài ở phần bên phải bụng trên. Cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến vài giờ. Đôi khi bệnh nhân ói mửa hay đổ mồ hôi. Những cơn đau có thể cách nhau hàng tuần, hàng tháng và đôi khi cả năm.

    Tùy theo vị trí của sỏi mật mà cường độ đau và biến chứng đến cơ quan liên hệ có thể xẩy ra. Khi ống dẫn mật bị nghẹt, bệnh nhân có thể bị viêm túi mật cấp tính (acute cholecystitis), bị nóng sốt, đau và có thể bị nhiễm trùng túi mật.

    Trường hợp khi sỏi mật nằm trong ống dẫn mật chung (common bile duct) thì có thể gây nhiễm độc ống dẫn mật chung, và khi sỏi mật thoát khỏi ống mật vào trong tụy tạng, nó có thể gây viêm tụy tạng.

    Chẩn Bệnh

    Bệnh nhân cần cho y sĩ biết triệu chứng của mình càng nhiều chi tiết càng tốt khi đến khám bệnh bác sĩ. Nếu nghi là có sỏi trong túi mật thì thử nghiệm chức năng gan giúp cho biết được tình trạng bệnh căn cứ trên thông số thử nghiệm máu.

    Siêu âm bụng (abdominal ultrasound) và cho uống thuốc uống cholesystogram (OCG) có chất cản quang rồi chụp quang tuyến X là hai phương pháp thường được dùng. Hai loại thử nghiệm này có hiệu nghiệm trong 95% trường hợp chẩn bịnh. Hiện nay chẩn bịnh bằng siêu âm rất thông dụng.

    Đôi khi một phương pháp khác là nội soi ngược dòng chụp X quang đường mật và tụy tạng (mật tụy ngược dòng qua nội soi/endoscopic retrograde cholangiopancreatography / ERCP) hoặc phương pháp dùng kim luồn xuyên tới vùng gan và ống mật (chụp đường mật qua da xuyên gan/percutaneous transhepatic cholangiography /PTC) cũng được dùng tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

    Điều trị

    Với những sỏi mật không gây triệu chứng thì có thể theo dõi và chưa cần phải làm gì. Trong trường hợp có sỏi mật và túi mật viêm cấp tính thì cần mổ cắt bỏ túi mật (cholecystectomy).

    Có hai phương pháp (thủ thuật) cắt bỏ túi mật.

    Một loại phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở ngỏ (open cholecystectomy) và một loại gọi là tiểu phẫu thuật cắt bỏ túi mật qua ống soi ổ bụng (laparoscopic cholecystectomy/belly-button surgery).
    Một vết mổ rạch dài từ năm đến tám inches được thức hiện trong phương pháp mở ngỏ để cắt túi mật. Phương pháp này rất an toàn và bệnh nhân cần nằm ở nhà thương bốn năm ngày và cần nhiều tuần ở nhà để phục hồi sức khỏe.

    Phương pháp mổ qua ống soi ổ bụng được thực hiện với một số vết rạch nhỏ ở vùng bụng, một máy camera tí hon và dụng cụ giải phẫu được mang vào trong bụng và phẫu thuật thực hiện qua màn ảnh truyền hình hướng dẫn ở phía ngoài. Phương pháp này mau lành hơn, vấn đề thẩm mỹ cũng khá hơn, thời gian ở nhà thương thường rất ngắn chỉ cần một hay hai ngày và thời gian bình phục ở nhà có thể chỉ trong vòng một tuần. Phương pháp này hiện nay được thực hiện trong đến 90 % trường hợp ở Hoa Kỳ.

    Ngoài phương pháp giải phẫu, trong một số bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân không thể có giải phẫu được vì tình trạng bệnh tật khác thì có thể chữa sỏi mật bằng một vài loại thuốc uống. Những thuốc này làm nhẹ mật và giúp tan sỏi mật loại cholesterol.

    Hiện nay trên thị trường có thuốc ursodiol (ursodeoxycholic acid/Actigall 300mg, Urso 250mg) và chenodiol (chenodeoxycholic acid/Chenix). (hiện nay Chenix chưa được chấp thuận cho lưu hành tại Hoa Kỳ và Canada). Thường thì thuốc uống không thể trị khỏi hẳn sỏi mật, và sỏi mật lại xuất hiện trở lại ở một số bệnh nhân. Thuốc này phải uống trong một thời gian lâu dài nhiều khi cả năm trước khi sỏi mật mới tan được. Cả hai loại đều gây tiêu chảy nhẹ, và chenodiol đôi khi gây cholesterol và diếu tố gan trong máu lên cao.

    Đôi khi phương pháp chích thuốc methyl terbutyl ether thẳng vào túi mật để làm tan sỏi mật cũng được dùng. Phương pháp này có thể làm tan sỏi mật cholesterol không calci hóa trong vòng 1 đến 3 ngày nhưng thuốc rất độc hại, phải dùng hết sức cẩn thận.

    Một phương pháp khác nói đến ở đây là dùng luồng sóng ngoài cơ thể để bắn vỡ sỏi mật (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy / ESWL), và sau đó cho dùng thuốc uống.

    Phương pháp này phí tổn rất cao, và rất thịnh hành trong thời gian những năm 1990s, nhưng bây giờ ít dùng so với sự an toàn và phí tổn nhẹ của phương pháp mổ qua ống soi ổ bụng (laparoscopic surgery)
     
  3. tristone

    tristone Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2012
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Bệnh sỏi mật là gì? phần 2

    Như đã nói ở bài trước, sỏi mật được tạo thành khi các đặc trưng vật lý có sự thay đổi làm cho cholesterol bị giảm tính hòa tan. Hầu hết những trường hợp sỏi mật ở Mỹ (80%) là do sỏi cholesterol tạo nên. Tiếp theo ở phần 2 sẽ được làm rõ hơn triệu chứng và phương pháp điều trị sỏi mật.

    Triệu chứng có sỏi mật

    Triệu chứng thông thường nhất là cứ đau hoài ở phần bên phải bụng trên. Cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến vài giờ. Đôi khi bệnh nhân ói mửa hay đổ mồ hôi. Những cơn đau có thể cách nhau hàng tuần, hàng tháng và đôi khi cả năm.

    Tùy theo vị trí của sỏi mật mà cường độ đau và biến chứng đến cơ quan liên hệ có thể xẩy ra. Khi ống dẫn mật bị nghẹt, bệnh nhân có thể bị viêm túi mật cấp tính (acute cholecystitis), bị nóng sốt, đau và có thể bị nhiễm trùng túi mật.

    Trường hợp khi sỏi mật nằm trong ống dẫn mật chung (common bile duct) thì có thể gây nhiễm độc ống dẫn mật chung, và khi sỏi mật thoát khỏi ống mật vào trong tụy tạng, nó có thể gây viêm tụy tạng.

    Chẩn Bệnh

    Bệnh nhân cần cho y sĩ biết triệu chứng của mình càng nhiều chi tiết càng tốt khi đến khám bệnh bác sĩ. Nếu nghi là có sỏi trong túi mật thì thử nghiệm chức năng gan giúp cho biết được tình trạng bệnh căn cứ trên thông số thử nghiệm máu.

    Siêu âm bụng (abdominal ultrasound) và cho uống thuốc uống cholesystogram (OCG) có chất cản quang rồi chụp quang tuyến X là hai phương pháp thường được dùng. Hai loại thử nghiệm này có hiệu nghiệm trong 95% trường hợp chẩn bịnh. Hiện nay chẩn bịnh bằng siêu âm rất thông dụng.

    Đôi khi một phương pháp khác là nội soi ngược dòng chụp X quang đường mật và tụy tạng (mật tụy ngược dòng qua nội soi/endoscopic retrograde cholangiopancreatography / ERCP) hoặc phương pháp dùng kim luồn xuyên tới vùng gan và ống mật (chụp đường mật qua da xuyên gan/percutaneous transhepatic cholangiography /PTC) cũng được dùng tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

    Điều trị

    Với những sỏi mật không gây triệu chứng thì có thể theo dõi và chưa cần phải làm gì. Trong trường hợp có sỏi mật và túi mật viêm cấp tính thì cần mổ cắt bỏ túi mật (cholecystectomy).

    Có hai phương pháp (thủ thuật) cắt bỏ túi mật.

    Một loại phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở ngỏ (open cholecystectomy) và một loại gọi là tiểu phẫu thuật cắt bỏ túi mật qua ống soi ổ bụng (laparoscopic cholecystectomy/belly-button surgery).
    Một vết mổ rạch dài từ năm đến tám inches được thức hiện trong phương pháp mở ngỏ để cắt túi mật. Phương pháp này rất an toàn và bệnh nhân cần nằm ở nhà thương bốn năm ngày và cần nhiều tuần ở nhà để phục hồi sức khỏe.

    Phương pháp mổ qua ống soi ổ bụng được thực hiện với một số vết rạch nhỏ ở vùng bụng, một máy camera tí hon và dụng cụ giải phẫu được mang vào trong bụng và phẫu thuật thực hiện qua màn ảnh truyền hình hướng dẫn ở phía ngoài. Phương pháp này mau lành hơn, vấn đề thẩm mỹ cũng khá hơn, thời gian ở nhà thương thường rất ngắn chỉ cần một hay hai ngày và thời gian bình phục ở nhà có thể chỉ trong vòng một tuần. Phương pháp này hiện nay được thực hiện trong đến 90 % trường hợp ở Hoa Kỳ.

    Ngoài phương pháp giải phẫu, trong một số bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân không thể có giải phẫu được vì tình trạng bệnh tật khác thì có thể chữa sỏi mật bằng một vài loại thuốc uống. Những thuốc này làm nhẹ mật và giúp tan sỏi mật loại cholesterol.

    Hiện nay trên thị trường có thuốc ursodiol (ursodeoxycholic acid/Actigall 300mg, Urso 250mg) và chenodiol (chenodeoxycholic acid/Chenix). (hiện nay Chenix chưa được chấp thuận cho lưu hành tại Hoa Kỳ và Canada). Thường thì thuốc uống không thể trị khỏi hẳn sỏi mật, và sỏi mật lại xuất hiện trở lại ở một số bệnh nhân. Thuốc này phải uống trong một thời gian lâu dài nhiều khi cả năm trước khi sỏi mật mới tan được. Cả hai loại đều gây tiêu chảy nhẹ, và chenodiol đôi khi gây cholesterol và diếu tố gan trong máu lên cao.

    Đôi khi phương pháp chích thuốc methyl terbutyl ether thẳng vào túi mật để làm tan sỏi mật cũng được dùng. Phương pháp này có thể làm tan sỏi mật cholesterol không calci hóa trong vòng 1 đến 3 ngày nhưng thuốc rất độc hại, phải dùng hết sức cẩn thận.

    Một phương pháp khác nói đến ở đây là dùng luồng sóng ngoài cơ thể để bắn vỡ sỏi mật (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy / ESWL), và sau đó cho dùng thuốc uống.

    Phương pháp này phí tổn rất cao, và rất thịnh hành trong thời gian những năm 1990s, nhưng bây giờ ít dùng so với sự an toàn và phí tổn nhẹ của phương pháp mổ qua ống soi ổ bụng (laparoscopic surgery)
     
  4. mechiyeucon

    mechiyeucon SÂU CHÍT ĐIỆN BIÊN

    Tham gia:
    29/1/2010
    Bài viết:
    9,692
    Đã được thích:
    2,368
    Điểm thành tích:
    863
  5. tristone

    tristone Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2012
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cây, lá chữa sỏi tiết niệu

    Sỏi đường tiết niệu là bệnh thường gặp, theo Đông y căn bệnh này được gọi là thạch lâm, sa lâm. Có nhiều cây lá chữa được căn bệnh này như kim tiền thảo, lá giang, ô rô nước, dứa dại, thạch vĩ… Ngoài ra những cây này còn trị sỏi mật, sỏi thận.

    Lá giang:

    Có tên khoa học là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào. Cây lá giang thường hay mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Nhân dân thường dùng để nấu canh chua và làm thuốc giải nhiệt. Cây lá giang có vị chua, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chỉ thống (giảm đau), bài thạch (chữa sỏi tiết niệu)…

    Cách dùng: Lá giang tươi (có thể dùng cả dây) 200g. Sắc uống ngày một thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng nước sắc lá giang cho bệnh nhân sỏi thận uống trong 1 tháng liên tục thì 67% số bệnh nhân đã đái ra sỏi.

    Ô rô nước:

    Có tên khoa học Acanthus ilicifolius Linn. Thường mọc hoang ở vùng nước lợ. Cây có tác dụng chữa các bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, khó tiêu, rắn cắn, thấp khớp, hen, đau dây thần kinh.
    Cách dùng: Rễ cây ô rô nước 12-20g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Đợt điều trị 10-15 ngày, có thể dùng dài ngày nếu sỏi to.

    Kim tiền thảo:

    Có tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb) Merr, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Còn có tên gọi vảy rồng, mắt rồng, mắt trâu, đồng tiền lông. Kim tiền thảo có vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lợi thủy, thông đường niệu…, thường dùng chữa viêm thận phù thũng, viêm gan vàng da, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, sỏi tiết niệu. Liều dùng 80g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị khác.

    Bài 1: Kim tiền thảo 20-30g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống lâu dài có thể làm tan sỏi.

    Bài 2: Kim tiền thảo 30g, thạch cao 40g, đậu ván trắng 30g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Dứa dại:

    [​IMG]

    Có tên khoa học là Pandanus tectoriuss Sol. Thuộc họ dứa dại Pandanaceae. Còn gọi với tên là dứa gai, dứa thân gỗ. Được dùng chữa các bệnh tiết niệu, gan, mẩn ngứa, trĩ…

    Bài 1: Rễ dứa dại 30g, sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 2: Quả dứa dại 50g, kim tiền thảo 20g, mã đề 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục hàng tháng.

    Bài 3: Quả dứa dại 50g, quả chuối hột 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Thạch vĩ:

    [​IMG]

    Có tên khoa học Pyrrosia lingua (Thunb) Faraell. Thuộc họ ráng Polypodiaceae. Còn gọi là cây luỡi mèo. Thường mọc bám trên đá hoặc thân cây. Toàn cây hay thân rễ được thu hái dùng làm thuốc. Thạch vĩ có vị đắng, hơi cay, tính hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết, tiêu thũng, tán kết, lợi tiểu… Thường dùng chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu.

    Bài 1: Thạch vĩ 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Bài 2: Thạch vĩ 12g, bòng bong 30g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
     
  6. Kem yeu

    Kem yeu Guest

    Ðề: Bệnh sỏi mật

    Phải uống nhiều nước từ 1,5 đến 2 lít nước mối ngày, có thể uống nước cam hoặc nước chanh. Hoặc là năm 1/2 quả đu đủ luộc mối ngày cùng thức ăn, uống kim tiền thảo. Phải kiên trì, uống 3,4 tháng mới có tác dụng.
     
  7. ogashop

    ogashop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/5/2012
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chữa bệnh sỏi mật, có cách nào không phải làm phẫu thuật không?

    TÓM TẮT THỰC HÀNH TẨY SỎI MẬT, SỎI GAN(Chi tiết bên dưới)
    Dược liệu bao gồm:
    - 30 g Muối Epsom = 2 muỗng canh
    - 120 ml Dầu Olive Extra Virgin
    - 180 ml nước Bưởi ép
    - 800 ml nước tinh khiết (không sử dụng nước máy)
    - 4 - 8 viên thảo dược an thần (chỉ dùng khi bị bệnh mất ngủ)
    Giữa 2 lần tẩy sỏi mật, gan cách nhau ít nhất 15 ngày.
    Nên tẩy gan, mật từ 7 đến 15 lần
    Không được sử dụng cho người có sức khỏe yếu, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

    Bắt đầu thực hiện Sáng Thứ Bảy:
    Ăn sáng và ăn trưa với thức ăn nhẹ, không có chất béo (fat) và chất đường hoặc đồ chiên xào. Có thể dùng cháo oatmeal, cooked cereal với trái cây, nước trái cây, khoai tây nướng. Những thức ăn này giúp mật gia tăng áp xuất trong gan. Áp xuất càng nhiều càng đẩy dễ dàng ra ngoài những viên sạn.
    Không dùng các loại thuốc và vitamins.
    Không ăn và uống sau bữa ăn trưa (12 giờ) cho đến 6 giờ chiều cùng ngàỵ(cũng không ăn tối)
    11:30 Trưa: Ăn Cơm với rau luộc
    5:45 Pha 30 g Muối Epsom vào 800 ml nước lọc sau đó chia làm 4 cốc bằng nhau.

    Lần 1: 6:00 Chiều (không ăn tối)
    Uống 1 cốc nước muối epsom, sau đó súc miệng sạch

    Lần 2: 8:00 Tối
    Uống 1 cốc nước muối epsom lần 2
    Tuyệt đối đúng giờ (đừng uống quá sớm hay trễ 10 phút sẽ làm kém hiệu quả.
    Sau hai lần uống dung dịch Epsom salt này bạn có thể đi tiêu lỏng

    9:45 Tối: Sửa Soạn Dung Dịch nước Bưởi và Dầu Olive
    Vắt lấy 180 ml nước bưởi trộn với 120 ml dầu olive loại Light Extra Virgin và lắc cho sủi bọt. Bạn có thể vắt một ít chanh vào dung dịch này cho dễ uống.
    (Bạn nên đi vệ sinh trước khi uống dung dịch này vào lúc 10 giờ, nhưng đừng trễ quá 15 phút).

    10:00 Tối
    Dùng ống hút lớn để uống hết dung dịch nước bưởi và dầu Olive vừa pha. Nếu bạn là người khó ngủ, nên uống 4 viên dược thảo an thần Ornithine vào lúc này.
    Vừa uống xong, bạn phải đi nằm ngay lập tức, nếu không dung dịch dầu olive và nước bưởi sẽ không có hiệu nghiệm để tống sạn ra. Bạn nên nằm ngửa gối đầu cao hơn một chút và nghĩ đến lá gan đang làm việc tống những sạn ra khỏi các ống dẫn và túi mật. Bạn có thể cảm thấy sạn đang di chuyển qua những ống dẫn mật.
    Việc tẩy trừ sạn gan này không đau do chất nhờn của dầu olive. Sở dĩ sạn trôi ra được là vì muối Epsom làm cho các cơ bắp trên ống dẫn mật mở rộng và không co thắt. Điều cần lưu ý là phải ngủ để cho gan và túi mật làm việc.

    6:00 Sáng hôm sau
    Uống 1 cốc nước muối epsom lần 3.Đừng uống phần này trước 6:00AM. Nếu bạn muốn ngủ, cứ ngủ thêm.
    8:00 Sáng
    Uống 1 cốc nước muối epsom lần 2. Bạn có thể đi ngủ lại nếu muốn.
    10:00 Sáng
    Có thể ăn bắt đầu uống nước trái cây, ăn cháo, nửa giờ sau ăn trái cây và một giờ sau (khoảng 11:00AM) ăn uống bình thường.
     
    Sửa lần cuối: 2/7/2019

Chia sẻ trang này