Thông tin: Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc "sai lầm"

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi sweet_eyes, 25/4/2014.

  1. sweet_eyes

    sweet_eyes Mỹ phẩm xách tay Hàn, Úc, Nhật,

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    5,779
    Đã được thích:
    584
    Điểm thành tích:
    823
    Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc ‘‘sai lầm’’

    Học được gì từ dịch cúm gia cầm và dịch sởi?
    Lịch tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ là 9 tháng tuổi. Nếu trẻ tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì tác dụng phòng bệnh của mũi vắc xin đó như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không?

    (Tất cả câu hỏi của các bạn về dịch sởi, bệnh sởi và vắc xin sởi xin gửi về địa chỉ email: yteduphong@gmail.com, chúng tôi xin được trả lời tất cả các câu hỏi trong một bài viết tổng hợp của kỳ sau)

    PHẦN 1: BỆNH SỞI

    1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

    Trên thế giới trước khi có vắc xin, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.

    Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc xin.

    Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.

    2. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

    Bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

    Vi rút sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

    Là bệnh lây nhiễm người – người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.

    3. Có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

    Đúng. Không có trường hợp người lành mang vi rút.

    Những người đã có miễn dịch với vi rút sởi do tiêm vắc xin sởi trước đó hoặc đã từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.

    4. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

    Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.

    Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là (i) trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin (ii) trẻ đã tiêm vắc xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch (iii) thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm vắc xin trước đây. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi.

    Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.

    5. Bệnh có biểu hiện như thế nào?

    Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi.
    Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.

    Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.

    6. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?

    Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.

    Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.

    7. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?

    Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi.

    Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc.

    Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.

    Câu hỏi HOT nhất:

    Lịch tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ là 9 tháng tuổi. Nếu trẻ tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì tác dụng phòng bệnh của mũi vắc xin đó như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không?

    Trả lời:

    Vắc xin sởi được tiêm chủng miễn phí để phòng bệnh sởi cho trẻ trong buổi tiêm chủng thường xuyên hàng tháng tại các trạm y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em Việt Nam là mũi đầu lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Những nước khác có thể có lịch tiêm vắc xin sởi sớm hơn, ví dụ ở Trung Quốc lịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ lúc 8 tháng tuổi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC), nên tiêm vắc xin sởi cho trẻ trẻ em từ 6 tháng tuổi sống trong vùng dịch lưu hành hoặc trước khi đi đến vùng có dịch. Các nghiên cứu về tính an toàn và tính sinh miễn dịch sau tiêm vắc xin ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi cho thấy vắc xin có độ an toàn cao, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch thấp và có thể bị trung hòa bởi kháng thể từ mẹ truyền sang. Vì vậy, việc tiêm vắc xin sởi sớm trước lịch tiêm chủng không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, những trẻ tiêm vắc xin sởi sớm trước lịch tiêm chủng vì bất cứ lý do gì thì trẻ cần được tiêm lại mũi sởi lúc 9 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo trẻ có được miễn dịch phòng bệnh sởi.

    Vắc xin sởi là vắc xin có độ an toàn khá cao, phản ứng sau tiêm thường là nhẹ như sưng, đau tại chỗ và có thể có sốt nhẹ. Theo WHO, phản ứng sốc phản vệ rất hiếm gặp, khoảng dưới 1 phần triệu trẻ được tiêm. Việt Nam đã sử dụng hơn 50 triệu liều vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng nhưng không ghi nhận một trường hợp tai biến nghiêm trọng nào. Chống chỉ định tiêm vắc xin cho trẻ có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin, trẻ đang sốt cao và bệnh tiến triển, trẻ có suy giảm miễn dịch.


    PHẦN 2: VẮC XIN SỞI

    1. Có những loại vắc xin sởi nào?

    Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc xin sởi dưới dạng vắc xin đơn hoặc vắc xin phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella).

    Hầu hết các vắc xin được trình bày dưới dạng vắc xin đông khô đi kèm với dung môi. Hiện nay, vắc xin dạng xịt đang được nghiên cứu trên thế giới.

    Các loại vắc xin được sản xuất từ các chủng vắc xin khác nhau, tuy nhiên đều thuộc týp sinh học A.


    Tiêm phòng sởi bằng vắc xin MMR.

    2. Tiêm vắc xin sởi có tác dụng như thế nào?

    Sau khi tiêm, vắc xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm vi rút sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon.

    3. Tiêm vắc xin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?

    Cũng như các vắc xin khác, tiêm vắc xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.

    Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

    4. Miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi có bền vững suốt đời?

    Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

    5. Tại sao phải tiêm hai liều vắc xin sởi?

    Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin...

    Việc tiêm mũi thứ vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

    Tiêm mũi thứ hai không nhằm mục đích làm tăng hiệu giá kháng thể đối với những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch.

    6. Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?

    Là tất cả các trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi, chưa tiêm vắc xin sởi hoặc chưa từng mắc sởi.

    Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm vắc xin. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả các trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

    7. Có nên tiêm vắc xin đối với người đã từng mắc sởi?

    Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc xin sởi.

    Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm vắc xin sởi.

    8. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không?

    Vi rút sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

    Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

    9. Lịch tiêm vắc xin sởi?

    Đối với tiêm vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:
    + Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
    + Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
    + Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 1 tháng.

    Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ: tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi.

    Cần tiêm mũi thứ hai vào lúc 18 tháng tuổi bởi vì: các trường hợp sau tiêm mũi thứ nhất chưa có đáp ứng miễn dịch cần sớm được tiêm mũi thứ hai. Tiêm nhắc vắc xin DPT4 được thực hiện cho trẻ 18 tháng nên để tăng tỷ lệ trẻ tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi cần lồng ghép hoạt động. Việc lồng ghép náy nhằm làm giảm khối lượng công việc cho cán bộ y tế, giảm chi phí và tăng hiệu quả triển khai.

    10. Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

    Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin.

    Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

    11. Có tiêm vắc xin khi đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính hay không?

    Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm. Khi khỏi có thể tiêm được.

    12. Có tiêm vắc xin cho các trường hợp bị vẹo vách mũi, nhỏ quá (ốm) không?

    Có thể tiêm vắc xin cho các trường hợp này.

    13. Có tiêm vắc xin sởi đối với trẻ còn bú sữa mẹ không?

    Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ bú sữa mẹ.

    14. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi?

    Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

    15. Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin sởi?

    Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc xin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của vắc xin (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định của tiêm vắc xin sởi.

    KHÔNG nên tiêm vắc xin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỉ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra trong số phụ nữ được tiêm phòng trong thời kỳ mang thai3. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các vắc xin sống khác, cần tránh có thai ít nhất 1 tháng sau tiêm vắc xin.

    Không tiêm vắc xin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.

    Có thể tiêm vắc xin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

    16. Có thể tiêm vắc xin sởi cùng với vắc xin DPT, viêm gan B... không?

    Có thể tiêm vắc xin sởi cùng với vắc xin DPT, viêm gan B hay vắc xin phòng uốn ván mà vẫn đảm bảo hiệu lực của vắc xin nhưng nên tiêm ở hai chi khác nhau.

    17. Tiêm vắc xin sởi có thể bị nhiễm vi rút sởi không?

    Có, bởi vì vắc xin chứa vi rút sởi đã bị làm yếu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm vắc xin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm vi rút cho người khác nên không cần cách ly.

    18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi?

    Vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vắc xin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm…Hầu hết những tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.

    Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

    Chương trình tiêm chủng mở rộng
    Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương
    (tiemchungmorong.vn)
    Theo: Bacsinoitru.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi sweet_eyes
    Đang tải...


  2. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc "sai lầm"

    cảm ơn vì mẹ nó đã chia sẻ thông tin hữu ích này
     
    nhich thích bài này.
  3. hanhphuc_trontron

    hanhphuc_trontron Nhà chỉ có tiếng cười

    Tham gia:
    12/4/2012
    Bài viết:
    11,574
    Đã được thích:
    2,103
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc "sai lầm"

    đi đâu cũng thấy nói về sơi, sợ quá các mẹ nhỉ, cảm ơn thông tin hữu ích của chủ top
     
  4. Hon Lap

    Hon Lap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    1,275
    Đã được thích:
    131
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc "sai lầm"

    Vậy là nếu mình đang nghi con bị mắc sởi thì vẫn tiêm được phải ko mọi người. Bé nhà mình mới tiêm được 1 mũi sởi đơn, giờ mình thấy sau gáy và 2 tai con nổi nhiều mẩn đỏ, trong họng cũng có nốt, nhưng bé ko sốt, ko chảy mũi. Mình sợ cu cậu bị mắc sởi, muốn đưa con đi tiêm mũi thứ 2 mà ko biết thế nào, hic :(
     
    sweet_eyes thích bài này.
  5. sweet_eyes

    sweet_eyes Mỹ phẩm xách tay Hàn, Úc, Nhật,

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    5,779
    Đã được thích:
    584
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không m

    Với bé chị nghi có thể bé mắc sởi nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi để có thể chắc chắn vì thời kì ủ bệnh của sởi đến lúc mọc ban 4 - 6 ngày rồi. :) và chị không biết được đã tiếp xúc khi nào.
    1. Nếu bé bị sởi có thể được điều trị ngay, cách li sớm tránh lây lan
    2. Nếu bé không phải bị sởi chị có thể đưa bé đi tiêm phòng và cũng giảm bớt nỗi lo cho chị :)
     
    Sửa lần cuối: 27/4/2014
  6. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không m

    M cũng vừa cho con tiêm mũi MMR mũi 2 tại nhà, m phải nhờ ng mua về tiêm vì mấy hôm nay tiêm dịch vụ đông quá và bắt đầu hết thuốc.
     
  7. sweet_eyes

    sweet_eyes Mỹ phẩm xách tay Hàn, Úc, Nhật,

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    5,779
    Đã được thích:
    584
    Điểm thành tích:
    823
    Những hình ảnh của WHO về tình hình kiểm soát dịch sởi tại Việt Nam

    Từ đầu năm 2014, Việt Nam đã thông báo có hơn 3.500 trường hợp nhiễm sởi đã được khẳng định. Hơn 86% số người nhiễm sởi chưa được tiêm chủng hoặc tình trạng tiêm chủng không rõ.

    WPRO | Measles Control in Viet Nam

    “Tiêm chủng rất quan trọng để làm giảm tử vong trẻ em tại Việt Nam”, Tiến sĩ Takeshi Kasai nói, ông là đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. “Sự bao phủ tiêm vắc-xin phòng bệnh cao đối với sởi ở trẻ em tại Việt Nam sẽ ngăn chặn được sự lây lan rộng của bệnh, và sẽ phá vỡ tính chu kỳ của những trường hợp sởi gần đây nhất.”

    [​IMG]

    Kể từ đầu năm 2014, một số lượng lớn các trường hợp nhiễm sởi lan rộng khắp Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc. Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội đã báo cáo có hơn 1.280 trường hợp nhiễm sởi và hơn 100 trường hợp tử vong do biến chứng liên quan tới sởi.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Nhiều trẻ em tới điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội có tình trạng sức khỏe nền như bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa và dị tật bẩm sinh.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Trẻ em có tình trạng sức khỏe nền có nguy có bị biến chứng nặng liên quan tới sởi như viêm phổi, tiêu chảy, và viêm não.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội thảo luận những trường hợp bệnh nhân trong khoa hồi sức tích cực trẻ em mới được thành lập gần đây nhất về phương pháp điều trị bệnh nhi nhiễm sởi nghiêm trọng.
    Ảnh: WHO Việt Nam/L. Ngo-Fontaine​

    [​IMG]

    Nhiều trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì mắc sởi khi mới dưới 9 tháng tuổi và hơn 50% số trẻ này đến từ Hà Nội.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Bệnh nhi Phát 11 tháng tuổi, đa mất người anh sinh đôi của mình 2 tuần trước vì biến chứng liên quan tới sởi. Hiện tại cháu đang dần hồi phục vì viêm phổi.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Với sự hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam, một đơn vị hồi sức tích cực trẻ em mới dành riêng cho bệnh nhi mắc sởi đã được xây dựng trong bệnh viện để làm giảm sự đông đúc và cho phép cha mẹ vào chăm sóc cho con cái mắc sởi của họ.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Hơn 86% trẻ em mắc sởi trên khắp Việt Nam không được tiêm chủng hoặc tình trạng tiêm chủng không rõ. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất mà mọi người có thể thực hiện để tự bảo vệ mình và bảo vệ con cái của mình.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Virus sởi dễ lây đến nỗi khi vào một nơi đông đúc giống như bệnh viện thì rất khó khăn giữ bệnh nhân được cách ly và khó có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
    Bộ Y tế Việt Nam đã huy động thêm thiết bị và nhân sự để giúp kiểm soát sự lây nhiễm và điều trị bệnh nhi trong bệnh viện.
    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung​

    [​IMG]

    Các bác sĩ và điều dưỡng đang làm việc suốt ngày đêm để kiểm soát sự lây nhiễm của sởi, và giảm mức độ nặng của bệnh và tử vong. WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã làm việc chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam kể từ khi những trường hợp sởi đầu tiên được báo cáo trong nước. Các cán bộ kỹ thuật của WHO đang hỗ trợ việc giám sát bệnh của các bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

    Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung

    WHO Việt Nam
    Nguồn: Bacsinoitru.vn
     
  8. sweet_eyes

    sweet_eyes Mỹ phẩm xách tay Hàn, Úc, Nhật,

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    5,779
    Đã được thích:
    584
    Điểm thành tích:
    823
    Sự thật thông tin “tặng quà rồi thu lại” cho bệnh nhi sởi

    Sau chuyến thăm bệnh nhi mắc sởi tại khoa Nhi, BV Bạch Mai của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sáng ngày 25/4, đã có một số thông tin rằng, ngay sau khi Bộ trưởng về, các y tá đã thu hồi lại số quà của Bộ trưởng tặng bệnh nhi(?). Điều này đã gây ra bức xúc không hề nhỏ trong dư luận.

    Thông tin bịa đặt trắng trợn


    Để tìm hiểu thực hư vấn đề, chúng tôi đã đến khoa Nhi, BV Bạch Mai làm rõ. Trò chuyện với chúng tôi, rất nhiều phụ huynh có con em đang điều trị tại BV Bạch Mai như anh Vũ Văn Tình (quê Lạc Thủy, Hòa Bình), chị Mùi (tại Nam Định) và nhiều gia đình bệnh nhi khác đều bày tỏ lời cảm ơn của gia đình đến Bộ trưởng Bộ Y tế. Các gia đình khẳng định con em họ đều được nhận quà, không ai bị thu lại quà của Bộ trưởng đã tặng.

    [​IMG]
    Thông tin bịa đặt một cách trắng trợn trên mạng xã hội facebook của thành viên Mộng Hớn về việc thu hồi quà ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế tặng các cháu nhỏ bị bệnh sởi. Ảnh chụp màn hình

    "Trong lúc nước sôi lửa bỏng, các cháu được Bộ trưởng trực tiếp đến thăm hỏi, tặng quà. Nhìn dòng chữ "Chúc cháu mau lành bệnh" chúng tôi ai cũng cảm động rớt nước mắt. Không ngờ hôm nay lại nghe được thông tin các y bác sĩ thu quà của các cháu, quả thực tôi không tin nổi sao có thể bôi xấu một việc nhân đạo như thế..."- một phụ huynh nói.

    BSCKII. Đinh Thị Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai - người trực tiếp phát quà của Bộ trưởng cho các bệnh nhi tại khoa Nhi rất bức xúc và cho rằng thông tin “tặng quà rồi thu lại” đã làm tổn thương đến các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, những người trực tiếp tham gia trong cuộc chiến chống bệnh sởi này.

    BS. Liên cho biết, chiều ngày 24/4, ngay sau khi nhận được thông tin ngày hôm sau Bộ trưởng sẽ đến thăm và tặng quà cho các bệnh nhi nặng tại bệnh viện và có nhờ Trung tâm dinh dưỡng mua giúp quà trước. Toàn bộ số tiền và quà tặng cho bệnh nhi là tấm lòng của riêng cá nhân Bộ trưởng. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, BS. Liên và các đồng nghiệp đã mua sữa theo lứa tuổi của bệnh nhi đang điều trị (cho 7 cháu thở máy và hơn 20 cháu thở oxy). Khi Bộ trưởng đến thăm và tặng quà cho 7 bệnh nhi nặng nhất, Bộ trưởng sang phòng khác thấy cảnh bệnh nhi nằm chật chội đã chỉ đạo tìm mọi cách giãn phòng, tăng giường nằm cho các cháu, không để các cháu phải nằm ghép. Thực hiện ngay chỉ đạo của Bộ trưởng, các bác sĩ tạm thời dừng phát quà, thu dọn phòng giao ban của khoa, điều động giường dự trữ lên. Đến 18h mới xong, và tiếp tục phát quà cho đến hơn 20h.

    Như vậy, rõ ràng, thông tin về việc bác sĩ khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai thu hồi lại quà của bệnh nhân là bịa đặt trắng trợn.

    [​IMG]
    Chị Mùi ở Nam Định đang khoe suất quà của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng sáng 25/4

    Không nghỉ lễ để cứu người

    Trong suốt những ngày qua, các y bác sĩ khoa Nhi luôn phải gạt bỏ những lo âu phiền muộn thường nhật để ăn ngủ tại BV, toàn tâm toàn ý cứu người. Họ cũng là người cha, người mẹ nhưng chấp nhận để gia đình, con cái ở nhà tăng cường ca trực để chăm lo cho người bệnh ở vùng tâm sởi. Họ quên ăn để chống dịch, đau nỗi đau của gia đình bệnh nhân mắc sởi, hi sinh thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch sởi.

    [video=youtube;LuKJybK2lNY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=LuKJybK2lNY[/video]

    Bày tỏ thái độ trước những dư luận trái chiều này, các y bác sĩ khoa Nhi đang trong cuộc chiến chống bệnh sởi cho biết, họ chỉ muốn được bình tâm để cứu chữa những cháu bé đang điều trị tại khoa, cứu những bé phải nằm thở máy, thở oxy.

    Được biết, tất cả nhân viên y tế toàn bệnh viện, từ các bác sĩ, điều dưỡng đến hộ lý đều đang gồng mình đối diện với tử thần để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Bác sĩ Khắc, khoa Nhi, mặc dù sốt 38,5 độ nhưng vẫn xin được trực để “chia lửa” cùng đồng nghiệp nhằm giảm bớt nỗi đau cho các gia đình người bệnh. Phòng giao ban chuyên môn của khoa cũng dẹp lại nhường chỗ kê giường cho người bệnh.

    Trong 5 ngày nghỉ lễ sắp tới, các y bác sĩ vẫn túc trực, làm việc. BS. Liên cho biết thêm, bệnh viện đã xin được tài trợ nên trong 5 ngày nghỉ lễ tất cả người nhà bệnh nhân đang trông con ở đây sẽ được ăn miễn phí (30-4 đến 2-5), mỗi ngày khoảng 200 suất chia cho mọi người. Đây thực sự là tin vui, nguồn động viên quý giá đối với người nhà bệnh nhi đang chăm sóc con mình nơi đây.

    Theo: D.Hải (Sức khỏe & Đời sống)
    Nguồn: Bacsinoitru.vn
     
  9. sweet_eyes

    sweet_eyes Mỹ phẩm xách tay Hàn, Úc, Nhật,

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    5,779
    Đã được thích:
    584
    Điểm thành tích:
    823
    Vắc xin MMR (sởi, quai bị và rubella)

    Bác sĩ Nội trú xin trân trọng giới thiệu các khuyến cáo của ThS. BS. Nguyễn Minh Hồng (Viện vệ sinh Dịch tế Trung ương) gửi tới. Các khuyến cáo này được tham khảo từ Thông tin Hướng dẫn về Vắc-xin của Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (Hoa Kỳ) năm 2012 và hiện tại cũng đang được áp dụng tại Việt Nam

    1. Tại sao nên tiêm phòng vắc-xin?


    Sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh nghiêm trọng. Trước khi có vắc-xin, các căn bệnh này rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em.

    Sởi
    • Vi-rút sởi gây ra phát ban, ho, chảy nước mũi, ngứa mắt, và sốt.
    • Bệnh này có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi, động kinh (co giật và nhìn chằm chằm), tổn thương não, và tử vong.

    Quai bị
    • Vi-rút quai bị gây ra sốt, đau đầu, đau nhức cơ, mất cảm giác ngon miệng, và sưng hạch.
    • Bệnh này có thể dẫn đến điếc, viêm màng não (nhiễm trùng màng bọc não và tủy sống), sưng đau tinh hoàn hoặc buồng trứng, và đôi khi gây vô sinh.

    Rubella (bệnh sởi Đức)
    • Vi rút rubella gây phát ban, viêm khớp (chủ yếu ở phụ nữ), và sốt nhẹ.
    • Nếu một phụ nữ bị rubella trong khi đang mang thai, cô ấy có thể bị sẩy thai hoặc em bé sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

    Các bệnh này lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Quý vị có thể dễ dàng nhiễm bệnh do ở quanh một ai đó đã bị nhiễm bệnh.

    Vắc-xin sởi, quai bị và rubella (measles, mumps, and rubella hay MMR) có thể bảo vệ trẻ em (và người lớn) khỏi cả ba căn bệnh này.

    Nhờ các chương trình tiêm chủng vắc-xin thành công, những căn bệnh này ở Mỹ cũng như Việt Nam ít phổ biến hơn nhiều so với trước đây. Nhưng nếu chúng ta ngừng tiêm chủng vắcxin, các căn bệnh này sẽ quay trở lại.

    [​IMG]

    2. Ai nên được tiêm vắc-xin MMR và khi nào?

    Trẻ em nên được tiêm phòng 2 liều vắc-xin MMR:
    – Liều thứ nhất: 12-15 tháng tuổi
    – Liều thứ hai: 4-6 năm tuổi (có thể được tiêm sớm hơn, nếu cách liều thứ 1 ít nhất 28 ngày)

    Những trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi, đang ở trong vùng dịch mà chưa được tiêm vắc-xin MMR thì cần được tiêm phòng một mũi, sau đó tiêm mũi 2 lúc 15 - 18 tháng tuổi, và mũi 3 sau mũi 2 từ 3 - 5 năm

    Người lớn cũng nên được tiêm vắc-xin MMR: bất cứ ai trên 18 tuổi nên tiêm phòng ít nhất một liều vắc-xin MMR nếu chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ, trừ khi họ có thể chứng minh rằng họ hoặc đã được tiêm phòng hoặc đã mắc tất cả ba bệnh này.

    3. Một số người không nên tiêm vắc-xin MMR hoặc nên đợi

    • Bất cứ ai đã từng bị phản ứng dị ứng đe dọa tới tính mạng với neomycin kháng sinh, hoặc bất kỳ thành phần nào khác của vắc-xin MMR đều không nên tiêm phòng vắc-xin này. Hãy cho bác sĩ biết nếu quý vị có bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào.

    • Bất cứ ai đã từng bị một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng đối với liều vắc-xin MMR hoặc MMRV trước đó không nên tiêm thêm một liều khác.

    • Một số người bị bệnh tại thời điểm dự kiến sẽ tiêm có thể nên chờ cho tới khi họ phục hồi trước khi tiêm vắc-xin MMR.

    • Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin MMR. Phụ nữ mang thai cần phải chủng ngừa nên chờ cho đến sau khi sinh. Phụ nữ nên tránh mang thai trong 4 tuần sau khi tiêm vắc-xin MMR này.

    • Hãy báo cho bác sĩ biết nếu người được tiêm vắc-xin:
    - Bị HIV/AIDS, hoặc một bệnh khác có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
    - Đang được điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như steroid
    - Bị bất kỳ loại ung thư nào
    - Đang được điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc thuốc
    - Đã từng có số lượng tiểu cầu thấp (chứng rối loạn máu)
    - Đã tiêm một vắc-xin khác trong vòng 4 tuần qua
    - Đã được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác mới gần đây

    Bất kỳ nguyên nhân nào kể trên đều có thể là lý do để không được tiêm vắc-xin, hoặc trì hoãn việc tiêm chủng cho đến sau này.

    4. Có những rủi ro gì từ vắc-xin MMR?

    Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

    Nguy cơ của vắc-xin MMR gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc tử vong là rất nhỏ.

    Tiêm vắc-xin MMR an toàn hơn nhiều hơn so với việc bị mắc sởi, quai bị, hoặc rubella.

    Hầu hết những người được tiêm vắc-xin MMR không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào với vắc-xin này.

    Các vấn đề nhẹ
    • Sốt (có 1 trong số 6 người)
    • Phát ban nhẹ (khoảng 1 trong số 20 người)
    • Sưng hạch ở má hoặc cổ (khoảng 1 trong số 75 người)

    Nếu các vấn đề này xảy ra, thường chúng xuất hiện trong vòng 6-14 ngày sau khi tiêm. Các vấn đề này thường xảy ra ít hơn sau liều thứ hai.

    Các vấn đề ở mức độ trung bình
    • Động kinh (co giật hoặc nhìn chằm chằm) do sốt gây ra (khoảng 1 trong số 3.000 liều)
    • Đau nhức và cứng khớp tạm thời, hầu hết ở nữ giới tuổi thiếu niên hoặc người lớn (lên đến 1 trong số 4)
    • Số lượng tiểu cầu thấp tạm thời, mà có thể gây ra chứng rối loạn đông máu (khoảng 1 trong số 30.000 liều)

    Các vấn đề nghiêm trọng (rất hiếm)
    • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ít hơn 1 trong số một triệu liều)
    • Một số vấn đề nghiêm trọng khác đã được báo cáo sau khi trẻ được tiêm vắc-xin MMR, bao gồm:
    - Điếc
    - Động kinh, hôn mê, hoặc suy giảm nhận thức dài hạn
    - Tổn thương não vĩnh viễn

    Các trường hợp này rất hiếm đến mức khó có thể cho rằng liệu các vấn đề này có phải là do vắc-xin gây ra hay không.

    5. Điều gì sẽ xảy ra nếu có một phản ứng nghiêm trọng?

    Tôi nên theo dõi những gì?
    • Bất kỳ tình trạng bất thường nào, như sốt cao hoặc hành vi bất thường. Các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm khó thở, khàn giọng hoặc thở khò khè, phát ban, xanh xao, suy nhược, tim đập nhanh hoặc chóng mặt.

    Tôi nên làm gì?
    • Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân tới khám bác sĩ ngay lập tức.
    • Hãy kể lại cho bác sĩ biết điều gì đã xảy ra, ngày và thời gian xảy ra và đã được tiêm vắc-xin khi nào.

    6. Tôi có thể tìm hiểu thêm về bệnh sởi và vắc-xin MMR bằng cách nào?
    • Hãy hỏi bác sĩ của bạn.
    • Hãy gọi điện cho sở y tế địa phương của bạn.
    • Hãy liên hệ với Chương trình tiêm chủng mở rộng tại website: www.tiemchungmorong.vn hoặc,
    • Gửi email tới địa chỉ yteduphong@gmail.com để được giải đáp

    ThS. BS. Nguyễn Minh Hồng
    Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương
    Nguồn : Bacsinoitru.vn
     
    nhich thích bài này.
  10. lehuong8000

    lehuong8000 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không m

    Bệnh sởi ngày càng có nhiều biến chứng đáng sợ, bao nhiêu trẻ chết vì nó rồi, khổ quá
     

Chia sẻ trang này