Bệnh Tay - Chân - Miệng Nguy Hiểm Ở Trẻ Nhỏ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi nikitaoutlet, 8/8/2021.

  1. nikitaoutlet

    nikitaoutlet Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/7/2021
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cùng với sốt xuất huyết và cúm, bệnh tay chân miệng đã gây nhiều trận dịch khiến nhiều trẻ tử vong. Điều này làm cho các bậc cha mẹ vô cùng lo ngại. Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh qua đường tiếp xúc, đặc điểm này làm cho dịch dễ bùng phát trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virus, tuy nhiên may mắn thay đa số các trường hợp đều nhẹ và có thể theo dõi tại nhà.


    Bệnh tay chân miệng ở trẻ
    [​IMG]
    Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc tay chân miệng cao nhất
    Bệnh tay chân miệng là gì?
    Bệnh tay chân miệng là một bệnh thông thường do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em; có các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Bệnh thường không nghiêm trọng, không cần điều trị đặc hiệu, và thường tự khỏi trong vòng 2 tuần.

    Tuy nhiên trong một vài trường hợp hiếm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

    Lứa tuổi có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao
    Bệnh thường xảy ra nhất ở Trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn và người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh. Có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Triệu chứng và dấu hiệu
    Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng
    Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường bắt đầu trong vòng một tuần sau khi nhiễm virus như:

    [​IMG]
    Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

    Triệu chứng bệnh tay chân miệng
    • Sốt;
    • Đau họng;
    • Chán ăn;
    • Đau đầu;
    • Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông;
    • Lở loét có thể xuất hiện trong họng, miệng lưỡi, nướu và bên trong má vài ngày sau khi bắt đầu sốt.
    Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Dấu hiệu cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ
    [​IMG]
    Nếu trẻ sốt cao và vẫn không giảm sau khi dùng acetaminophen nên gặp bác sỹ ngay
    Liên hệ cho bác sĩ nếu bé:

    • Khó nuốt.
    • Sốt cao và vẫn không giảm sau khi dùng acetaminophen.
    • Đau họng đến nỗi khiến con bạn không thể tự uống nước.
    • Triệu chứng kể trên trở nên nặng hơn và không cải thiện trong vòng 2 tuần.
    Nguyên nhân
    Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là gì?
    Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tay chân miệng là do virus coxsackie A16 và đôi khi là do virus Entero 71 hoặc một số loại virus khác. Các virus này có thể được tìm thấy trong ruột (phân) và chất dịch ở mũi và cổ họng. Chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với chất dịch của người đã bị nhiễm bệnh.

    Nguy cơ mắc bệnh
    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?
    Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm:

    • Độ tuổi: bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.
    • Thường xuyên ở nơi công cộng: vì bện tay chân mệnh là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa người với người nên càng tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
    • Ít vệ sinh cá nhân: điều nãy sẽ giúp virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
    Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

    Điều trị
    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng?
    Hiện không phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm các triệu chứng và chờ đến khi bệnh tự khỏi bằng những phương pháp sau:

    • Dùng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hạ sốt và giúp giảm đau.
    • Súc miệng bằng nước muối ấm (cho ½ muỗng muối vào 1 cốc nước ấm).
    • Uống thuốc kháng acid, và sử dụng gel bôi gây tê có thể làm giảm đau từ các vết loét miệng.
    • Uống nhiều chất lỏng. Chất lỏng rất cần thiết khi cón bạn bị sốt. Các chất lỏng tốt nhất là các sản phẩm sữa. Không uống nước trái cây hoặc nước ngọt có gas bởi vì hàm lượng axit của chúng có thể gây ra đau rát ở vết loét.
    Để tránh lây lan bệnh, hãy sử dụng đồ dùng ăn uống riêng biệt. Đun sôi núm vú sau khi sử dụng. Cách ly trẻ bị bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan

    Phương pháp hạn chế diễn tiến của bệnh tay chân miệng?
    [​IMG]
    Phương pháp đơn giản để phòng tránh bệnh tay chân miệng
    Những việc bạn nên làm đế giúp hạn chế diễn tiến và phòng tráng bệnh tay chân miệng:

    • Vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi thay tã lót.
    • Giặt sạch quần áo bẩn.
    • Nếu các triệu chứng nặng hơn và không có dấu hiệu phục hồi trong vòng 2 tuần nên để trẻ đi gặp bác sỹ
    • Cách ly trẻ bi bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan.
    • Sử dụng acetaminophen hoặc miếng bọt biển ấm tắm khi sốt.
    • Không dùng aspirin để giảm sốt.
    • Đun sôi núm vú bình sữa và đồ dùng ăn uống sau khi sử dụng.
    • Dùng nước muối để súc miệng.
    • Để trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt.
    • Uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm.
    • Nếu trẻ sốt cao hoặc gặp khó khan khi nuốt thức ăn cần đi gặp bác sỹ ngay
    Vệ sinh cá nhân và đồ đạc xung quanh rất hiệu quả trong việc phòng bệnh. Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, nên cho trẻ nghỉ học tại nhà. Đồng thời thông báo cho nhà trường để kịp thời làm vệ sinh trường học, ngăn ngừa mầm bệnh lay lan tiếp cho các trẻ khác. Một số trường hợp bệnh nặng có biến chứng thần kinh cần nhập viện cấp cứu và sử dụng một loại thuốc truyền tĩnh mạch là IVIG.

    Hy vọng các thông tin trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về phòng tránh bệnh, vấn đề chăm sóc và chẩn đoán bệnh chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

    - Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ mà các bậc cha mẹ nên biết để phòng tránh. Xem thêm các bài viết hay về sức khoẻ tại đây:

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nikitaoutlet
    Đang tải...


Chia sẻ trang này