Thông tin: Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi duongmai, 4/12/2014.

  1. duongmai

    duongmai Em là con gái các bác ạ..

    Tham gia:
    28/9/2013
    Bài viết:
    976
    Đã được thích:
    178
    Điểm thành tích:
    83
    Trẻ mắc phải bệnh chân - tay - miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

    Nguyên nhân

    Trẻ mắc phải bệnh tay - chân - miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

    http://********/UploadedMirror/thaoctv/nhu-nhi/chan-tay-mieng.jpg​

    Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh tay - chân - miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.

    Bệnh tay chân miệng dễ lây lan cho nên thường gặp nhất là trong nhà trẻ, các trường mẫu giáo, các nơi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bệnh cũng lây qua tiếp xúc gián tiếp từ các bề mặt bị nhiễm virus như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, ly chén, nắm tay… do người chăm sóc trẻ vệ sinh không đúng cách và cho trẻ vui chơi, sử dụng chung đồ chơi... trong môi trường nhiễm bệnh.

    Triệu chứng

    Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay – chân - miệng.

    Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại.

    http://********/UploadedMirror/thaoctv/nhu-nhi/chan-tay-ming-1.jpg

    http://********/UploadedMirror/thaoctv/nhu-nhi/chan-tay-mieng-2.jpeg​

    Lứa tuổi dễ mắc

    Bệnh tay - chân - miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.

    Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây bệnh tay – chân - miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.

    Phát hiện sớm các biến chứng

    Các biến chứng thường gặp là:

    - Viêm màng não

    - Viêm não màng não liệt mềm cấp

    - Viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Trên cùng một bệnh nhân có thể phối hợp nhiều biến chứng như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim.

    Khi có biến chứng trẻ có các biểu hiện sau: Sốt cao, li bì, quấy khóc, bỏ ăn. khó ngủ, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ; có biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, chân tay run, co giật,…

    Nặng hơn trẻ có thể có nhữngbiểu hiện: co giật nhãn cầu, nôn mửa liên tục, gáy cứng, méo miệng. Nổi vân tím, lờ đờ, kích thích vật vã, yếu tứ chi, hôn mê, mạch nhanh, huyết áp tụt. Các biểu hiện suy hô hấp như thở khò khè, tím, cánh mũi phập phồng.

    Đặc biệt, các biểu hiện ban đầu khi trẻ bị biến chứng viêm não màng não nếu không chú ý rất khó nhận biết vì trẻ chỉ có các biểu hiện như: quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt, hay giật mình, chân tay run, đi đứng không vững, loạng choạng,… Diễn tiến rất nhanh dẫn đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh. Thậm chí khi các nốt phỏng nước trên da đã khô và đóng vảy trẻ vẫn có thể bị biến chứng viêm não màng não.

    Do đó, khi trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng, ngoài các biện pháp chăm sóc, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, cha mẹ, người thân cần luôn chú ý theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu trên để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh diễn biến nặng có thể gây tử vong cho trẻ hoặc nếu có chữa khỏi cũng để lại di chứng nặng nề.

    Cách xử trí

    - Nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol (trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ).

    - Cần tìm hiểu xem môi trường lân cận có ai mắc bệnh không và cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày.

    - Bạn hãy cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

    - Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ăn những loại thức ăn lỏng, mềm.

    - Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ thường xuyên, lưu ý tránh không làm vỡ các bóng nước để không xảy ra nhiễm trùng.

    Khi thấy trẻ có dấu hiệu: trẻ khó ngủ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao, chân tay run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

    Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.

    Phòng ngừa


    - Bản thân người chăm sóc trực tiếp trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ.

    - Vệ sinh sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ có thể nhiễm virus bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng chloramin B 5%.

    - Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chín, uống chín.

    - Hãy cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm.

    Nguồn : Sưu tầm

    Xem thêm :
    Mẹ sinh quá dày hoặc quá thưa, con dễ bị tự kỷ
    6 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi duongmai
    Đang tải...


  2. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

    quan trọng là Bản thân người chăm sóc trực tiếp trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ.
     
  3. dautuongsach

    dautuongsach Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/7/2014
    Bài viết:
    1,455
    Đã được thích:
    254
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

    mình nghĩ tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn là cần thiết nhất
     
  4. phongthuyshop_hn

    phongthuyshop_hn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/12/2014
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

    cháu mình mới 1 tuổi, vừa mới bị chân tay miệng, bé quấy, sốt mấy hôm liền, may mà đi khám mới bị cấp độ 1 nên nhanh khỏi.
     
  5. mexinh12

    mexinh12 Mẹ gấu xinh

    Tham gia:
    3/11/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

    Đúng là phải thường xuyên rửa tay chân cho bé, mấy tháng trước bé nhà mình cũng có biểu hiện gần giống với bệnh này hai vợ chồng lo quá, đi khám may mà không phải, từ đó mình hay rửa tay chân cho bé đẻ giữ vệ sinh
     

Chia sẻ trang này