Thông tin: Bệnh Thủy Đậu: Những Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Biết

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tramy98, 5/4/2021.

  1. tramy98

    tramy98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/3/2021
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Thủy đậu là bệnh da liễu phổ biến ở mọi lứa tuổi, có khả năng lây lan cao trong cộng đồng. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh mau lành và không để lại sẹo. Vì vậy, việc trang bị cho bản thân những kiến thức liên quan đến thủy đậu là điều cần thiết.
    I. Thuỷ đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu?
    • Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm đặc trưng bởi các mụn nước mọc khắp cơ thể. Đặc biệt là các vị trí như: mặt, tay, chân, ngực…
    • Thủy đậu thường gặp trên các đối tượng:
    • Người chưa có miễn dịch với thuỷ đậu: chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vacxin phòng bệnh.
    • Người có hệ miễn dịch suy yếu do thuốc (hóa trị), do ghép tạng hay do bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như ung thư, HIV, viêm gan B...
    • Người đang dùng thuốc steroid để điều trị bệnh.
    • Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là virus Varicella Zoster. Virus xâm nhập vào cơ thể chưa có miễn dịch sẽ gây nhiễm trùng tại chỗ, thường là phổi và mắt. Sau đó, virus vào hệ bạch huyết lan khắp cơ thể và gây nổi mụn nước khắp cơ thể.
    II. Triệu chứng thường gặp của bệnh
    Thủy đậu bao gồm 4 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:
    1. Giai đoạn 1: Ủ bệnh.
    Giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 10 - 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Ở giai đoạn này, cơ thể thường không có thay đổi gì. Đối với người chưa có miễn dịch với virus thủy đậu, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Còn với người đã có miễn dịch đặc hiệu với virus thủy đậu, cơ thể sẽ nhanh chóng xảy ra các phản ứng miễn dịch loại trừ virus ra khỏi cơ thể.
    2. Giai đoạn 2: Khởi phát
    Giai đoạn khởi phát kéo dài trong khoảng 5-10 ngày. Ở giai đoạn này, virus gây nhiễm trùng tại nơi xâm nhập và bắt đầu vào máu. Triệu chứng ở giai đoạn này là biểu hiện của nhiễm trùng:
    • Sốt nhẹ.
    • Mệt mỏi, biếng ăn, buồn ngủ và khó chịu trong người.
    • Cuối giai đoạn này, phát ban nổi lên ở các vùng da trên cơ thể, có thể xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng.
    Những triệu chứng này không đặc trưng cho thủy đậu và dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm, nên cần theo dõi các triệu chứng của bệnh hằng ngày.
    3. Giai đoạn 3: Toàn phát.
    Ở giai đoạn này, virus đã vào hệ bạch huyết và gây bệnh khắp cơ thể với các biểu hiện sau:
    • Triệu chứng nhiễm trùng nặng: sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
    • Triệu chứng điển hình của thủy đậu: nốt phát ban lan ra toàn thân và hình thành mụn nước. Mụn nước to dần và gây khó chịu, ngứa rát.
    4. Giai đoạn 4: Hồi phục
    Hồi phục là giai đoạn cuối của thủy đậu, sau 7-10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh. Mụn nước dần xẹp lại, đóng vảy và da tự phục hồi.
    III. Các con đường lây lan thủy đậu và cách dự phòng.
    1. Các con đường lây lan thủy đậu.
    Thủy đậu có thể lây lan qua 2 đường chủ yếu sau:
    • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hít phải dịch bắn từ đường hô hấp qua ho, nói chuyện hoặc dịch của mụn nước khi vỡ.
    • Tiếp xúc gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị dính dịch của mụn nước hay dịch từ đường hô hấp.
    2. Dự phòng thủy đậu
    • Phòng bệnh đặc hiệu: sử dụng vacxin phòng thủy đậu.
    • Mục đích: kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại thủy đậu. Hầu hết những người được chủng ngừa thủy đậu sẽ không mắc bệnh. Và nếu họ bị thủy đậu, các triệu chứng của họ sẽ nhẹ hơn so với người chưa tiêm phòng bệnh.
    • Lịch tiêm gồm 2 mũi:
    Mũi 1: nên tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

    Mũi 2: Trẻ 1 - 13 tuổi nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 3 tháng. Trẻ trên 13 tuổi nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng.
    • Chú ý: Khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu nhưng bản thân chưa mắc bệnh và chưa tiêm vacxin phòng bệnh, nên tiêm chủng trong vòng 3 ngày kể từ khi mắc bệnh.
    • Phòng bệnh không đặc hiệu:
    • Tiêm globulin miễn dịch: mục đích phòng ngừa thủy đậu ở người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người bệnh thủy đậu.
    Liều lượng: 0,3 ml/kg, tiêm bắp một lần. Liều tiêm dao động trong khoảng 2 - 10 ml.
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thủy đậu và tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng cá nhân của người bệnh.
    • Nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay khi tiếp xúc gần với người bị thủy đậu.
    • Tăng sức sức đề kháng: chú ý chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên, bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus ngay khi mầm bệnh vừa xâm nhập cơ thể.
    IV. Điều trị thủy đậu
    • Nguyên tắc điều trị: tập trung điều trị triệu chứng, tránh bội nhiễm trên da, có thể kết hợp sử dụng thuốc kháng virus trong trường hợp nặng hoặc người bệnh suy giảm miễn dịch.
    • Điều trị cụ thể:
    1. Điều trị thủy đậu thông thường
    • Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ nghỉ học và hạn chế ra ngoài đến khi khỏi bệnh hoàn toàn để tránh lây lan cộng đồng.
    • Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa.
    • Dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt bệnh nhân quá cao: paracetamol. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ bị thuỷ đậu hay mới phục hồi sau thuỷ đậu bởi sẽ gây hội chứng Reye nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
    • Dùng thuốc sát khuẩn để vệ sinh mụn nước hàng ngày như: Dizigone, cồn, povidone iod,....
    Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
    • Lau người bằng nước ấm và khăn sạch.
    • Lựa chọn quần áo thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt để giảm chà xát làm vỡ mụn nước. Chất liệu vải nên sử dụng là lụa và cotton.
    • Khử trùng đồ chơi của trẻ, đồ dùng cá nhân, quần áo của người bệnh bằng dung dịch sát khuẩn.
    • Chế độ ăn thanh đạm, đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước. Kiêng một số thực phẩm làm thuỷ đậu mọc nhiều lên như đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa agrinine, thực phẩm nguồn gốc từ bơ sữa...
    • Đối với các trường hợp thuỷ đậu thông thường, thực hiện đúng các nguyên tắc trên, người bệnh sẽ hồi phục sau 5-7 ngày điều trị.
    2. Điều trị thuỷ đậu nặng, trên nền bệnh suy giảm miễn dịch.
    Dùng thuốc kháng virus acyclovir
    • Mục đích sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ mắc biến chứng cao.
    • Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần/ ngày trong vòng 5 - 7 ngày. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ/ lần.
    • Người bị suy giảm miễn dịch thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10 - 12.5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày .
    • Đối với biến chứng viêm da có mủ do tụ cầu: sử dụng kháng sinh oxacillin (bristopen) hoặc vancomycin.
    • Đối với biến chứng viêm phổi: sử dụng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levofloxacin).
    Lưu ý: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

    V. Những sai lầm cần tránh khi bị thủy đậu
    Thuỷ đậu là căn bệnh phổ biến nên có nhiều kiến thức chữa thuỷ đậu trong dân gian. Nhiều kiến thức không đúng nhưng lại được nhiều người tin tưởng và thực hiện. Một số sai lầm trong chữa trị thủy đậu:
    • Chủ quan trong điều trị thuỷ đậu:
    • Thuỷ đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu điều trị không đúng phác đồ thì bệnh nhân dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
    • Cần theo dõi tiến triển bệnh, khi có dấu hiệu của biến chứng, cần xin chỉ định của bác sĩ.
    • Kiêng nước, kiêng tắm: đây là sai lầm thường gặp trong điều trị thủy đậu.
    • Các mụn nước thủy đậu không được vệ sinh hàng ngày rất dễ bội nhiễm.
    • Người mắc thủy đậu nên lau nhẹ người bằng khăn và nước ấm để đảm bảo vệ sinh.
    • Không nên tắm bằng nước lạnh và ra gió to bởi người bệnh lúc này đang yếu, dễ mắc cảm cúm.
    • Kiêng nhiều loại thực phẩm:
    • Bệnh nhân thủy đậu cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng quá nhiều thực phẩm.
    • Tuy nhiên, một số loại thực phẩm cần kiêng như: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa arginine…
    • Đối với bệnh nhân mọc mụn nước ở niêm mạc miệng, cần kiêng thêm các thực phẩm, hoa quả vị chua và mặn để tránh đau rát, làm chậm thời gian phục hồi.
    • Ngược lại, người bệnh không nổi mụn nước trong miệng nên bổ sung hoa quả chứa nhiều vitamin C, vị chua để tăng sức đề kháng. Ví dụ: cam, táo, ổi, quýt...
    • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tổn thương da chưa hợp lý:
    • Nhiều người cho rằng chỉ mụn nước đã vỡ mới cần vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên, vệ sinh mụn nước chưa vỡ vừa tránh nguy cơ bội nhiễm da vừa thúc đẩy mụn nước nhanh xẹp xuống.
    • Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn: chấm dung dịch sát khuẩn lên mụn nước bằng bông y tế hay bông tẩy trang.
    • Cào gãi lên các nốt mụn, chọc vỡ mụn nước thủy đậu… tăng nguy cơ bội nhiễm da bởi tụ cầu, liên cầu.
    • Hậu quả: kéo dài thời gian điều trị và để lại sẹo lồi, sẹo lõm gây mất thẩm mỹ trên da.
    • Cách hạn chế cào gãi: sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, cắt móng tay hay đeo găng tay cho trẻ.
    Trên đây là một số kiến thức cơ bản về thủy đậu mà bạn cần biết. Nếu còn bất cứ thông tin nào khác cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tối theo số HOTLINE: 19009482 để được giúp đỡ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tramy98
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    mẹ nào có con mắc thì đọc để lưu ý nhé
     

Chia sẻ trang này